Ngày Tết đang đến rất gần, ai ai cũng mong muốn gia đình mình có một năm mới sum họp vui vẻ, khỏe mạnh. Cùng với đó, Tết cũng là dịp có nhiều loại thực phẩm trong nhà. Vì vậy, để đảm bảo cho trẻ có một sức khỏe thật tốt trong và sau Tết, các bậc cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho các bé trong những ngày này. Tùy thuộc vào thể trạng của từng bé mà bố mẹ nên có những kế hoạch chăm sóc và chế độ dinh dưỡng cho các bé phù hợp nhất.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính. Các loại thực phẩm trong ngày Tết sẽ không ảnh hưởng đến bé. Tuy nhiên, để đảm bảo đủ lượng sữa cho con, mẹ cần ăn đúng bữa và đủ chất dinh dưỡng.
Các món ngày Tết thường nhiều đạm, tẩm ướp gia vị và hương liệu. Vì thế, mùi vị của sữa có thể thay đổi nếu mẹ ăn các loại thực phẩm này. Bé sẽ dễ khó chịu và biếng ăn. Do đó, bạn nên hạn chế những món có nhiều tỏi, tiêu,... Một số món như bánh chưng, giò, chả, dưa muối, kiệu muối, các loại hạt.... mẹ cũng không nên ăn nhiều vì có thể gây mất sữa.
Với đồ uống, mẹ cố gắng uống nhiều nước lọc và tránh thức khuya để có đủ sữa cho bé bú, tránh xa các loại trà, cà phê, nước ngọt, nước có ga,... để đảm bảo chất lượng sữa cho con. Mặc dù ngày Tết cả gia đình bận rộn nhưng mẹ cũng nên tôn trọng giờ giấc sinh hoạt của con. Cho bé ăn và ngủ đúng giờ. Khi trẻ đã bước sang độ tuổi ăn dặm, mẹ có thể làm những món chế biến nhanh và vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho bé như: bột sữa, trứng, cháo thịt (bò, lợn) hay rau củ… để tiết kiệm thời gian nấu nướng.
Khi gia đình đi du Xuân ngày Tết, cha mẹ có thể chuẩn bị sẵn thức ăn cho bé. Mẹ nên bổ sung thêm thật nhiều hoa quả trong thời điểm này, ưu tiên chọn các loại: vú sữa, quýt ngọt, đu đủ, xoài cát... là những loại quả mềm, dễ nuốt và nhiều dinh dưỡng. Không nên cho bé ăn hoa quả khi vừa mới bỏ ra khỏi tủ lạnh vì có thể khiến trẻ bị viêm họng.
Các bé lớn hơn thì có thể ăn cùng mâm cỗ Tết với gia đình nhưng cha mẹ vẫn cần phải lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của con.
Các món ăn trong ngày Tết thường là giò chả, bánh chưng, mứt... Đây đều là những món chứa nhiều mỡ, có độ ngọt, chất béo cao. Các món ăn này cũng rất giàu năng lượng, rất dễ gây béo phì cho trẻ, nhất là với bé những bé ăn tốt. Ngoài ra, trẻ đi chúc Tết không tránh khỏi việc ăn nhiều bánh kẹo, mứt Tết. Vì vậy, bạn nên hạn chế cho con ăn vặt hoặc ăn quá nhiều đồ béo. Có thể nấu súp, bún hoặc miến để bé dễ tiêu hóa.
Do Tết cần phải hoạt động nhiều nên cơ thể trẻ cần được bổ sung nước thường xuyên. Mẹ cũng nên hạn chế cho bé uống nước ngọt đóng hộp, các loại nước có ga. Khuyến khích trẻ ăn nhiều hoa quả, nước ép trái cây, sữa chua để bổ sung vitamin và tăng lợi khuẩn đường ruột giúp trẻ tiêu hóa tốt.
Mặc dù trong những ngày này, gia đình có nhiều hoạt động nhưng mẹ cũng nên cố gắng giữ đúng giờ, đảm bảo 3 bữa chính và 2 bữa phụ cho trẻ. Khi đi chúc Tết, cha mẹ có thể mang theo một ít bánh flan, sữa hộp, sữa chua... để cho bé ăn giữa cuộc dạo chơi, thăm hỏi.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý cách bảo quản thực phẩm ngày Tết đảm bảo dinh dưỡng cho bé.
- Với thực phẩm tươi sống: Cần rửa sạch, để ráo nước, phân loại và cho vào túi đựng thực phẩm hoặc các hộp nhựa bảo quản trong ngăn đông. Đến bữa, rã đông vừa đủ các thực phẩm cần sử dụng.
- Với các loại rau củ, trái cây: Rửa và làm sạch những phần bị dập, hư hỏng, để ráo và cho vào túi đựng thực phẩm buộc kín, bảo quản trong ngăn mát. Đặc biệt với trái cây, khi nào ăn mới gọt vỏ, không gọt vỏ trước.
- Với thực phẩm đã nấu chín: Để nguội, cho vào hộp có nắp đậy hoặc sử dụng màng bọc thực phẩm bọc lại và cho vào ngăn mát tủ lạnh.
- Các loại bánh chưng, bánh tét: Cất nơi thoáng mát, không đè hoặc để bất cứ vật gì lên bánh. Tốt nhất nên treo bánh lên.
- Giò, nem, chả: Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Chú ý không nên mua quá nhiều thực phẩm, tránh để lâu ngày gây hư hỏng, khi ăn vào sẽ bị tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm.
Như vậy, với những điều đã cung cấp ở trên, bạn đã có thể đảm bảo cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho con trong ngày Tết để bé khỏe mạnh, giúp gia đình có một cái Tết trọn vẹn và hạnh phúc. Nếu có bất cứ vấn đề gì trong việc chăm sóc con ngày Tết, mẹ vui lòng liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. Hoặc tìm hiểu thêm thông qua website: http://vhnbio.vn / Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio.
Làm thế nào để cắt, giảm cơn ho cho trẻ là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm hiện nay, đặc biệt khi đang trong thời điểm giao mùa. Liệu thuốc kháng sinh có phải phương án duy nhất để mẹ lựa chọn hay bên cạnh đó còn các phương án khác? Trong bài này, mẹ hãy cùng VHN Bio tìm hiểu về 11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian.
Các câu hỏi đặt ra như sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé loại nào tốt luôn khiến ba mẹ đau đầu, khi hiện nay có hàng trăm loại sản phẩm và các bài viết review quảng cáo vô tội vạ. Trong bài viết này, VHN Bio sẽ gửi tới các mẹ những đánh giá chi tiết từ A-Z về TOP 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ được yêu thích và sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Rôm sảy thường trông giống như những vết mụn nhỏ có màu đỏ hoặc trắng ở trên da. Các bọc mụn này chứa đầy chất lỏng, xuất hiện ở bất kì nơi nào mà cơ thể đổ mồ hôi nhiều như dưới ngực, háng và mặt. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ bị rôm sảy nhất. Cùng các chuyên gia của VHN Bio tìm hiểu rõ hơn về rôm sảy ở dưới đây nhé.
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé