vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Làm thế nào để cải thiện sức khỏe miễn dịch của bản thân?

16/10/2020   1354 lượt xem

Làm thế nào để cải thiện sức khỏe miễn dịch của bản thân? Đó là một câu hỏi mà nhiều người trong chúng ta phải tự hỏi mình sau một thời gian dài với dịch bệnh lan tràn. Làm thế nào để chúng ta có thể giữ gìn sức khỏe của bản thân một cách tốt nhất, hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh do thay đổi thời tiết, hay do virus, vi khuẩn gây ra? Tất cả sẽ được bật mí qua bài chia sẻ dưới đây.

1. Tổng quan về hệ miễn dịch

Hệ thống miễn dịch của cơ thể là chìa khóa để bảo vệ chúng ta chống lại các mầm bệnh xâm nhập như virus, vi khuẩn. Nó được tạo thành từ hai phần, hệ thống miễn dịch không đặc hiệu và hệ miễn dịch đặc hiệu. Phản ứng đầu tiên của cơ thể là những phản ứng không cụ thể (hệ miễn dịch không đặc hiệu), trong khi phản ứng thứ hai có được thông qua trí nhớ về cuộc tấn công trước đó (hệ miễn dịch đặc hiệu). Điều này cho phép đáp ứng miễn dịch của cơ thể chính xác, cụ thể và có mục tiêu.

Việc tăng cường hệ miễn dịch là điều cần thiết để hỗ trợ cơ thể có sức khỏe tốt trước các tác nhân gây bệnh. Trong đó, chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng nhất.

 

 

 >Xem thêm:

Danh sách những thức ăn tăng cường hệ miễn dịch

Mẹ nên nằm lòng 7 phương pháp tăng cường miễn dịch cho trẻ

Mách mẹ cách tăng sức đề kháng mũi họng cho bé hạn chế cách mắc cúm mùa

 

2. Các thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe miễn dịch của bản thân

2.1. Vitamin C

Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh, là chất hàng đầu giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại cảm lạnh thông thường. Vitamin C làm giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bạn có thể bổ sung vitamin C từ các loại trái cây và rau củ quả. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là bạn cần bổ sung vitamin C thường xuyên trước khi bắt đầu có những dấu hiệu ho, cảm cúm để có hiệu quả tốt nhất.

 

 

2.2. Kẽm

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thiếu kẽm có tác động tiêu cực đến nhiều tế bào liên quan đến hệ thống miễn dịch bẩm sinh và thích ứng của cơ thể.

Cũng giống như vitamin C, kẽm không thể ngăn chặn sự khởi phát của cảm lạnh, nhưng kẽm được uống trong vòng 24 giờ sau khi các triệu chứng bắt đầu thì nó có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng cũng như thời gian của bệnh.

Các nguồn thực phẩm giàu kẽm bao gồm động vật có vỏ, thịt đỏ, trứng, quả hạch, các loại hạt, đậu, ngũ cốc nguyên hạt.

 

 

2.3. Vitamin D

Có một mối liên hệ giữa sự thiếu hụt vitamin D và các rối loạn miễn dịch tự nhiên. Chính vì vậy, người ta cho rằng vitamin D cần thiết cho một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Rất khó để bạn có thể có đủ vitamin D chỉ từ nguồn thực phẩm. Nguồn chính cung cấp  vitamin D tốt nhất cho cơ thể là da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Da hấp thụ và tổng hợp vitamin D một cách hiệu quả nhất. Điều này có nghĩa là, việc thiếu vitamin D đã trở thành vấn đề lớn ở các quốc gia nằm ở bắc bán cầu, nơi số giờ ánh sáng mặt trời chiếu rọi bị hạn chế. Hay với những người, trẻ nhỏ thường xuyên ở trong nhà, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đều là những đối tượng dễ thiếu hụt vitamin D.

Lượng vitamin D cần thiết cho mỗi người hằng ngày là 10 microgram. Việc bổ sung vitamin D là điều đặc biệt quan trọng, nhất là trong những tháng mùa đông.

 

2.4. Vitamin A

Nếu thiếu vitamin A, cơ thể dễ dàng mắc bệnh và suy giảm hệ miễn dịch hơn. Vitamin A được tìm thấy hai dạng trong chế độ ăn uống hằng ngày là retinol và carotenoid. Retinol được tìm thấy trong các nguồn động vật như sữa và gan. Trong khi đó, carotenoid được tìm thấy trong các loại trái cây và rau có màu sắc rực rỡ như cà rốt, khoai lang, rau bina và cải xoăn. Nếu chế độ ăn thiếu hụt vitamin A, bạn có thể cung cấp thêm bằng các thực phẩm chức năng cung cấp vitamin A bổ sung.

 

 

2.5. Tỏi

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, 600-1200mg chiết xuất tỏi già có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh cảm lạnh hoặc nhiễm trùng. Tỏi làm tăng sản xuất tế bào T - một loại tế bào đóng vai trò trung tâm trong phản ứng miễn dịch.

Tỏi cũng giúp các tế bào bạch cầu chống lại các mầm bệnh có hại. Trong tỏi chứa một hợp chất hóa học gọi là allicin – chất có chứa lưu huỳnh, biến đổi thành các hợp chất khác có lợi cho tế bào bạch cầu của cơ thể, giúp chúng nhận diện và chống lại mầm bệnh.

Ngoài ra, các loại thực phẩm có lợi cho hệ miễn dịch có thể kể đến như: Echinacea, Quả cơm cháy, Tảo xoắn…

 

 

Tăng cường sức khỏe miễn dịch bằng một chế độ ăn uống lành mạnh, thư giãn, ngủ ngon, tập thể dục hằng ngày. Bạn nên kiểm soát stress và căng thẳng của mình, tránh ăn quá nhiều đường, rượu và áp dụng các thói quen sống, vệ sinh tốt. Hy vọng bài viết cung cấp những thông tin bổ ích cho bạn trong việc bảo vệ sức khỏe và hệ miễn dịch của mình tốt hơn. Để được hỗ trợ tư vấn thêm, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Nguồn tài liệu tham khảo từ Justvitamins.co.uk

 

Bài viết liên quan

11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian

Làm thế nào để cắt, giảm cơn ho cho trẻ là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm hiện nay, đặc biệt khi đang trong thời điểm giao mùa. Liệu thuốc kháng sinh có phải phương án duy nhất để mẹ lựa chọn hay bên cạnh đó còn các phương án khác? Trong bài này, mẹ hãy cùng VHN Bio tìm hiểu về 11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian.

List 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé các mẹ rủ nhau mua

Các câu hỏi đặt ra như sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé loại nào tốt luôn khiến ba mẹ đau đầu, khi hiện nay có hàng trăm loại sản phẩm và các bài viết review quảng cáo vô tội vạ. Trong bài viết này, VHN Bio sẽ gửi tới các mẹ những đánh giá chi tiết từ A-Z về TOP 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ được yêu thích và sử dụng nhiều nhất hiện nay.

[TOP 5] Thuốc tăng đề kháng cho trẻ mẹ tin dùng 2024

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm thuốc tăng đề kháng cho trẻ đến từ các thương hiệu khác nhau trên thị trường. Tuy nhiên sản phẩm nào tốt và phù hợp với các con thì không phải mẹ nào cũng rõ. Hãy cùng VHN Bio điểm qua 5 loại thuốc tăng cường sức đề kháng cho trẻ được nhiều mẹ tin dùng nhất hiện nay.

Trẻ bị ốm nên ăn gì? Mách mẹ bí kíp chuẩn chuyên gia

 

Trong những giai đoạn đầu đời, hệ miễn dịch non nớt của con rất nhạy cảm với tác nhân bên ngoài, trẻ dễ ốm. Chế độ dinh dưỡng của bé cũng là yếu tố giúp trẻ mau khỏe. Vậy nguyên nhân trẻ hay ốm là gì, trẻ ốm nên ăn gì mau khỏi, các mẹ hãy cùng VHN Bio tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé