Viêm họng vốn là triệu chứng phổ biến liên quan đến đường hô hấp trong thời điểm giao mùa, đặc biệt với trẻ nhỏ. Khi bị đau họng, trẻ thường mệt mỏi, quấy khóc, thậm chí chán ăn do cảm giác đau buốt ở cổ họng khiến trẻ khó nuốt.
Vậy đâu là nguyên nhân thực sự dẫn đến triệu chứng này và cách chăm sóc như thế nào khi trẻ bị viêm họng? Bài viết sau đây được tổng hợp bởi các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh câu trả lời chính xác nhất.
- Viêm họng do cảm lạnh: Trẻ bị cảm thường do lây nhiễm virus từ môi trường bên ngoài. Bệnh này thường xảy ra vào mùa đông, khi thời tiết quá ẩm hoặc quá khô tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển liên tục. Đau họng là triệu chứng xuất hiện trong 24h đầu tiên. Sau đó trẻ sẽ bị ho và sổ mũi.
- Viêm họng do virus tay chân miệng: Bệnh tay chân miệng do một loại virus có tên Enterovirus gây ra, có tính lây lan mạnh, thường phát sinh vào mùa hè và mùa thu. Trẻ bị bệnh này ban đầu có thể bị sốt, đau rát họng, đau miệng sau đó sẽ xuất hiện phát ban. Các vết phồng rộp lở loét trong cổ họng và xung quanh miệng sẽ khiến trẻ khó nuốt.
- Viêm họng do liên cầu khuẩn: Viêm họng liên cầu khuẩn do vi khuẩn Streptococcus pyogenes (liên cầu khuẩn nhóm A) gây ra. Những đối tượng dễ mắc bệnh là trẻ em từ 5 đến 15 tuổi và những người có hệ miễn dịch kém. Bệnh lý này thường xuất hiện vào mùa đông và đầu mùa xuân. Khi bị viêm họng liên cầu, trẻ sẽ thấy đau họng, có mủ trên amidan, khó nuốt, sốt và sưng hạch.
- Viêm họng do Bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng: Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng là một bệnh do virus gây ảnh hưởng đến một số tế bào máu. Bệnh do virus Epstein-Barr (EBV) gây ra, là một thành viên của họ virus herpes. Các triệu chứng chính là đau họng, sốt, sưng hạch bạch huyết lan rộng, amidan có mủ.
- Viêm họng do Hội chứng chảy dịch mũi sau: Hội chứng chảy dịch mũi sau thường do dị ứng phấn hoa hoặc hít thở không khí khô, gây kích ứng mũi và cổ họng tiết chất nhầy để tạo ẩm cho khoang họng và khoang mũi. Dịch tích tụ ở phía sau cổ họng sẽ gây đau họng, ngứa họng.
- Viêm họng do hít thở bằng miệng: Thở bằng miệng thay vì mũi có thể làm giảm nồng độ oxy trong máu, gây nên các bệnh về tim mạch và cao huyết áp. Thông thường, trẻ sẽ thở bằng miệng khi bị ngạt mũi, khó thở. Mũi hoạt động như một bộ lọc không khí, giữ lại các tạp chất có hại. Trong khi đó, nếu trẻ thở bằng đường miệng, các tạp chất, bụi bẩn sẽ trực tiếp đi vào cuống họng và gây viêm.
- Viêm họng do Áp xe Amidan (Nghiêm trọng): Một áp-xe quanh amidan điển hình xuất hiện sau viêm amidan cấp khoảng 5 - 7 ngày. Đặc điểm đau họng trong áp xe quanh amidan là đau lan lên tai khi nuốt, đau nhức vùng góc hàm. Đi kèm theo là sốt 39 - 40ºC, gai rét, rất mệt mỏi, môi khô, lưỡi dày có nhiều giả mạc trắng đục trên bề mặt.
- Viêm nắp thanh quản (Rất nghiêm trọng): Viêm nắp thanh quản là một tình trạng viêm nhiễm tại chỗ xảy ra ở nắp thanh quản và các cấu trúc lân cận như thanh quản, vùng hầu họng. Đây là một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, gây sưng tấy và tắc nghẽn đường hô hấp trên nên có thể dẫn đến ngạt và ngừng hô hấp. Vi khuẩn thường bao phủ khí quản trong quá trình nuốt. Các triệu chứng chính là đau họng dữ dội, chảy nước dãi, khạc nhổ và sốt.
> XEM THÊM:
15 biện pháp tự nhiên giúp điều trị viêm họng
Tuyệt chiêu điều trị viêm họng cấp ở trẻ mẹ nên biết
Bạn cần đặc biệt lưu ý điều gì khi tiếp xúc với người bị viêm họng?
- Khó thở, không thể nói hoặc khóc.
- Xuất hiện các đốm hoặc chấm màu tím hoặc đỏ lan rộng trên da.
- Khó nuốt, khó khạc nhổ.
- Không thể mở miệng.
- Cứng cổ hoặc không thể cử động cổ như bình thường.
- Hơn 8 tiếng không đi tiểu hoặc nước tiểu sẫm màu.
- Khô miệng, khô mắt.
- Sốt trên 40 ° C.
- Thể trạng xanh xao, tái nhợt.
- Có các hạch bạch huyết lớn ở cổ.
- Đau tai, đau xoang (không chỉ tắc nghẽn) xung quanh xương gò má hoặc mắt.
- Sốt kéo dài hơn 3 ngày.
- Sốt trở lại sau khi khỏi hơn 24 giờ.
Nguyên tắc đầu tiên đó là làm sạch họng và thông khoang mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Với viêm họng ở trẻ do virus gây ra, mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt có sự đồng ý của bác sĩ, uống nhiều nước hoặc nước trái cây bù điện giải. Nếu được điều trị tích cực, trẻ sẽ tự khỏi sau khoảng 5 - 7 ngày.
Với viêm họng do vi khuẩn, mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ cho trẻ dùng kháng sinh với liều dùng tối thiểu là 7 ngày, đồng thời điều trị các triệu chứng. Trường hợp trẻ sốt cao và kéo dài cần đặc biệt lưu ý bù điện giải và nước, giúp trẻ nâng cao sức đề kháng và thể trạng. Trẻ cũng cần được theo dõi đề phòng các biến chứng như viêm phế quản, viêm xoang, áp xe thành sau họng, áp xe amidan, ...
- Ra ngoài luôn cho trẻ đeo khẩu trang, tránh nơi đông người, nhiều khói thuốc.
- Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt. Đặc biệt, khi chạy nhảy dưới trời nắng cần có các biện pháp che chắn cẩn thận như mũ, nón, áo chống nắng chuyên dụng cho trẻ.
- Sau khi hoạt động mạnh, nhắc trẻ rửa tay bằng xà phòng tiệt trùng và tuyệt đối để trẻ ráo mồ hôi rồi mới tắm. Khi tắm, cho trẻ tắm với nước ấm, không tắm quá 30 phút và lưu ý lau khô cho trẻ để tránh cảm lạnh đột ngột.
- Khi trẻ ngủ, không nên bật quạt trực tiếp vào vùng mặt của trẻ, nên để quạt hướng vào tường, phía chân.
- Khi sử dụng điều hòa, cần hạn chế cho trẻ ra vào phòng vì sự chênh lệch nhiệt độ sẽ khiến trẻ dễ bị viêm họng. Khi ngủ, cần tránh không cho trẻ nằm ở nơi có luồng gió trực tiếp từ điều hòa. Lưu ý, đối với phòng có điều hòa, nhiệt độ phòng thích hợp cho trẻ là từ 25 – 27 độ C.
- Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên chú ý, cần hạn chế cho trẻ dùng thức ăn, thức uống lạnh như kem, nước đá,... Đồng thời, đảm bảo một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý, cân đối đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng bao gồm đạm, tinh bột, trái cây và rau xanh.
Xem thêm : Chữa ho cho trẻ
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh,... giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng bằng cách thường xuyên đánh răng và súc miệng hằng ngày cũng giúp phòng bệnh hữu hiệu.
- Sử dụng dược phẩm có nguồn gốc sinh học giúp trẻ ôn phế, giữ ấm cơ thể, tăng sức đề kháng và khỏi bệnh thuận tự nhiên.
Thời tiết diễn biến thất thường cùng không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng tạo điều kiện thuận lợi cho viêm họng nói riêng và các bệnh về đường hô hấp nói chung phát triển liên tục. Vì vậy, ba mẹ cần nắm rõ nguyên nhân cũng như cách chăm sóc cho trẻ hợp lý nhất nhé.
Để được hỗ trợ tư vấn chữa trị viêm họng và bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.
Nguồn tài liệu tham khảo từ seattlechildrens.org/
Làm thế nào để cắt, giảm cơn ho cho trẻ là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm hiện nay, đặc biệt khi đang trong thời điểm giao mùa. Liệu thuốc kháng sinh có phải phương án duy nhất để mẹ lựa chọn hay bên cạnh đó còn các phương án khác? Trong bài này, mẹ hãy cùng VHN Bio tìm hiểu về 11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian.
Các câu hỏi đặt ra như sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé loại nào tốt luôn khiến ba mẹ đau đầu, khi hiện nay có hàng trăm loại sản phẩm và các bài viết review quảng cáo vô tội vạ. Trong bài viết này, VHN Bio sẽ gửi tới các mẹ những đánh giá chi tiết từ A-Z về TOP 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ được yêu thích và sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Rôm sảy thường trông giống như những vết mụn nhỏ có màu đỏ hoặc trắng ở trên da. Các bọc mụn này chứa đầy chất lỏng, xuất hiện ở bất kì nơi nào mà cơ thể đổ mồ hôi nhiều như dưới ngực, háng và mặt. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ bị rôm sảy nhất. Cùng các chuyên gia của VHN Bio tìm hiểu rõ hơn về rôm sảy ở dưới đây nhé.
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé