Ánh nắng mặt trời chứa rất nhiều tia UV gây hại đến làn da của trẻ và việc sử dụng kem chống nắng là điều rất cần thiết. Vậy dùng kem chống nắng cho bé như thế nào để có hiệu quả? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này.
Kem chống nắng cho bé được hiểu là lớp màng bảo vệ da của trẻ khỏi các tác nhân gây hại từ ánh nắng mặt trời. Trong ánh nắng mặt trời chứa tia UVA và UVB đây chính là hai tác nhân chính gây hại cho làn da của trẻ. Mục đích của kem chống nắng là ngăn ngừa các vết cháy nắng gây đau rát đồng thời ngăn ngừa tác hại của ánh nắng mặt trời có thể gây ung thư da.
Kem chống nắng cho bé thường được sử dụng là kem chống nắng khoáng chất (còn được gọi là kem chống nắng vô cơ hoặc vật lý). Cơ chế hoạt động như một rào cản đối với tia nắng mặt trời. Thành phần của kem chống nắng này chủ yếu là kẽm oxide và titanium oxide được thiết kế để bám trên bề mặt da. Kem chống nắng vật lý có thể phát huy tác dụng ngay khi thoa nhưng lại dễ dàng bị rửa trôi khi gặp nước hoặc mồ hôi.
Kem chống nắng cho bé là gì?
Làn da của trẻ rất mỏng manh, nhạy cảm với ánh nắng, đặc biệt là thành phần tia tử ngoại UVA và UVB. Do đó việc sử dụng kem chống nắng cho trẻ là rất cần thiết bởi:
Mọi đứa trẻ đều cần được chống nắng kĩ càng. Theo học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD) khuyến nghị tất cả trẻ em bất kể màu da nên bôi kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên. Thường xuyên thoa kem chống nắng và hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ làm giảm nguy cơ tổn thương da và giúp da khỏe mạnh hơn.
Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi dùng kem chống nắng cho bé. Bố mẹ có thể bôi kem chống nắng có hàm lượng SPF tối thiểu là 15 trên mặt, mu bàn tay của bé. Đồng thời kết hợp với các biện pháp che chắn, bảo vệ da của trẻ khi ra ngoài như: mặc quần áo dài, đội mũ rộng vành…
Theo học viện Da liễu Hoa Kỳ không nên sử dụng kem chống nắng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Bởi lúc này da của trẻ rất mỏng manh và nhạy cảm với các thành phần có trong kem chống nắng kể cả kem chống nắng vật lý hay hóa học. Vì vậy nên giữ trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi tránh khỏi ánh nắng mặt trời. Khi cần ra ngoài hãy cho bé mặc kín, che tay chân và đừng quên đội mũ có vành.
Trẻ trên 6 tháng tuổi nên dùng kem chống nắng hàng ngày
Để kem chống nắng phát huy tốt hiệu quả nên thoa kem sớm khoảng 15 đến 30 phút trước khi cho trẻ ra ngoài.
Cần thoa lại kem chống nắng cho bé sau mỗi 2 tiếng. Nếu sau khi trẻ tiếp xúc với nước hoặc kem không chống nước thì thời gian thoa lại kem sẽ rút ngắn hơn.
Thoa kem chống nắng toàn thân đảm bảo che phủ các vùng da hở của trẻ
Làn da của trẻ rất mỏng manh và nhạy cảm vì vậy việc lựa chọn một loại kem chống nắng phù hợp chưa bao giờ là dễ dàng. Đừng lo vì hiện nay trên thị trường đã xuất hiện dòng kem chống nắng cho bé Lovin Skin đáp ứng đủ các tiêu chí chống nắng phổ rộng, an toàn và khả năng chống nước tốt. Dưới đây là những ưu điểm nổi bật của Lovin Skin:
Kem chống nắng Lovin Skin an toàn, lành tính cho da bé
Đa phần các loại kem chống nắng cho trẻ đều có thành phần lành tính và có kết cấu mỏng nhẹ có thể dễ dàng rửa trôi bởi nước. Do đó ba mẹ không cần dùng nước tẩy trang để rửa trôi lớp kem chống nắng cho bé.
Kem chống nắng cho bé nên sử dụng thường xuyên để bảo vệ làn da của trẻ. Ngay cả khi thời tiết mát mẻ vì 80% tia UV vẫn gây hại đến làn da của trẻ.
Trong trường hợp bé ở trong nhà, ba mẹ vẫn nên thoa kem chống nắng đều đặn cho bé. Lúc này ba mẹ nên ưu tiên lựa chọn kem chống nắng phổ rộng SPF 30, chỉ số được chứng minh có thể ngăn chặn 97% chỉ số UV.
Khi ba mẹ sử dụng kem chống nắng cho bé bị kích ứng thì nên dừng sử dụng loại kem chống nắng này. Đồng thời nhanh chóng rửa sạch lớp kem chống nắng, nếu tình trạng kích ứng nặng nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để có hướng xử trí sớm nhất.
Có thể thấy việc sử dụng kem chống nắng cho bé là rất cần thiết để bảo vệ làn da của trẻ khỏi tác hại của tia UV. Vì vậy ba mẹ hãy thông thái để lựa chọn sản phẩm kem chống nắng phù hợp cho con mình.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé