Kẽm là một vi khoáng quan trọng, giúp cơ thể chống lại những nhiễm trùng, chữa lành vết thương, góp phần cấu tạo nên DNA. Nếu không cung cấp đủ kẽm trong chế độ ăn uống hằng ngày, chúng ta có thể gặp phải các vấn đề như rụng tóc, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy giảm giảm vị giác và khứu giác, dẫn tới tình trạng chán ăn, biếng ăn. Tuy cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ kẽm mỗi ngày nhưng tỷ lệ thiếu hụt kẽm hiện nay không hề nhỏ. Làm sao để nhận biết cơ thể có thiếu kẽm hay không? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Kẽm được cơ thể sử dụng trong hoạt động sản xuất các tế bào và chức năng miễn dịch. Nó là nguyên liệu thiết yếu của sự tăng trưởng, phát triển giới tính và chức năng sinh sản của con người. Vì vậy, khi thiếu kẽm cơ thể không sản sinh được các tế bào mới khỏe mạnh. Điều này dẫn đến một số triệu chứng như:
- Giảm cân không rõ nguyên do.
- Vết thương lâu lành.
- Luôn cảm thấy uể oải, mệt mỏi, thiếu tỉnh táo.
- Giảm khứu giác và vị giác.
- Bệnh tiêu chảy.
- Ăn không ngon, ngủ đêm trằn trọc.
- Viêm da cơ địa.
> XEM THÊM:
- Bổ sung vi dưỡng chất trong thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, lớn khỏe
- Chất dinh dưỡng vi lượng là gì?
- Mẹ nên làm gì khi bé thiếu vi chất dinh dưỡng?
Với phụ nữ mang thai, nếu để thiếu kẽm, thai nhi có thể không có được cung cấp đủ các dưỡng chất để phát triển bình thường. Hoặc nếu các cặp vợ chồng muốn mang thai nhưng cơ thể thiếu kẽm cũng là một trong những nguyên nhân khiến việc thụ thai trở nên khó khăn hơn. Nguyên nhân là bởi thiếu kẽm có thể dẫn đến rối loạn cương dương ở nam giới.
Những người có nguy cơ thiếu kẽm cao nhất là trẻ sơ sinh đang bú mẹ, trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm và người lớn tuổi. Phụ nữ mang thai cần cung cấp nhiều kẽm hơn bình thường, vì kẽm sẽ giúp thai nhi phát triển toàn diện. Những người nghiện rượu cũng có nguy cơ thiếu kẽm cao. Theo một số nghiên cứu cho thấy, rượu khiến cơ thể khó hấp thu kẽm hơn.
Kẽm là một khoáng chất vi lượng cần thiết, phân bố hầu hết ở các cơ quan trong cơ thể, tồn tại ở trong các tế bào. Vì vậy, thông qua xét nghiệm máu đơn giản, rất khó để phát hiện thiếu kẽm. Nếu bác sĩ nghi ngờ thiếu kẽm, cần xét nghiệm huyết tương để biết chính xác hơn. Ngoài ra, cần thêm các xét nghiệm khác để chẩn đoán thiếu kẽm như xét nghiệm nước tiểu, phân tích sợi tóc,…
Đôi khi thiếu kẽm là một triệu chứng của bệnh lý khác. Ví dụ, ở một số trường hợp kẽm được bổ sung vào cơ thể nhưng lại không được hấp thu. Thiếu kẽm cũng có thể dẫn tới tình trạng thiếu đồng. Bác sĩ cần có các xét nghiệm bổ sung để tìm ra gốc rễ của nguyên nhân thiếu hụt kẽm.
Để cải thiện tình trạng thiếu kẽm của cơ thể, chúng ta hãy bắt đầu bằng việc thay đổi chế độ ăn uống. Bạn nên sử dụng tăng cường, đều đặn các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm như: thịt đỏ, gia cầm, đậu đỗ, mầm lúa mì, hàu, tôm,…
Đối với người ăn chay, ăn theo chế độ thực dưỡng, việc cung cấp đủ lượng kẽm cần thiết từ thực phẩm hàng ngày sẽ trở nên khó khăn hơn. Những người ăn chay, ăn thực dưỡng nên sử dụng nhiều các loại thực phẩm như đậu hà lan, hạt điều, hạnh nhân,… để bổ sung nhu cầu kẽm cho cơ thể.
Bạn cũng có thể cải thiện tình trạng thiếu kẽm bằng các loại thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Kẽm được tìm thấy trong nhiều sản phẩm bổ sung vitamin tổng hợp. Các loại thuốc cảm từ tự nhiên cũng chứa hàm lượng kẽm cao, tuy nhiên không nên dùng thuốc cảm nếu không bị ốm…
Bên cạnh đó, nếu bạn đang sử dụng chất bổ sung để tăng lượng kẽm trong cơ thể, hãy cẩn thận. Bởi kẽm có khả năng tương tác với một số thuốc kháng sinh, các thuốc điều trị viêm khớp và thuốc lợi tiểu.
Nên chọn các sản phẩm bổ sung kẽm có nguồn gốc từ thực vật, hay các sản phẩm sản xuất từ công nghệ sinh học Bio-Organic. Kẽm sinh học hữu cơ có khả năng hấp lên đến 95%, gấp 3,5 lần kẽm hóa học hữu cơ, gấp 6 lần so với kẽm vô cơ thông thường. Với kẽm sinh học hữu cơ, độ an toàn, lành tính cao, không để lại tồn dư nên hoàn toàn yên tâm khi sử dụng bổ sung cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Trong hầu hết các trường hợp, thiếu kẽm không phải là tình trạng quá khẩn cấp. Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú và nghi ngờ thiếu kẽm, hãy tìm hiểu lý do và bổ sung kẽm ngay để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ.
Nếu bạn nhận thấy cơ thể mệt mỏi, thiếu chất, tiêu chảy kéo dài trong vài ngày, hãy gọi cho bác sĩ để được tư vấn tốt nhất. Kẽm là khoáng chất giúp đường ruột chống lại nhiễm trùng, nếu thiếu hụt kẽm, tình trạng nhiễm trùng có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
Đối với một số trường hợp sau đây, bạn nên liên hệ đến các cơ sở y tế, bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn và điều trị đúng cách:
- Cảm thấy chóng mặt và buồn nôn.
- Bị đau đầu đột ngột và đau dai dẳng.
- Thân thể mệt mỏi, vô thức.
Thiếu kẽm là một vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của cơ thể. Mọi người có thể bổ sung kẽm thông qua chế độ ăn uống và các thực phẩm bổ sung. Hãy chú ý trước khi quá muộn.
Hi vọng những kiến thức trên đây sẽ thực sự hữu ích với các bạn. Trong quá trình chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng cho bản thân và gia đình nếu có bất kỳ khó khăn hay băn khoăn gì, các bạn hãy kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website https://vhnbio.vn/. Ngoài ra, các bạn cũng có thể liên hệ qua tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp và nhận được sự tư vấn từ các Bác sĩ, Dược sĩ của VHN Bio.
Nguồn tài liệu tham khảo: Healthline.com
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Viêm phế quản là tình trạng viêm đường thở trong phổi, gây ra ho và sản xuất chất nhầy. Bệnh hay xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi, thời tiết lạnh giá này chính là cơ hội tốt để virus xâm nhập vào cơ thể bé gây bệnh. Đặc biệt, các mẹ có con nhỏ đang bị nhiễm phế quản cần lưu ý những giải pháp trị dứt điểm cũng như phòng viêm phế quản tái phát cho con nhé.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Năm 2020, tỷ lệ trẻ từ 6-59 tháng tuổi thiếu máu do thiếu sắt khoảng 19,6%, cao nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (23,4%) và Tây nguyên (26,3%). Do đó câu hỏi đặt ra là cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn cho trẻ. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng các chuyên gia VHN Bio tìm hiểu qua bài viết này.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là một vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm, thắc mắc. Trẻ chậm tăng cân có thể do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không hợp lý, tình trạng thiếu vi chất, vitamin khiến giảm khả năng hấp thu của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì, hãy cùng VHN Bio tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé