vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Hóa giải nỗi lo trẻ biếng ăn tiêu hóa kém ngày Tết

16/02/2021   1357 lượt xem

Trẻ biếng ăn tiêu hóa kém ngày Tết là một vấn đề đau đầu, nan giải đối với đa số các bậc phụ huynh. Cứ 10 trẻ thì phải đến 6-7 trẻ gặp phải tình trạng này. Vậy làm sao để khắc phục được tình trạng trẻ biếng ăn, rối loạn tiêu hóa sau dịp Tết? Mời bố mẹ cùng theo dõi bài viết sau đây.

 

1. Tại sao trẻ biếng ăn tiêu hóa kém ngày Tết

Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn tiêu hóa kém ngày Tết là do:

- Cha mẹ phải tất bật chuẩn bị vào ngày này, đi chúc Tết người thân và bạn bè nên thời gian biểu sinh hoạt của bé và cả gia đình bị xáo trộn. Đặc biệt là thực đơn ăn uống dịp này cũng không giống như ngày bình thường, nhiều bánh kẹo, mứt Tết, nước ngọt, thịt cá, bánh chưng,... khiến cho các bé không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.

- Trẻ ngủ không điều độ, ăn vặt nhiều hơn ăn chính nên dễ cảm thấy no ngang, không muốn ăn, dần dần dẫn đến tình trạng biếng ăn.

- Thức ăn ngày Tết nhiều đạm, nhiều thịt, ít rau xanh lại thường được cha mẹ tích trữ trong tủ lạnh nhiều ngày nên dễ dẫn đến bệnh về đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn, tiêu chảy, nôn ói...

- Khí hậu mùa đông xuân ẩm thấp cũng là nguyên nhân khiến bé dễ bị bệnh, biếng ăn, biếng chơi, mệt mỏi.

> XEM THÊM:

- Tạm biệt stress vì con biếng ăn với những bí quyết không thể bỏ qua

- “Tất tần tật” những điều bố mẹ cần biết về tình trạng bé biếng ăn

- Các món ăn kích thích trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt mà mẹ nên cho ngay vào thực đơn

2. Cách khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn tiêu hóa kém ngày Tết

2.1. Duy trì thời gian biểu sinh hoạt hàng ngày của con

Trong dịp Tết, trẻ ham chơi nên thường xuyên thức khuya, dậy muộn và ngủ trưa muộn, khiến hệ miễn dịch của con suy giảm. Do vậy, việc duy trì thói quen sinh hoạt hàng ngày cho con là vô cùng quan trọng.

Mẹ cần đảm bảo cho con ngủ tối thiểu 8 tiếng/ngày và ngủ trước 22h. Nên có giấc nghỉ trưa ngắn khoảng 30-60 phút. Trẻ dưới 6 tuổi thì nhu cầu và thời gian ngủ nhiều hơn.

Việc thay đổi giờ giấc ăn uống trong ngày Tết cũng khiến cơ thể bé chưa kịp làm quen. Hệ tiêu hóa vì thế cũng rất dễ bị rối loạn. Cho trẻ ăn đúng giờ và lượng thức ăn vừa phải để cơ thể trẻ hấp thu được tối đa các chất dinh dưỡng cần thiết. Bổ sung thêm nhiều hoa quả và rau xanh giúp bé không bị ngán và được cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất.

Hạn chế để trẻ ăn vặt trước các bữa ăn chính. Nên tập cho bé thói quen uống một ly nước lọc trước khi ăn 30 phút. Đồng thời không nên cho trẻ uống nước ngọt, nước trái cây trong khi ăn.

Mẹ cần chú ý để các bữa ăn chính của bé nên kết thúc trước 19h. Hơn nữa, thời gian cho bé ngủ cần cách bữa ăn ít nhất 2 giờ.

2.2. Duy trì thói quen vận động của trẻ

Thói quen vận động, tập thể dục có liên quan mật thiết với bữa ăn cũng như giấc ngủ của trẻ. Vận động hàng ngày giúp trẻ nhanh có cảm giác đói hơn. Từ đó kích thích vị giác. Trẻ ăn ngon và hấp thu tốt hơn. Ngoài ra, vận động thể dục cũng giúp trẻ có một giấc ngủ ngon và chất lượng hơn.

Đối với trẻ nhỏ, mẹ có thể massage bụng cho bé 10 phút mỗi ngày, sau khi bé tắm hoặc trước giờ ngủ. Điều này mang lại cho các bé sự thoải mái, cũng như hạn chế các vấn đề rối loạn tiêu hóa ở trẻ trong dịp Tết. Mẹ có thể cho bé cùng tham gia các hoạt động trong ngày Tết như đi chợ Tết, Hội chợ Xuân hay cho các bé tập gói bánh chưng Tết. 

2.3. Lên sẵn thực đơn khoa học trong ngày Tết

Ngày Tết cha mẹ thường bận rộn nên sẽ không đảm bảo được chất lượng của bữa ăn. Chính vì thế, mẹ nên lên sẵn thực đơn từ trước ngày Tết, giúp mẹ ước tính một lượng đồ ăn vừa đủ, tránh lãng phí. Mẹ cũng cần chú ý lựa chọn những thực phẩm tươi sạch, đảm bảo chất lượng và tốt cho sức khỏe con trẻ cũng như cả gia đình. Không tích đồ ăn trong tủ lạnh quá lâu để tránh việc thức ăn bị ôi thiu, gây ngộ độc và không an toàn cho con.

Thực đơn hàng ngày của bé cũng cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, cân đối giữa các nhóm chất, nhất là nhóm vitamin và khoáng chất. Đối với trẻ nhỏ, lượng tối thiểu rau xanh và hoa quả tươi mỗi ngày là 200gam.

Mẹ cần đảm bảo cho bé 3 bữa chính trong ngày, thêm 1-2 bữa phụ đảm bảo dinh dưỡng như sữa chua, hoa quả,… Các món ăn này còn giúp kích thích tiêu hóa, chống ngán và chống đầy bụng trong ngày Tết.

Trên đây là những cách giúp mẹ có thể khắc phục được tình trạng trẻ biếng ăn tiêu hóa kém ngày Tết. Nếu có vấn đề gì trong việc chăm sóc con nhỏ, mẹ vui lòng liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. Hoặc tìm hiểu thêm thông qua website: http://vhnbio.vn / Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio

 

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé