vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Kẽm có phải phương pháp điều trị tốt nhất cho cảm lạnh thông thường?

07/11/2020   1712 lượt xem

Một trong các nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học đến từ Đại học Helsinki ở Phần Lan chứng minh rằng, vi khoáng kẽm được sử dụng với một liều lượng cao đã giúp ích đáng kể cho những người mắc các triệu chứng cảm lạnh. Tuy những nghiên cứu này vẫn cần thời gian để nghiên cứu và chứng minh thêm, nhưng đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng cho những trường hợp cảm lạnh thông thường.

 

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Những người bổ sung một lượng kẽm tương đối cao hàng ngày, có tỷ lệ phục hồi tốt gấp 3 lần so với những người không được bổ sung kẽm. Tuy nhiên, các chuyên gia bệnh truyền nhiễm lại có những ý kiến trái chiều. Một chuyên gia lưu ý rằng, kết quả này cần phải có thời gian để kiểm chứng thêm. Tiến sĩ Prints Tosh – chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Mayo, Minnesota cho biết: “Chỉ nên tin vào một phần của sự việc”

Một nhóm nhà khoa học khác lại ghi nhận sự thành công của nghiên cứu cũng như cho biết rằng, nó không gây hại gì và thực sự là một lựa chọn tốt. Vậy kẽm có thực sự là phương pháp điều trị tốt nhất cho cảm lạnh thông thường?

1. Kết quả nghiên cứu đã được tổng hợp như thế nào?

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu tại Đại học Helsinki đã thực hiện một phân tích tổng hợp của ba thử nghiệm, được kiểm soát ngẫu nhiên liên quan đến viên ngậm kẽm acetate. Các bệnh nhân trong nghiên cứu đó đã uống khoảng 80-92 mg kẽm mỗi ngày sau khi bắt đầu các triệu chứng cảm lạnh. Những liều đó cao hơn đáng kể so với liều khuyến cáo là 11mg cho nam và 8mg cho nữ, mỗi ngày.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, trong những nghiên cứu khác người tham gia sử dụng liều hằng ngày từ 100-150 mg trong nhiều tháng mà không có tác dụng phụ nghiêm trọng.

Họ cho biết trong phân tích của mình, 70% người uống kẽm đã khỏi bệnh sau 5 ngày so với 27% những người tham gia không sử dụng. Họ cho biết, viêm ngậm kẽm có hiệu quả ở tất cả mọi người, bất kể tuổi tác, giới tính, chủng tộc, dị ứng hay mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh.

“Với bằng chứng mạnh mẽ về hiệu quả và nguy cơ tác dụng phụ thấp, bệnh nhân cảm lạnh thông thường có thể được khuyến khích thử viên ngậm kẽm acetate không quá 100 mg kẽm mỗi ngày để điều trị cảm lạnh” – Theo tiến sĩ Harri Hemila, từ Đại học Helsinki ở Phần Lan.

> XEM THÊM:

- Làm sao để nhận biết cơ thể có thiếu kẽm hay không?

- Tại sao gừng hỗ trợ điều trị cảm lạnh hiệu quả?

- Tất tần tật những điều cần biết về ho

2. Những tuyên bố trên liệu có thuyết phục?

Tiến sĩ Tosh hơi nghi ngờ về phân tích này. Ông cho biết, kẽm đã được nghiên cứu như một phương thuốc chữa cảm lạnh từ lâu và kết quả cho ra rất đa dạng. Ông cũng lưu ý rằng, liều cao kẽm có thể có hiệu quả trong thời gian ngắn, nhưng ông lo ngại về một số độc tính lâu dài. Theo ông, nghỉ ngơi và bổ sung nước vẫn là cách chữa cảm lạnh tốt nhất. Không nên chỉ sử dụng kẽm thay vì kết hợp với chăm sóc bản thân.

Còn theo nhà khoa học Hawkins, cô đồng ý rằng một phân tích vẫn chưa đủ để đưa ra kết luận cụ thể: “Đây là một nghiên cứu hấp dẫn và nó cần được nghiên cứu thêm”. Cô cũng lưu ý rằng, hiện nay có rất nhiều chủng virus khác nhau gây nên các tình trạng cảm lạnh cũng khó điều trị hơn. 

3. Kết luận

Mặc dù vẫn còn nhiều ý kiến bàn luận xoay quanh vấn đề: “Kẽm có phải phương pháp điều trị tốt nhất cho cảm lạnh thông thường?”, nhưng không thể phủ nhận vai trò của kẽm đối với cơ thể. 

Kẽm là thành phần thiết yếu của nhiều loại protein, đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phân chia tế bào. Kẽm tham gia vào việc hình thành các tổ chức, phát triển cơ thể như tạo tế bào máu, tái cấu trúc tim, tạo tế bào mỡ, duy trì tế bào gốc, phát triển hệ xương và cơ trơn, tái tạo các tế bào thần kinh võng mạc… Kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể chống lại các nguy cơ bệnh tật. Chính vì vậy, cơ thể cần được cung cấp đầy đủ hàm lượng vi chất Kẽm trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. 

Hi vọng với những thông tin trên, bạn đã có thêm cho mình những kiến thức về vi chất kẽm và bổ sung thêm kẽm trong chế độ dinh dưỡng của mình. Để được hỗ trợ tư vấn sức khỏe dinh dưỡng cũng như lựa chọn những sản phẩm giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng tốt nhất, hãy kết nối ngay với các bác sĩ, dược sĩ tư vấn của VHN Bio thông qua Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, bạn có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Nguồn tài liệu tham khảo từ healthline.com

 

Bài viết liên quan

MÁCH MẸ 05 GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM VIÊM PHẾ QUẢN CHO BÉ

Viêm phế quản là tình trạng viêm đường thở trong phổi, gây ra ho và sản xuất chất nhầy. Bệnh hay xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi,  thời tiết lạnh giá này chính là cơ hội tốt để virus xâm nhập vào cơ thể bé gây bệnh. Đặc biệt, các mẹ có con nhỏ đang bị nhiễm phế quản cần lưu ý những giải pháp trị dứt điểm cũng như phòng viêm phế quản tái phát  cho con nhé.

 

Chuyên gia hướng dẫn: Cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Năm 2020, tỷ lệ trẻ từ 6-59 tháng tuổi thiếu máu do thiếu sắt khoảng 19,6%, cao nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (23,4%) và Tây nguyên (26,3%). Do đó câu hỏi đặt ra là cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn cho trẻ. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng các chuyên gia VHN Bio tìm hiểu qua bài viết này.

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là một vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm, thắc mắc. Trẻ chậm tăng cân có thể do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không hợp lý, tình trạng thiếu vi chất, vitamin khiến giảm khả năng hấp thu của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì, hãy cùng VHN Bio tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

05 nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Hiện nay, dưới thời tiết nắng gắt của mùa hè đa số các bà mẹ lựa chọn cho con nằm trong phòng điều hòa để giúp con tránh khỏi đổ mồ hôi gây khó chịu và rôm sảy cho bé. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sử dụng điều hòa không đúng cách khiến trẻ hay gặp nhiều vấn đề về hô hấp như ho, nghẹt mũi, viêm mũi,...Vì vậy, trước thực trạng đó các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio đã tổng hợp chi tiết những nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm thông qua bài viết dưới đây.

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé