
Vi chất dinh dưỡng bao gồm vitamin và khoáng chất, là những dưỡng chất thiết yếu, cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ mỗi ngày nhưng lại có vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng, chức năng miễn dịch, phát triển trí não và nhiều chức năng quan trọng khác. Các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh rằng: Một số vi chất dinh dưỡng còn có vai trò trong việc ngăn ngừa và chống lại bệnh tật.
Cơ thể con người là một cỗ máy phức tạp, thông minh. Để cỗ máy đó hoạt động hiệu quả, khỏe mạnh mỗi ngày thì chúng ta phải thường xuyên nạp năng lượng, nhiên liệu và chịu khó bảo trì, bảo dưỡng bằng các chất dinh dưỡng. Về cơ bản, cơ thể cần 6 nhóm dưỡng chất chính: protein, tinh bột, chất béo, vitamin, khoáng chất và nước. Mỗi nhóm dưỡng chất lại có một vai trò quan trọng khác nhau.
Nếu được hỏi trong 6 nhóm dưỡng chất, cơ thể cần chất dinh dưỡng nào nhất thì rất khó để có câu trả lời chính xác nhất, vì sự thiếu hụt của bất kỳ chất nào cũng đều ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động của cơ thể, khiến các chức năng hoạt động sai lệch hoặc không hết công suất, để kéo dài hoàn toàn có thể dẫn tới các tình trạng bệnh lý. Nhưng nếu được hỏi dưỡng chất dinh dưỡng nào dễ bị thiếu hụt nhất thì chúng ta dễ dàng nhận ra đó là các vi chất dinh dưỡng: vitamin và khoáng chất, những dưỡng chất cơ thể chỉ cần với một lượng nhỏ mỗi ngày. Tại sao lại là vi chất dinh dưỡng? Vì đây là những dưỡng chất rất dễ mất đi trong quá trình chế biến, bảo quản không đúng cách, do chế độ ăn thiếu hụt rau củ quả, hay kém đa dạng về thực phẩm, do chất lượng nguồn thực phẩm hiện nay rất khó kiểm soát, trong khi nguồn đất, nguồn nước là nguồn cung cấp các vi chất dinh dưỡng cho động, thực vật đang gặp tình trạng ô nhiễm phức tạp. Thực trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng đã được các nhà khoa học, các chuyên gia dinh dưỡng nhắc đến rất nhiều qua các báo cáo dinh dưỡng hàng năm, nhóm đối tượng dễ thiếu hụt nhất là trẻ em, bà mẹ mang thai và đang cho con bú.
“Thiếu vi chất dinh dưỡng giống như nạn đói tiềm ẩn” và để “nạn đói” này được giải quyết nhanh nhất thì song song với việc sử dụng nguồn thực phẩm sạch, đảm bảo chất lượng, đa dạng về chủng loại kết hợp với các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng là điều được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích. Vậy làm thế nào để lựa chọn các sản phẩm bổ sung vi chất an toàn? Theo Nhà khoa học, Thạc sĩ, dược sĩ Đinh Thị Thúy Vân – người đã có gần 20 năm nghiên cứu về sinh học phân tử, công nghệ sinh học, hơn chục năm ứng dụng thành công công nghệ sinh học để tạo ra quy trình sản xuất nguồn khoáng hữu cơ sinh học chất lượng cao cho cộng đồng chia sẻ: “Để lựa chọn các dòng sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng hiệu quả, an toàn, đặc biệt là với trẻ em, các bà mẹ mang thai và đang cho con bú, còn để ý 5 tiêu chí: Phân biệt nguồn gốc khoáng chất trong các sản phẩm, hiểu về khả năng hấp thu, sinh khả dụng của từng loại khoáng chất, tiếp sau đó là khả năng đào thải tồn dư vì nhiều loại khoáng khó hấp thu thường để lại dư thừa trong cơ thể; và cuối cùng là tỷ lệ thành phần khoáng chất dinh dưỡng có mặt trong các sản phẩm”.
1. Có những loại khoáng chất nào?
Xét về thành phần cấu tạo, nguồn gốc khoáng thì có thể chia làm 3 loại: Khoáng Vô cơ, Khoáng hữu cơ tổng hợp, Khoáng hữu cơ sinh học.
Ví dụ: Phân biệt nguồn gốc khoáng trên một hộp sản phẩm bổ sung.
- Khoáng vô cơ: Kẽm Sunfate, sắt sunfate, sắt oxid... (Nguồn gốc từ đá, đất sét, đáy biển,…)
- Khoáng hữu cơ tổng hợp: Kẽm Gluconate, sắt gluconate, sắt polymaltose... (Được tổng hợp từ công nghệ hóa học)
- Khoáng hữu cơ sinh học: Kẽm (Từ tinh chất mầm đậu xanh), Sắt (Từ tinh chất mầm đậu đen)... được tổng hợp từ Công nghệ Bio - Organic.
Các khoáng chất có nguồn gốc từ thực vật luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể. Vì suy cho cùng, con người cũng giống như tất cả các loài động vật khác, sinh ra để ăn thực vật, chứ không phải ăn đất!
2. Khả năng hấp thu khoáng chất dinh dưỡng vào cơ thể:
- Khoáng vô cơ: 10 - 15%
- Khoáng hữu cơ tổng hợp: < 30%
- Khoáng hữu cơ sinh học: 90 - 95%
3. Sinh khả dụng
Sinh khả dụng là đại lượng chỉ tốc độ và mức độ hấp thu dược chất từ một chế phẩm bào chế vào tuần hoàn chung một cách nguyên vẹn và đưa đến đúng nơi tác dụng.
- Khoáng vô cơ: Sinh khả dụng thấp
- Khoáng hữu cơ tổng hợp: Cao hơn dạng vô cơ
- Khoáng hữu cơ sinh học: Sinh khả dụng xấp xỉ 100%
4. Khả năng đào thải lượng dư thừa/ Khả năng tích tụ trong cơ thể
- Khoáng vô cơ: Khả năng đào thải lượng dư thừa thấp; khả năng tích tụ trong cơ thể cao. Mặt khác, khoáng vô cơ tích điện dương tương tác với dạ dày tích điện âm nên thường gây ra các tác dụng phụ như nôn, trớ... trong quá trình sử dụng. Đó là lý do tại sao nhiều người bổ sung kẽm, sắt từ các chế phẩm khoáng vô cơ hay gây ra các tác dụng phụ.
- Khoáng hữu cơ tổng hợp: Khả năng hấp thu và sinh khả dụng của khoáng hữu cơ cao hơn khoáng vô cơ nhưng khả năng đào thải dư thừa vẫn thấp, vẫn để lại những tích tụ trong cơ thể.
- Khoáng hữu cơ sinh học: Do khả năng hấp thu và sinh khả dụng cao nên khoáng vô cơ gần như không để lại dư thừa trong cơ thể, lượng dư thừa dễ dàng theo đường bài tiết đi ra ngoài cơ thể. An toàn lành tính ngay cả với bà bầu hay trẻ sơ sinh.
5. Thành phần khoáng chất dinh dưỡng có mặt trong một sản phẩm
Tỷ lệ khoáng chất càng tối ưu thì khả năng hấp thu và sinh khả dụng càng cao. Vì vậy, tỷ lệ của một khoáng chất có tầm quan trọng hơn nhiều so với số lượng trong một sản phẩm.
Một số khoáng chất dinh dưỡng khi kết hợp với nhau theo một tỷ lệ tối ưu có thể tăng khả năng hấp thu, sinh khả dụng nhưng cũng có những khoáng chất dinh dưỡng có thể gây cản trở sự hấp thu của nhau nếu như cùng xuất hiện trong một sản phẩm:
Ví dụ:
- Sự hấp thụ kẽm tăng khi tăng cung cấp protein có nguồn gốc động vật.
- Khi dùng kẽm nên dùng thêm vitamin A, B6 , C và đồng vì chúng làm tăng sự hấp thu kẽm.
- Nếu dùng cả sắt và kẽm thì dùng cách xa nhau, dùng sắt trước, vì sắt sẽ cản trở sự hấp thu kẽm.
- Sắt sẽ hấp thụ trong cơ thể tốt hơn khi kết hợp với Vitamin nhóm B, Vitamin C và đồng…
Các thành phần phụ gia, tạp chất, hương liệu quá nhiều cũng sẽ làm mất đi giá trị, sinh khả dụng của các khoáng chất vi lượng xuất hiện trong sản phẩm.
Việc lựa chọn sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng là một nhu cầu chính đáng để tránh thiếu hụt hoặc bù thiếu cho những người đã thiếu hụt lâu ngày, nhưng để là người tiêu dùng thông thái, hãy tỉnh táo trước mỗi sự lựa chọn của mình, bên cạnh đó cũng cần tham vấn ý kiến của các chuyên gia y tế, chuyên gia dinh dưỡng trước khi quyết định sử dụng. Để tham khảo thêm những kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe thuận tự nhiên, phòng và điều trị bệnh chủ động, các bạn có thể truy cập vào website: https://vhnbio.vn/ để cập nhật những tài liệu mới nhất. Hotline tư vấn sức khỏe, dinh dưỡng: 0247.1060.666 hoặc kết nối với bác sĩ, dược sĩ tư vấn dinh dưỡng tại Fanpage Dinh dưỡng thông minh VHN Bio.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Năm 2020, tỷ lệ trẻ từ 6-59 tháng tuổi thiếu máu do thiếu sắt khoảng 19,6%, cao nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (23,4%) và Tây nguyên (26,3%). Do đó câu hỏi đặt ra là cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn cho trẻ. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng các chuyên gia VHN Bio tìm hiểu qua bài viết này.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là một vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm, thắc mắc. Trẻ chậm tăng cân có thể do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không hợp lý, tình trạng thiếu vi chất, vitamin khiến giảm khả năng hấp thu của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì, hãy cùng VHN Bio tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Hiện nay, dưới thời tiết nắng gắt của mùa hè đa số các bà mẹ lựa chọn cho con nằm trong phòng điều hòa để giúp con tránh khỏi đổ mồ hôi gây khó chịu và rôm sảy cho bé. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sử dụng điều hòa không đúng cách khiến trẻ hay gặp nhiều vấn đề về hô hấp như ho, nghẹt mũi, viêm mũi,...Vì vậy, trước thực trạng đó các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio đã tổng hợp chi tiết những nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm thông qua bài viết dưới đây.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Acid folic hay còn được biết đến là vitamin B9, là một trong những vi chất tham gia vào quá trình hình thành ống thần kinh của thai nhi cũng như tạo hồng cầu. Thuốc bổ sung acid folic trước khi mang thai được khuyến cáo sử dụng trước thụ thai 3 tháng và xuyên suốt thai kỳ. Do vậy để tìm hiểu về cách thuốc bổ sung acid folic trước mang thai một cách khoa học hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây cùng VHN Bio.
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé