vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Kẽm có trong thực phẩm nào thì an toàn với trẻ nhỏ?

22/12/2022   589 lượt xem

Kẽm là một vi khoáng cần thiết cho sự duy trì và phát triển cơ thể, đặc biệt là ở trẻ em. Vì cơ thể không tự dự trữ được kẽm nên việc bổ sung kẽm đầy đủ và thường xuyên sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể trẻ thực hiện tốt các chức năng của mình.

Nếu em bé của bố mẹ ăn uống tốt và hợp tác, thì bố mẹ hoàn toàn có thể lựa chọn các thực phẩm giàu kẽm để sắp xếp vào bữa ăn cho con. Trong trường hợp, bé ỏng eo, lười ăn, kén ăn, bỏ bữa… khiến lượng ăn không đáp ứng đủ về lượng và chất, bố mẹ có thể lựa chọn các thực phẩm bổ sung kẽm cho bé. Kẽm có trong thực phẩm nào thì an toàn với trẻ nhỏ? Câu hỏi này sẽ được các chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Bổ sung kẽm cho bé từ các loại thực vật

Kẽm có trong các loại thực vật được các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định là  an toàn bậc nhất với trẻ nhỏ. Bố mẹ có thể bắt đầu lựa chọn những loại thực phẩm này để cung cấp kẽm cho bé ngay từ giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm. Những nguồn kẽm thực vật khá gần gũi, dễ tìm, dễ chế biến và giá cả hợp lý với mọi gia đình.

1.1. Các loại đậu

Hầu hết các loại đậu đều chứa một hàm lượng kẽm đáng kể. Ví dụ như trong cùng 100g thì đậu hà lan chứa 4mg kẽm; đậu tương (đậu nành) chứa 3,8mg kẽm; đậu lăng chứa 3mg kẽm; đậu xanh chứa 1,1mg kẽm… Các loại đậu cũng là một nguồn protein và chất xơ tuyệt vời và chúng có thể được thêm dễ dàng vào món súp, món cháo ăn dặm cho bé. 

Trong một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại đậu khi được ngâm hoặc nảy mầm trong điều kiện phù hợp về độ ẩm, ánh sáng có thể làm tăng tính hấp thụ, sinh khả dụng của khoáng chất này.

> XEM THÊM:

- Những điều bạn cần biết về vi khoáng kẽm để có một cơ thể khỏe mạnh

- 5 Tiêu chí mẹ cần biết khi lựa chọn sản phẩm bổ sung kẽm cho bé

- Kẽm sinh học là gì? Sự thật về kẽm sinh học hữu cơ bố mẹ cần biết!

1.2. Các loại hạt

Hạt là loại thực phẩm bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn uống và có thể giúp tăng lượng kẽm cho trẻ. Tuy nhiên, mỗi loại hạt lại có lượng kẽm khác nhau. Ví dụ như: lạc chứa 1,9mg kẽm; hạt kê chứa 1,5mg kẽm… trong 100g hạt. Ngoài việc tăng lượng kẽm, hạt còn góp phần bổ sung chất xơ, chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất.

1.3. Các loại ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, quinoa, gạo và yến mạch đều có chứa kẽm. Tuy nhiên, ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều phytate, một yếu tố làm giảm khả năng hấp thụ kẽm của trẻ. Nhưng ngũ cốc lại là “một nhà kho” chứa đầy đủ các dưỡng chất như chất xơ, vitamin B, magie, sắt, phốt pho, mangan và selen. 

1.4. Các loại rau xanh và củ quả

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau xanh và củ quả cũng là nguồn cung thực phẩm chứa nhiều kẽm mà không phải ai cũng biết. Một số loại rau củ chứa nhiều kẽm như củ cải là 11mg; cùi dừa già là 5mg; hành tây là 1,43mg; khoai lang là 2mg; cà rốt vàng và đỏ là 1,11mg; rau ngót là 0,94mg; rau cải xanh là 0,9mg; măng chua là 1,1mg; bắp ngô là 1,4mg…

2. Hải sản và các loại thịt nào giàu kẽm cho bé

Hải sản và các loại thịt là hai loại thực phẩm giàu kẽm dễ tìm dành cho bé. Bố mẹ cần biết hàm lượng kẽm trong các loại thực phẩm này và độ tuổi phù hợp để cho bé ăn, tránh tình trạng dị ứng hay không thể dung nạp được, ảnh hưởng đến tiêu hóa của bé.

2.1. Các loại hải sản

Một số loài có vỏ như hàu, cua, tôm, sò, hến,vv...là loại thực phẩm nhiều kẽm và ít calo. Những loại này có thể dùng cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ 8. Trung bình 100g hàu chứa 32 mg kẽm (6 con to vừa chứa khoảng 76,7mg kẽm); còn sò chứa 13,4 mg kẽm; tôm chứa 1,77mg kẽm; cua bể chứa 1,4 mg kẽm… Khi chế biến các thủy hải có vỏ cần nấu chín hoàn toàn để tránh ngộ độc thực phẩm, nhiễm giun sán. Khi cho trẻ làm quen, cần ăn với lượng nhỏ để xem có dị ứng hay không rồi tăng lượng dần theo khẩu phần ăn của bé.

2.2. Các loại thịt giàu kẽm cho bé

Thịt là một nguồn thực phẩm cung cấp kẽm tuyệt vời, đặc biệt là thịt đỏ, bao gồm thịt bò, thịt cừu và thịt lợn. Ví dụ như: thịt cừu chứa 2,9 mg kẽm, thịt heo nạc chứa 2,5mg kẽm, thịt bò chứa 2,2mg kẽm… Đồng thời, các loại thịt đỏ còn giàu chất béo, chất đạm, calo, sắt, vitamin B… mang đến nhiều lợi ích sức khỏe của trẻ. Khi cho bé ăn dặm các loại thịt đỏ, bố mẹ cần lưu ý: thịt lợn phù hợp với trẻ từ 6 tháng; thịt gà, thịt bò, thịt cừu… phù hợp với bé từ 8 tháng tuổi.

3. Các nhóm thực phẩm khác cung cấp kẽm cho trẻ

Ngoài các loại thực vật, hải sản hay các loại thịt, bố mẹ cũng có thể tìm thầy kẽm ở trong những thực phẩm như: Trứng, sữa, sô cô la đen…

3.1. Trứng

Trong các loại trứng, lòng đỏ trứng gà giàu kẽm nhất với 3,7 mg kẽm. Bên cạnh đó, nó còn dồi dào các chất béo lành mạnh, chất đạm, calo, các vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin B, selen, choline…

3.2. Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa tươi và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua ít béo cũng chứa một lượng kẽm phong phú và cơ thể dễ dàng hấp thụ. Trong đó, phô mai chứa khoảng 28% đơn vị, sữa tươi chứa 9% đơn vị kẽm, sữa chua ít béo chứa 9% (1mg kẽm). Chưa kể, nhóm thực phẩm này còn chứa nhiều các dưỡng chất khác như canxi, vitamin D, chất đạm, chất béo…

3.3. Sô cô la đen

Chocolate đen là thực phẩm giàu kẽm. Trong 100g chocolate đen chứa khoảng 3,3mg kẽm. Dù vậy, nó cũng chứa nhiều calo nên bạn cần cân nhắc khi lựa chọn chocolate làm thực phẩm cung cấp kẽm cho trẻ.

4. Lựa chọn thực phẩm bổ sung kẽm sinh học hữu cơ cho bé 

Bên cạnh việc lựa chọn các loại thực phẩm bổ sung kẽm cho bé trong chế độ ăn hằng ngày, bố mẹ cũng có thể xem xét việc lựa chọn các thực phẩm bổ sung kẽm sinh học hữu cơ cho bé. Vì không phải lúc nào bố mẹ cũng có thể dành toàn thời gian để tìm kiếm và chuẩn bị các bữa ăn đầy đủ dưỡng chất cho con, chưa kể đến trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng, không cung cấp đủ lượng dưỡng chất cho bé. 

Bên cạnh đó, khả năng hấp thu dinh dưỡng của mỗi đứa trẻ là khác nhau, cũng ảnh hưởng đến việc hấp thu đủ kẽm từ bữa ăn hằng ngày là hoàn toàn khác nhau. Nhiều bố mẹ phản ảnh con ăn uống tốt nhưng vẫn thiếu chất, đề kháng kém, hay ốm vặt, chậm tăng cân.

Việc bổ sung 1 gói kẽm sinh học hữu cơ Scumin với hàm lượng 2,5g trong đó có 5 mg kẽm và nhiều dưỡng chất thiết yếu khác giúp trẻ cải thiện vị giác, ăn ngon miệng, tăng cường sức đề kháng, giảm tình trạng ốm vặt, hay mắc bệnh vặt khi giao mùa. Giải pháp này không chỉ mang lại sự tiện lợi, tiết kiệm về thời gian, tiền bạc cho bố mẹ, mà còn hoàn toàn an toàn, lành tính với trẻ nhỏ.

Các chuyên gia dinh dưỡng đã chứng minh rằng kẽm sinh học hữu cơ  với nguồn gốc từ tinh chất mầm đậu xanh trong cốm ăn ngon Scumin có khả năng hấp thu lên đến 95%, gấp 3,5 lần các loại kẽm hữu cơ tổng hợp thông thường, nên hiệu quả đến nhanh hơn, cũng như không để lại tồn dư trong cơ thể non nớt của  trẻ nhỏ.

Về liều lượng bổ sung kẽm hữu cơ sinh học cho bé như thế nào là phù hợp, bố mẹ vui lòng liên hệ các bác sĩ, dược sĩ tư vấn của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua website chính thức: https://vhnbio.vn/Fanpage chính thức: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio.  

Để biết thêm thông tin chi tiết về Scumin, bố mẹ có thể liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 / Zalo 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.

 

Bài viết liên quan

Acid folic cho bà bầu: Mách mẹ thời điểm vàng để bổ sung

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Acid folic là một vi chất cực kỳ quan trọng cho sức khỏe của phụ nữ có thai cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi. Do đó, các mẹ bầu rất quan tâm đến vấn đề bổ sung acid folic trong thai kỳ, tuy nhiên không phải ai cũng biết bổ sung vi chất này sao cho an toàn và hiệu quả nhất. Vậy bổ sung acid folic cho bà bầu như thế nào mới đạt hiệu quả tốt nhất, hãy cùng các chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Acid folic: Tất tần tật những điều cần biết để bổ sung hiệu quả nhất

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.

Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe đến thuật ngữ “acid folic”, một dưỡng chất vô cùng quan trọng với cơ thể, đặc biệt là với phụ nữ và trẻ nhỏ. Vậy acid folic là gì, có vai trò ra sao, nếu thiếu acid folic sẽ dẫn đến hậu quả gì,... bạn đã nắm rõ chưa? Hãy cùng chuyên gia dinh dưỡng nhà VHN Bio tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!  

Thiếu máu ăn gì? Bật mí 15 siêu thực phẩm bổ máu 

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Thực phẩm bổ máu không những giúp phòng ngừa mà còn hỗ trợ cải thiện tốt tình trạng thiếu máu. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết thiếu máu ăn gì, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây. Các chuyên gia VHN Bio sẽ bật mí cho bạn 15 siêu thực phẩm bổ máu nên ăn mỗi ngày.   

Cách uống sắt - canxi - DHA cho bà bầu sao cho đúng và hiệu quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Sắt - canxi - DHA được biết đến là bộ ba dưỡng chất thiết yếu cho mẹ bầu trong quá trình mang thai. Các bác sĩ hay các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến cáo mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ để cung cấp dinh dưỡng cho sức khỏe của mẹ, cho sự hình thành và phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Vậy cách uống sắt - canxi - DHA cho bà bầu như thế nào mới đúng và hiệu quả, hãy theo dõi ở bài viết dưới đây nhé!

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé