Khi bạn ăn một bữa ăn lành mạnh, bạn mong muốn cơ thể của bạn gặt hái những lợi ích của các vitamin và khoáng chất. Nhưng một tình trạng gọi là hội chứng kém hấp thu có nghĩa là cơ thể bạn không thể hấp thu nhiều chất dinh dưỡng từ thực phẩm bạn ăn. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng như đầy hơi và tiêu chảy, đồng thời cũng giải thích lí do tại sao dù đã cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng cơ thể bạn vẫn gầy yếu. Đặc biệt, hội chứng kém hấp thu thường hay gặp ở trẻ em do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, gây ra tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ. Nhiều bậc phụ huynh đã rất băn khoăn trong việc tìm ra nguyên nhân tại sao dù đã cho bé ăn đầy đủ thực phẩm, sữa, rau quả,… mà cơ thể trẻ vẫn thiếu hụt những vi chất dinh dưỡng quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu về hội chứng này để có biện pháp cải thiện cho các bé nhé!
Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng kém hấp thu ở trẻ em, trong đó có thể kể đến như sau:
- Chế độ ăn uống không phù hợp như: Ăn dặm sớm quá, không cho trẻ làm quen từ từ khi tập cho trẻ ăn dặm một loại thức ăn mới, nhất là những loại thức ăn có cấu trúc phân tử phức tạp hoặc tính dị nguyên cao như lòng trắng trứng, các loại hải sản.
Một số nghiên cứu cho thấy trẻ ăn lòng trắng trứng sớm trước 9 tháng tuổi có nguy cơ bị chàm và kém hấp thu cao hơn ở trẻ khác. Ngoài ra, một chế độ ăn không cân bằng về 4 nhóm thực phẩm, ví dụ như quá nhiều dầu mỡ cũng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa và kém hấp thu.
- Rối loạn tiêu hóa: Hiện tượng rối loạn tiêu hóa bao gồm cả hội chứng kém hấp thu có thể do trẻ ăn thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm như thức ăn bị ôi thiu do nhiễm khuẩn, chứa các hóa chất độc hại.
- Sử dụng kháng sinh hoặc một số loại thuốc chữa bệnh dài ngày làm rối loạn hệ vi khuẩn chí có lợi cư trú bình thường ở hệ tiêu hóa.
- Trẻ bị bệnh về đường ruột, hay gặp là tình trạng nhiễm giun sán hoặc các loại ký sinh trùng đường ruột khác.
- Thiếu enzym: Enzym hay các men tiêu hóa bình thường do tuyến nước bọt, gan, tụy, v.v... tiết ra giúp thức ăn được hấp thu dễ dàng. Bệnh lý của tuyến nước bọt, gan, tụy cũng có thể dẫn đến tình trạng kém hấp thu. Một số trẻ bị thiếu men lactoza cũng có thể bị rối loạn tiêu hóa và không dung nạp đường lactose.
- Một số bệnh lý miễn dịch làm tổn thương niêm mạc ruột cũng dẫn đến hội chứng kém hấp thu mà điển hình trong nhóm này là bệnh Coeliac hay còn gọi là bệnh đi tiêu phân mỡ do cơ thể phản ứng với gluten có trong các mầm ngũ cốc khiến tế bào niêm mạc ruột bị teo. Một số bệnh lý miễn dịch khác có thể gặp là bệnh viêm ruột Crohn, hoặc bệnh xơ nang.
- Trẻ bị phẫu thuật cắt đoạn ruột hoặc điều trị bệnh bằng tia xạ cũng có thể bị hội chứng kém hấp thu.
Triệu chứng
Các triệu chứng của hội chứng kém hấp thu gồm:
- Trẻ đi cầu phân lỏng, nhiều nước, lổn nhổn các hạt thức ăn chưa tiêu hóa hết hay còn gọi là đi phân sống, mùi tanh. Quan sát trong bồn vệ sinh sau khi trẻ đi cầu thấy có váng nổi trên mặt nước do mỡ không hấp thu trong phân.
- Trẻ biếng ăn, chậm lên cân hoặc suy dinh dưỡng, chậm phát triển chiều cao.
- Trẻ thỉnh thoảng hoặc thường xuyên bị đau bụng, chướng bụng và sôi bụng.
- Sút cân, mệt mỏi, uể oải, kém linh hoạt.
- Giảm khẩu vị, giảm thèm ăn.
- Trẻ có thể có các biểu hiện thiếu vi chất như: Niêm mạc mắt nhợt nhạt do thiếu máu thiếu sắt; có thể phù ở chân do thiếu B1; đau cơ, chuột rút do thiếu can xi, v.v…
- Những trường hợp kém hấp thu nặng hoặc kéo dài trẻ có thể phù do giảm protein máu, da khô…
Xử trí và chăm sóc
Trước khi nói đến cách xử trí và chăm sóc cần lưu ý một điều là: Trong quá trình phát triển bình thường, thỉnh thoảng trẻ có thể bị tình trạng kém hấp thu trong 1 - 2 ngày do sốt mọc răng hoặc bị một số bệnh như nhiễm siêu vi, viêm đường hô hấp, do tác dụng phụ của vắc xin hoặc thuốc, v.v… và sau đó tự khỏi thì phụ huynh không cần phải lo lắng và xử trí gì đặc biệt.
Khi trẻ có các triệu chứng kém hấp thu không phải do những lý do thông thường nói trên, cần đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và xử trí phù hợp theo nguyên nhân. Những biện pháp chăm sóc dưới đây có thể được áp dụng nhằm góp phần phòng và điều chỉnh tình trạng kém hấp thu ở trẻ.
- Chế độ ăn uống phù hợp: Chế biến thức ăn hợp vệ sinh, phù hợp với lứa tuổi và khẩu vị của trẻ. Cho trẻ ăn với lượng vừa đủ, không ép ăn quá nhiều khiến trẻ sợ ăn, biếng ăn. Thành phần bữa ăn trong ngày cần đủ 4 nhóm thực phẩm.
- Đối với trẻ ở độ tuổi ăn dặm: Mỗi khi cho trẻ bắt đầu một loại thức ăn mới thì nên cho làm quen từ từ, bắt đầu bằng một lượng ít rồi tăng dần. Nếu khi cho trẻ ăn một loại thức ăn mới mà có biểu hiện kém hấp thu thì có thể tạm ngừng và thử lại sau vài tuần.
- Sau một đợt điều trị kháng sinh, ngoài men tiêu hóa do bác sĩ kê đơn, có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua để bổ sung vi khuẩn chí có lợi của đường tiêu hóa.
- Tẩy giun định kỳ cho trẻ trên 24 tháng tuổi.
- Tăng cường vận động: Cho trẻ chơi, tham gia các hoạt động thể chất để tăng sự co bóp của ruột giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn.
- Bổ sung vitamin và men tiêu hóa phù hợp.
Như vậy, hệ tiêu hóa của trẻ đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện dần, nên ba mẹ cần đặc biệt lưu ý chế độ sinh hoạt của các bé để chức năng tiêu hóa được thực hiện một cách đúng nhất.
Để giúp các bậc phụ huynh dễ dàng hơn trong việc chăm sóc con cái, VHN Bio xin giới thiệu với cha mẹ sản phẩm Scumin - Scumin là công thức nâng cấp giúp bổ sung các vi chất thiết yếu và các dưỡng chất quý giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, ăn ngon miệng, tăng cường hấp thu. Scumin là dòng sản phẩm ưu việt với trẻ nhỏ, khác biệt so với các dòng sản phẩm cùng công năng khác trên thị trường:
- Nguồn khoáng vi lượng sinh học hữu cơ có nguồn gốc 100% thực vật.
- Khả năng hấp thu cao, sinh khả dụng cao.
- Không để lại dư thừa trong cơ thể, tự đào thải trong 10h đồng hồ.
- An toàn lành tính, không gây ra tác dụng phụ.
- Hỗ trợ và phục hồi sức khỏe thuận tự nhiên.
- Cải thiện về mùi vị giúp trẻ hứng thú hơn với việc sử dụng sản phẩm.
Để được hướng dẫn sử dụng Scumin đúng tình trạng với liều lượng và liệu trình phù hợp, mời các bậc phụ huynh liên hệ về Hotline 1800.6585 hoặc nhắn tin về Fanpage Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, để được các dược sĩ dày dạn kinh nghiệm tư vấn thêm.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé