
Bé ăn dặm kiểu BLW hay còn được hiểu là ăn dặm do bé chỉ huy. Đây là một kiểu ăn dặm cho phép bé tự ăn ngay từ lúc đầu, rèn cho bé sự chủ động, tự giác và niềm yêu thích với những món ăn mới. Thức ăn được cung cấp cho bé theo phương pháp này thường ở dạng miếng, mềm và dễ bóp. Chi tiết về cách ăn dặm này sẽ được tổng hợp và chia sẻ từ bà Amy Palanjian - Top 100 người ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng năm 2020 do tạp chí New Hope bình chọn, thông qua bài viết dưới đây.
Một trong những lý do hàng đầu mà nhiều mẹ chọn ăn dặm kiểu BLW cho bé đó là phương pháp khá dễ dàng. Trong nhiều trường hợp khác nhau mẹ có thể sửa đổi các loại thực phẩm và không cần phải nấu nướng riêng.
Kiểu ăn dặm này cũng cho phép các bé kiểm soát được những gì cho vào miệng của chúng. Điều này sẽ giúp các bé ăn bằng trực giác tốt hơn ngay từ lúc đầu.
> XEM THÊM:
- Giúp mẹ lên thực đơn ăn dặm cho trẻ
- Thực đơn ăn dặm rau củ cho bé từ A đến Z
- Kinh nghiệm cho trẻ ăn dặm kiểu Mỹ
Theo số liệu của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, một em bé đã sẵn sàng ăn dặm với chế độ BLW khi:
- Trọng lượng cơ thể của bé tăng gấp đôi so với khi mới sinh ra.
- Bé đã có thể ngẩng cao đầu tốt và có thể ngồi dậy mà không cần sự hỗ trợ của mẹ.
- Bé có những dấu hiệu thích thú với thức ăn như với lấy thức ăn, bỏ thức ăn vào miệng…
- Khi mẹ cho bé ăn, bé di chuyển thức ăn trong miệng thay vì nhổ bỏ ra bên ngoài.
Mẹ nên tìm một chiếc ghế cao để em bé được ngồi thẳng với tư thế tốt nhất. Như vậy khả năng kiểm soát cánh tay và bàn tay của bé sẽ được tốt hơn.
Các mẹ nên cho bé ăn dặm kiểu BLW khi bé đã có những dấu hiệu mà chúng tôi đã liệt kê phía trên.
Hãy chuẩn bị cho bé một chiếc ghế cao và có thể điều chỉnh dây đai, chỗ để chân nếu cần.
Mẹ nên lựa chọn một loại thức ăn để bắt đầu và cho bé ăn một loại thức ăn ở một thời điểm nhất định. Khi các bé quấy khóc hoặc quay đầu đi, không muốn ăn nữa mẹ nên dừng lại. Ở trường hợp này mẹ không được tiếp tục ép bé ăn vì có thể làm cho bé sợ đồ ăn.
Nếu như mẹ cho bé ăn thức ăn đặc và bé không có hứng thú thì đừng lo lắng. Mẹ nên cho bé nghỉ ngơi vài ngày và cho ăn lại.
Bắt đầu ăn dặm kiểu BLW hoặc xay nhuyễn đều là cách để trẻ làm quen với thức ăn đặc. Tuy nhiên, nhiều mẹ thường có quan điểm các cách chăm con khác nhau. Do đó, các mẹ có thể làm cả hai cách khi chăm con cũng tốt.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, mục tiêu đầu tiên khi cho bé ăn dặm đó là giúp bé làm quen được với hương vị, có thêm chất dinh dưỡng và trẻ có thể ăn. Mẹ nên tập thói quen cung cấp các loại thực phẩm giàu chất sắt cho bé vì kho dự trữ sắt ở các bé cạn dần khi đến 6 tháng tuổi. Các bé cần được cung cấp nhiều hơn chất sắt trong chế độ dinh dưỡng của mình.
Các mẹ có thể cắt thức ăn có kích thước bằng ngón tay để chúng đủ để bé cầm trong bàn tay nhỏ bé của mình. Nó cũng nên đủ lớn để bé không nhét cả vào miệng mà nhai từng chút một.
Dưới đây là những loại thực phẩm ăn dặm đầu tiên mà các chuyên gia đề xuất cho mẹ:
- Khoai lang nướng.
- Táo nướng bỏ vỏ.
- Bông cải hấp.
- Miếng xoài dày.
- Thịt cừu hoặc thịt bò, miếng lớn cho trẻ ngậm.
- Thịt gà sẫm màu, có xương hoặc cắt thành từng miếng to cho bé.
Mẹ chú ý là các thực phẩm cho bé ăn dặm phải đủ mềm để các bé có thể bóp chúng giữa ngón tay và thưởng thức chúng dễ dàng.
Một số loại thực phẩm các mẹ cần tránh không cho bé ăn để tránh trường hợp ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé:
- Những thực phẩm cứng, dính hoặc giòn như táo, cà rốt sống, các loại hạt nguyên, bánh quy giòn….
- Không thêm muối vào thức ăn của bé quá nhiều.
- Sữa bò không nên cho bé ăn vì nó gây khó tiêu hóa.
- Không nên cho bé thưởng thức mật ong để tránh nguy cơ bị ngộ độc.
- Những thực phẩm dạng siêu trơn có thể khiến cho bé khó chịu, khó cầm nắm để thưởng thức.
Mẹ nên nhớ khi cho bé ăn nên ngồi cùng và quan sát bé. Hãy đảm bảo rằng sự an toàn của bé được tốt nhất.
Xem thêm : trẻ biếng ăn chậm tăng cân phải làm sao
Thông thường, các mẹ nên cắt thức ăn đủ lớn để bé khó có thể đưa toàn bộ vào miệng của chúng.
Mẹ nên cắt thực phẩm có kích thước gần bằng ngón tay. Tránh cắt thành từng miếng nhỏ. Bởi vì trẻ 6 tháng tuổi chưa phát triển khả năng sử dụng các ngón tay của mình. Vì thế, nếu cắt thành miếng nhỏ bé sẽ không nhặt được đồ ăn.
Khi cắt đồ ăn cho bé nhất là những loại thực phẩm trơn mẹ nên rửa sạch và để lại một ít vỏ. Ví dụ như chuối, bơ, kiwi hay xoài… Như vậy sẽ giúp bé cầm nắm tốt hơn.
Trên đây là một số chỉ dẫn ăn dặm kiểu BLW cho bé! Để tìm hiểu kỹ hơn về kinh nghiệm cho bé ăn dặm, chăm sóc sức khỏe của bé cũng như được tư vấn về các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, sức đề kháng cơ thể, mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn / Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé