vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Không bao giờ là quá muộn để giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh

15/11/2020   2055 lượt xem

Bố mẹ nào cũng luôn muốn con mình ăn những thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng nhất. Tuy nhiên, bé mới là người quyết định mình sẽ ăn bao nhiêu, ăn rất nhiều hay chẳng ăn gì. Có những trẻ ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít, dẫn tới béo phì hoặc suy dinh dưỡng. Điều này khiến bố mẹ lo lắng và không biết phải làm thế nào rèn luyện thói quen ăn uống lành mạnh cho bé, để bé luôn khỏe mạnh và vui vẻ. Ba mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây của VHN Bio nhé! 

 

1. Ăn uống lành mạnh quan trọng như thế nào với trẻ?

Việc tạo thói quen ăn uống lành mạnh giúp trẻ phát triển thể chất khỏe mạnh hơn, duy trì cân nặng hợp lý, ổn định tâm trạng, tinh thần minh mẫn và tránh được nhiều vấn đề sức khỏe. Một chế độ ăn uống lành mạnh ảnh hưởng sâu sắc tinh thần và cảm xúc của bé, hỗ trợ ngăn ngừa các chứng trầm cảm, lo lắng, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt và ADHD (bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý). Ăn uống đầy đủ không chỉ giúp trẻ tăng trưởng và phát triển tốt, mà còn đóng một vai trò quan trọng giảm nguy cơ tự tử. Nếu trẻ được chẩn đoán có vấn đề về sức khỏe tâm thần, một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bé kiểm soát các triệu chứng và lấy lại năng lượng cân bằng. 

Điều quan trọng cần nhớ, trẻ không tự nhiên sinh ra đã thèm ăn khoai tây chiên và bánh pizza, không thích bông cải xanh và cà rốt. Điều này dĩ nhiên có thể xảy ra khi chúng tiếp xúc ngày càng nhiều với thực phẩm không lành mạnh. Tuy nhiên, ba mẹ hoàn toàn có thể “rèn lại” sở thích ăn uống của con, tạo cho con niềm yêu thích các thực phẩm lành mạnh từ khi còn bé, dành thời gian quan sát điều chỉnh khẩu phần ăn hợp lý phù hợp với từng giai đoạn, giúp con phát triển thật khỏe mạnh và cân đối.

Ba mẹ thường băn khoăn không biết liệu con mình có đang nạp vào cơ thể đủ chất hay không, liệu con có đang ăn quá nhiều hay quá ít so với lứa tuổi của mình. Trên thực tế, khẩu vị của trẻ có thể thay đổi mỗi ngày. Đôi khi, bé có thể muốn ăn rất nhiều, chỉ cần bố mẹ cung cấp đầy đủ thức ăn lành mạnh cho con. Nhưng cũng có những lúc con chẳng muốn ăn gì. Lúc này, bố mẹ đừng nên quá lo lắng vì tới bữa ăn tiếp theo hoặc thậm chí sang ngày tiếp theo, con lại có thể ăn uống bình thường trở lại.

> XEM THÊM:

- Thế nào là một chế độ ăn uống lành mạnh?

- Những điều cần biết về ăn dặm giai đoạn đầu của trẻ

- “Tất tần tật” những điều bố mẹ cần biết về tình trạng bé biếng ăn

2. Tạo dựng những thói quen tốt cho trẻ

Dù trẻ đang ở độ tuổi mới biết đi hay thiếu niên, chúng đều sẽ hiểu bản thân mình nhất, thích ăn gì và ăn như thế nào. Điều mà ba mẹ cần làm đó là khuyến khích con tập những thói quen ăn uống tốt cho sức khoẻ của chúng. 

- Tập trung vào chế độ tổng thể hay vì thực phẩm cụ thể: một ngày ăn đủ 3 bữa chính, mỗi bữa ăn cần đầy đủ 4 nhóm thực phẩm - nhóm bột đường (chủ yếu từ các loại ngũ cốc), nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đỗ...), nhóm chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật), nhóm vitamin và khoáng chất (các loại rau, củ, quả...). Thức ăn nên được nấu vừa đủ và nấu chín theo từng bữa. Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn. 

- “Làm gương" để con noi theo: trẻ có năng lực quan sát rất tốt. Chúng sẽ quan sát và bắt chước theo hành động của ba mẹ. Vì vậy, đừng bắt con ăn rau trong khi ba mẹ gặm khoai tây chiên.

- Nấu ăn ở nhà nhiều hơn: đồ ăn nhanh hay các bữa ăn ở nhà hàng thường chứa nhiều đường và chất béo không lành mạnh. Vậy nên, ăn ở nhà vẫn luôn an toàn, lạnh mạnh nhất với sức khoẻ của con. 

- Đừng biến bữa ăn thành “chiến trường": hãy để con ngồi một chỗ ổn định khi ăn. Điều này không chỉ tốt cho quá trình tiêu hoá, tránh đau dạ dày mà còn giúp các mẹ tránh việc phải cho con “ăn rong".

- Cho trẻ đi mua sắm và cùng tham gia vào quá trình chuẩn bị bữa ăn: giúp trẻ mở mang kiến thức về các loại thực phẩm khác nhau và cách đọc nhãn thực phẩm

- Tự chuẩn bị đồ ăn nhẹ lành mạnh: trái cây, rau, nước, sữa, nước ép trái cây nguyên chất luôn là những món ăn vặt tốt cho sức khỏe của trẻ. Thay vì khoai tây chiên nhiều dầu mỡ, hãy nấu “khoai tây chiên” trong lò nướng không dầu. Thay vì đưa bé đi ăn gà rán, hãy chọn gà nướng ít gia vị. Thay vì cho bé ăn bánh ngọt nhiều đường, mẹ có thể thay đường kính/đường bột bằng đường cỏ ngọt/đường ăn kiêng.

- Để bé ăn vừa đủ: đừng nấu quá nhiều tránh lãng phí thức ăn, cũng đừng nhồi nhét bắt bé phải ăn nhiều vì hệ tiêu hoá của trẻ vẫn còn rất yếu, dạ dày cũng chưa phát triển hết.

- Nạp cho bé một bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng, giàu protein: sẽ giúp bé có trí nhớ tốt hơn, năng lượng tích cực, kiểm soát cân nặng tốt hơn. Ngũ cốc, sữa chua, bánh mì, trứng, thịt hoặc cá sẽ là những thực phẩm lành mạnh phù hợp cho bữa sáng của con. 

3. Cân bằng đường và tinh bột trong chế độ ăn của trẻ

Carbohydrate (tinh bột) đơn giản hoặc tinh chế như đường và ngũ cốc tinh chế đã bị loại bỏ hết chất xơ và chất dinh dưỡng (gồm bánh mì trắng, bột bánh pizza, mì ống, bánh ngọt, bột mì trắng, gạo trắng và nhiều loại ngũ cốc ăn sáng). Loại carbohydrate này nếu ăn nhiều có thể gây ra đột biến nguy hiểm về lượng đường trong máu, gây tăng động, rối loạn tâm trạng, tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường loại 2 và thậm chí là hành vi tự tử ở thanh thiếu niên, làn da kém sắc.

Mặt khác, carbohydrate phức tạp thường có nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ được tiêu hóa chậm, cung cấp năng lượng lâu dài hơn. Chúng bao gồm lúa mì nguyên hạt hoặc bánh mì nguyên cám, ngũ cốc giàu chất xơ, gạo lứt, đậu, các loại hạt, trái cây và rau không chứa tinh bột.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hội chứng béo phì khiến ít nhất 2,8 triệu người trưởng thành tử vong mỗi năm, chưa kể một tỉ lệ lớn mắc các bệnh như tiểu đường, tim mạch, ung thư. Ngoài ra, hiện có hơn 40 triệu trẻ em dưới năm tuổi bị thừa cân. Ăn nhiều đường gây sâu răng và chi phí điều trị sâu răng cũng khá tốn kém, chiếm 10% ngân sách chi cho ngành y tế tại các nước công nghiệp.

Để cân bằng lượng đường trong khẩu phần ăn của cả bé và gia đình, các mẹ nên cho bé ăn nhiều thực phẩm nguyên cám (tinh bột tốt), thay vì cho đường để gia tăng vị ngon, hấp dẫn trong món ăn, các mẹ có thể cho quế, đậu khấu, hạnh nhân, vani, gừng hoặc chanh,... Các món nước giải khát như trà, nước cũng không nên cho thêm nhiều đường, đây cũng là cách để tạo khẩu vị cũng như thói quen ăn uống ít đường tốt cho sức khỏe của trẻ.

Ngoài ra, lưu ý hạn chế một số thực phẩm nhiều đường sau:

- Nước giải khát: Đa phần mỗi lon, mỗi chai nước giải khát đều có lượng đường vượt quá mức lượng đường nên ăn mỗi ngày. Uống nhiều nước giải khát, đặc biệt nước có gas sẽ tạo thành thói quen xấu cho trẻ, nếu uống kèm trong lúc ăn còn có thể làm trẻ ngang bụng, chán ăn các món khác.

- Kẹo và đồ ngọt, bánh nướng, bánh ngọt: Các món yêu thích của con trẻ này chứa nhiều đường và carbohydrate, không tốt cho cơ thể.

- Nước ép đóng chai tại các cửa hàng tiện lợi: Nước ép là thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng nước được chế biến tại nhà máy lại thường chứa một lượng đường lớn. Vì thế, các mẹ nên tự ép nước hoa quả cho con ở nhà, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vừa đảm bảo nguồn dinh dưỡng nguyên chất cho con. 

4. Khuyến khích con tham gia hoạt động thể chất

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ tham gia hoạt động thể thao có sức khỏe tim-phổi cao hơn so với những bé chỉ chơi với các thiết bị điện tử. Lên kế hoạch cho các hoạt động ngoài trời của gia đình; thay đổi nhiều  thể thao; động viên trẻ; hạn chế thời gian xem tivi, máy tính... là những điều ba mẹ nên làm để khuyến khích con vận động nâng cao sức khỏe.

Đối với con trẻ, biện pháp tốt nhất để khuyến khích bé là cách noi gương và thi đua. Phụ huynh có thể cùng tập đá bóng, đạp xe, bơi lội... Ngoài ra, hãy cho bé luyện tập theo một thời khóa biểu nhất định để tạo thành thói quen, qua một thời gian dù không có sự hướng dẫn hay nhắc nhở của bạn thì bé vẫn tự động tập luyện. Bên cạnh đó, cả nhà có thể lên kế hoạch cho các hoạt động ngoài trời của gia đình. Như vậy, ba mẹ vừa xây dựng lối sống lành mạnh cho trẻ, vừa tạo thêm nhiều thời gian vui vẻ giữa các thành viên trong gia đình.

Hy vọng rằng, qua bài viết này, ba mẹ sẽ có thêm những kiến thức bổ ích giúp con tạo dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Từ đó, con sẽ phát triển ổn định cả thể chất lẫn tinh thần. Để được hỗ trợ tư vấn sức khỏe và bổ sung vi chất dinh dưỡng sinh học cho bé, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Nguồn tài liệu tham khảo từ Helpguide.org/

 

Bài viết liên quan

11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian

Làm thế nào để cắt, giảm cơn ho cho trẻ là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm hiện nay, đặc biệt khi đang trong thời điểm giao mùa. Liệu thuốc kháng sinh có phải phương án duy nhất để mẹ lựa chọn hay bên cạnh đó còn các phương án khác? Trong bài này, mẹ hãy cùng VHN Bio tìm hiểu về 11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian.

List 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé các mẹ rủ nhau mua

Các câu hỏi đặt ra như sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé loại nào tốt luôn khiến ba mẹ đau đầu, khi hiện nay có hàng trăm loại sản phẩm và các bài viết review quảng cáo vô tội vạ. Trong bài viết này, VHN Bio sẽ gửi tới các mẹ những đánh giá chi tiết từ A-Z về TOP 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ được yêu thích và sử dụng nhiều nhất hiện nay.

[TOP 5] Thuốc tăng đề kháng cho trẻ mẹ tin dùng 2024

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm thuốc tăng đề kháng cho trẻ đến từ các thương hiệu khác nhau trên thị trường. Tuy nhiên sản phẩm nào tốt và phù hợp với các con thì không phải mẹ nào cũng rõ. Hãy cùng VHN Bio điểm qua 5 loại thuốc tăng cường sức đề kháng cho trẻ được nhiều mẹ tin dùng nhất hiện nay.

Rôm sảy - Những điều cần biết cùng chuyên gia VHN Bio

Rôm sảy thường trông giống như những vết mụn nhỏ có màu đỏ hoặc trắng ở trên da. Các bọc mụn này chứa đầy chất lỏng, xuất hiện ở bất kì nơi nào mà cơ thể đổ mồ hôi nhiều như dưới ngực, háng và mặt. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ bị rôm sảy nhất. Cùng các chuyên gia của VHN Bio tìm hiểu rõ hơn về rôm sảy ở dưới đây nhé. 

 

 

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé