Việc thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng cần thiết, điển hình là kẽm là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn kéo dài dẫn đến sụt cân, nhẹ ký ở trẻ. Vậy kẽm cho bé biếng ăn bổ sung sao cho đúng? Mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Theo số liệu tổng hợp từ Viện dinh dưỡng Quốc gia, gần 70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, thấp còi ngày càng cao.
Nghiên cứu cho thấy kẽm là nhân tố tham gia vào quá trình hình thành các gai vị giác giúp trẻ có cảm giác ăn ngon miệng tự nhiên. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nguồn cung cấp kẽm chủ yếu đến từ sữa mẹ. Tuy nhiên, hàm lượng kẽm trong sữa mẹ cao nhất là sau khi sinh và giảm dần trong 6 tháng đầu. Trong khi đó, bé biếng ăn chắc chắn không được cung cấp đủ kẽm từ thức ăn. Do vậy, để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé, mẹ cần tăng cường bổ sung kẽm cho bé biếng ăn không chỉ qua chế độ ăn hàng ngày mà còn qua các loại thực phẩm bổ sung khác.
> XEM THÊM:
- “Tất tần tật” những điều bố mẹ cần biết về tình trạng bé biếng ăn
- 15 nguyên nhân trẻ biếng ăn và cách khắc phục
- Con biếng ăn mẹ phải làm sao?
Hiểu được tầm quan trọng của việc bổ sung kẽm cho bé biếng ăn, nhưng bổ sung kẽm sao cho đúng? Hàm lượng bao nhiêu là đủ? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp sau đây:
Theo khuyến cáo của tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì nhu cầu kẽm cho trẻ thay đổi theo từng độ tuổi, cụ thể là:
- Dưới 6 tháng tuổi: 2mg/ngày
- Từ 7 tháng đến 12 tháng: 3mg/ngày
- Trẻ từ 1-3 tuổi: 3mg/ngày
- Trẻ từ 4-8 tuổi: 5mg/ngày
- Trẻ từ 9-13 tuổi: 8mg/ngày
- Từ 14 tuổi trở lên: bé trai 11mg/ngày, bé gái 9 mg/ngày
Mẹ nắm vững lượng kẽm cần thiết theo những cột mốc tuổi của bé để cung cấp đủ cho bé yêu, để bé ăn ngon, tăng cân, phát triển toàn diện về thể chất mẹ nhé!
Trong một số trường hợp, bé cần phải bổ sung lượng kẽm gấp vài lần nhu cầu hàng ngày, thường qua các thực phẩm bổ sung. Mẹ cần tuân thủ đúng liều lượng kẽm mà bác sĩ chỉ định để tránh thiếu hoặc dư thừa kẽm.
Thời điểm bổ sung kẽm cho bé biếng ăn khá quan trọng vì nó có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu và tác dụng không mong muốn của kẽm trên tiêu hóa. Đặc biệt với kẽm vô cơ và kẽm hữu cơ tổng hợp, những loại kẽm này tốt nhất nên được sử dụng khi bụng đói, tức 1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn no. Lý do là vì 2 loại kẽm này ít nhiều có thể xảy ra tương tác với thức ăn, dẫn đến giảm hấp thu và hiệu quả của kẽm. Đồng thời, bụng đói giúp kẽm hấp thu tốt hơn. Tuy nhiên, bé uống kẽm khi đói có biểu hiện quấy khóc, không muốn uống kẽm vì vì chất dinh dưỡng này gây khó chịu cho hệ tiêu hóa. Để hạn chế những khó chịu này, kẽm cho bé biếng ăn có thể được chỉ định sử dụng cùng hoặc ngay sau bữa ăn.
Tuy nhiên, kẽm hữu cơ sinh học ra đời giúp mẹ không cần lo lắng về những vấn đề trên. Bởi nguồn gốc tự nhiên, kẽm sinh học có thể hấp thu gần như hoàn toàn vào cơ thể, không gây kích ứng hệ tiêu. Chúng cũng không bị cản trở hấp thu khi sử dụng cùng bữa ăn. Vì thế mẹ có thể dùng kẽm cho bé biếng ăn bất cứ khi nào.
Thông thường, để các sản phẩm bổ sung kẽm cho bé biếng ăn có tác dụng thường mất khoảng 2-3 tháng. Mẹ cần kiên trì sử dụng theo đúng liệu trình ghi trên nhãn sản phẩm hoặc theo chỉ định của các chuyên gia dinh dưỡng. Đồng thời, mẹ đừng quên xây dựng chế độ dinh ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cho bé để giúp bé phát triển toàn diện nhất.
Các nguồn thực phẩm giàu kẽm mẹ nên bổ sung thêm vào chế độ ăn hàng ngày của bé là:
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Váng sữa, phô mát, sữa chua…là những thực phẩm giàu kẽm cho bé biếng ăn. Khi bé tròn 7 tháng tuổi, hệ đường ruột dần hoàn thiện, mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn sữa chua rồi mẹ nhé. Với phô mát, mẹ nên chế biến thêm vào các món bột/cháo để tăng thêm mùi vị, độ ngậy, béo, vừa giúp bé ăn ngon hơn, vừa giúp bổ sung kẽm cho bé.
- Các loại thịt nạc đỏ: Thịt lợn, thịt bò…Nguồn kẽm từ các loại thịt đỏ rất cao, vì thế, khi bé bắt đầu ăn dặm bột mặn từ 7 tháng tuổi, mẹ hãy xay nhuyễn thịt, cho thêm vào món bột để cung cấp đủ kẽm cho bé khỏe mạnh, đề kháng tốt.
- Các loại hải sản: Cua, tôm hùm, hàu… là những thực phẩm giàu kẽm cho bé biếng ăn mà mẹ không thể bỏ qua. Chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ chỉ nên cho bé tập ăn các loại hải sản có vỏ khi bé tròn 8 tháng tuổi. Tuy nhiên, hải sản rất dễ gây dị ứng cho trẻ nhỏ, mẹ cần quan sát các biểu hiện của bé để kiểm tra bé có bị dị ứng với loại thực phẩm này không mẹ nhé.
- Các loại đậu: Đậu cô ve, đậu nành, đậu phộng…Các loại đậu là nguồn cung cấp kẽm dồi dào, giúp tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên bắt đầu cho bé ăn cháo các loại đậu khi bé được 8 tháng tuổi để tránh khả năng bé bị đầy bụng, khó tiêu.
Mẹ hãy bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm trên vào các món bột, cháo, cơm và thay đổi đa dạng cách chế biến, đa dạng thực đơn để bé hứng thú ăn, ăn ngon và ăn nhiều hơn nhé.
Khi bé biếng ăn đến mức chỉ khóc lóc, phun nhè thức ăn, lắc đầu, kiên quyết không chịu hợp tác ăn…thì mẹ không thể chỉ áp dụng mỗi thực đơn giàu kẽm cho bé. Khi đó, giải pháp tốt nhất là mẹ nên tìm hiểu các loại thực phẩm bổ sung kẽm kết hợp với các vitamin, vi khoáng chất cần thiết, để nhanh chóng cải thiện tình trạng biếng ăn cho bé.
Trên thị trường có rất nhiều các loại thực phẩm bổ sung kẽm cho bé, biếng ăn tuy nhiên để trở thành “mẹ thông thái” trong việc lựa chọn sản phẩm tốt nhất cho bé, mẹ nên dựa theo 3 tiêu chí:
- Phù hợp với độ tuổi của con: các loại thực phẩm bổ sung cho bé đều hướng đến độ tuổi nhất định, do đó trước khi lựa chọn dùng, mẹ nên tìm hiểu sản phẩm có đúng với tháng tuổi của bé không để đem lại hiệu quả sử dụng tốt nhất.
- Mùi vị dễ uống: mùi vị của sản phẩm quyết định rất lớn đến khả năng hợp tác của bé, mẹ nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có mùi, vị đúng với sở thích của bé nhà mình nhé.
- Thương hiệu uy tín: các loại thực phẩm bổ sung được sản xuất theo công nghệ cao, nhà máy hiện đại, thương hiệu uy tín luôn là ưu tiên hàng đầu khi mẹ lựa chọn sử dụng cho bé yêu.
Trên các diễn đàn nuôi con của các mẹ bỉm thông thái, nhiều mẹ đã mách nhau sử dụng cốm Scumin Gold - Kẽm hữu cơ sinh học cho bé để bổ sung cải thiện cho trẻ biếng ăn. Scumin Gold là thành tựu nghiên cứu đúc kết từ 370 Nghiên cứu khoa học, thử nghiệm lâm sàng và bằng sáng chế được Albion Human Nutrition - USA chứng nhận.
- Vi khoáng sinh học có sinh khả dụng gấp 20 lần so với các khoáng thông thường
- Hấp thu gần như 100% và được cơ thể sử dụng tới mức tế bàp
- Không tích trữ, không gây phản ứng phụ với sức khỏe con người
- Không tương tác với các chất dinh dưỡng khác.
Scumin Gold là sản phẩm duy nhất trên thị trường cung cấp bộ tứ vi khoáng thiết yếu cho cơ thể: Kẽm, Selen, Đồng, Mangan giúp trẻ ăn ngon, kích thích tiêu hóa và tăng sức đề kháng tự nhiên. Ngoài ra Scumin Gold còn cung cấp tổ hợp vitamin B, vitamin C theo tỷ lệ vàng nhập khẩu từ Đức giúp tăng cường tiêu hóa và giúp trẻ hấp thu tốt hơn.
Scumin Gold tự hào là sản phẩm đồng hành cùng mẹ chăm sóc sức khỏe trong những năm tháng đầu đời của con. Mọi chi tiết thắc mắc xin vui lòng truy cập Fanpage Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc HOTLINE: 0936.653.545.
Làm thế nào để cắt, giảm cơn ho cho trẻ là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm hiện nay, đặc biệt khi đang trong thời điểm giao mùa. Liệu thuốc kháng sinh có phải phương án duy nhất để mẹ lựa chọn hay bên cạnh đó còn các phương án khác? Trong bài này, mẹ hãy cùng VHN Bio tìm hiểu về 11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian.
Các câu hỏi đặt ra như sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé loại nào tốt luôn khiến ba mẹ đau đầu, khi hiện nay có hàng trăm loại sản phẩm và các bài viết review quảng cáo vô tội vạ. Trong bài viết này, VHN Bio sẽ gửi tới các mẹ những đánh giá chi tiết từ A-Z về TOP 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ được yêu thích và sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Rôm sảy thường trông giống như những vết mụn nhỏ có màu đỏ hoặc trắng ở trên da. Các bọc mụn này chứa đầy chất lỏng, xuất hiện ở bất kì nơi nào mà cơ thể đổ mồ hôi nhiều như dưới ngực, háng và mặt. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ bị rôm sảy nhất. Cùng các chuyên gia của VHN Bio tìm hiểu rõ hơn về rôm sảy ở dưới đây nhé.
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé