vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Làm thế nào để điều trị viêm đường hô hấp ở trẻ 6 tháng tuổi

18/02/2021   1085 lượt xem

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch còn non yếu do cơ thể vẫn chưa hoàn thiện, nên khi trời chuyển lạnh, bé sẽ rất dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp. Cha mẹ cần lưu ý và nắm vững các dấu hiệu để tìm biện pháp chăm sóc phù hợp. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết được cách điều trị viêm đường hô hấp ở trẻ 6 tháng tuổi nhanh khỏi bệnh.

1. Tác nhân gây viêm đường hô hấp ở trẻ 6 tháng tuổi

Khi mới được sinh ra, trẻ sơ sinh chưa có đủ khả năng chống đỡ về mặt miễn dịch với một số bệnh tật thông thường. Với hệ hô hấp, các chất tiết ở đường hô hấp không có chất chống đỡ, hệ thống lông rung hoạt động còn yếu nên rất dễ bị các tác nhân gây bệnh như vi trùng, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng xâm nhập qua da, qua mũi, miệng… gây ra các bệnh đường hô hấp.

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ 6 tháng tuổi là virus. Virus tồn tại ở trong không khí, lây lan bằng đường dịch tiết từ người này qua người khác. Bé có thể hít phải những giọt nước bọt, nước mũi li ti trong không khí sau khi người bệnh ho, hắt hơi hay cười lớn.

Ngoài ra, thời tiết trở lạnh là điều kiện lý tưởng nhất để các bệnh đường hô hấp bùng phát ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

> XEM THÊM:

- Bố mẹ có biết viêm đường hô hấp là gì và đâu là cách trị viêm đường hô hấp ở trẻ tốt nhất?

- Những điều bạn cần biết về bệnh viêm đường hô hấp trên trong thời điểm giao mùa

- Cách chữa viêm đường hô hấp ở trẻ em an toàn tại nhà

2. Dấu hiệu nhận biết viêm đường hô hấp ở trẻ 6 tháng tuổi

Khi trẻ mới bị viêm đường hô hấp sẽ có dấu hiệu mũi bị nghẹt hoặc chảy nước mũi. Nước mũi của bé ban đầu có thể trong suốt, lỏng và lượng ít sau đó sẽ chuyển sang màu đục hơn, đặc hơn và có màu vàng, màu xanh trong vài ngày kế tiếp. 

Ngoài ra, các triệu chứng viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh khác bao gồm:

- Quấy khóc.

- Sốt.

- Ho, đặc biệt là vào ban đêm, ho khan hay ho có đờm.

- Hắt hơi.

- Bú kém hay bỏ bú.

- Khó thở, thở nhanh.

- Thở khò khè.

- Khó ngủ.

- Lừ đừ.

- Đỏ mắt, chảy nước mắt nhiều.

Những biểu hiện trên có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc kết hợp. Nếu bé đã bị sốt, đó thường là dấu hiệu bệnh đã nặng hơn và hệ miễn dịch đang tích cực làm việc để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh.

3. Chăm sóc bé sơ sinh bị viêm đường hô hấp

Thông thường, sau 5-7 ngày, bệnh viêm đường hô hấp trên sẽ giảm dần và biến mất. Phần lớn trường hợp mẹ không cần phải sử dụng thuốc mà chỉ cần chăm sóc để bé giảm bớt các triệu chứng. Vì thế, mẹ không nên cho bé sử dụng kháng sinh vội để tránh tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc, ảnh hưởng hệ miễn dịch của bé.

Một số cách chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp tại nhà mẹ có thể tham khảo:

- Hạ sốt: Nếu bé bị sốt, bố mẹ cần nhớ cho bé uống nhiều nước, lau mát, mặc ít quần áo, có thể sử dụng thêm thuốc hạ sốt cho trẻ em nếu thấy cần thiết.

- Đảm bảo nhiệt độ phòng luôn ổn định: Cha mẹ cần giữ gìn sạch sẽ phòng, đảm bảo đóng kín các cửa để tránh gió lùa để bé không bị nhiễm lạnh.

- Cung cấp đủ dinh dưỡng: 6 tháng tuổi là lúc bé đã bắt đầu bước sang giai đoạn ăn dặm, mẹ nên cân đối thực đơn để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, đồng thời vẫn cần phải đảm bảo bé được bú đủ các cữ trong ngày.

- Vệ sinh mũi: Mẹ nên làm thông dịch mũi, họng cho trẻ trước khi cho bú bằng dung dịch nước muối sinh lý mỗi ngày để rửa sạch các chất tiết tích tụ, giúp làm thông thoáng mũi, đồng thời giữ ẩm và khôi phục niêm mạc mũi.

- Theo dõi các triệu chứng: Bố mẹ cần theo dõi các triệu chứng để kịp thời xử lý khi bệnh trở nặng. Khi thấy bé có hiện tượng thở khò khè, thở rít, co rút lồng ngực, ho dữ dội, mẹ cần đưa con tới ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Trên đây là các phương pháp chăm sóc viêm đường hô hấp ở trẻ 6 tháng tuổi. Nếu như có bất cứ thắc mắc gì về cách điều trị các bệnh viêm đường hô hấp, mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn / Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. 

 

Bài viết liên quan

Chuyên gia hướng dẫn: Cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Năm 2020, tỷ lệ trẻ từ 6-59 tháng tuổi thiếu máu do thiếu sắt khoảng 19,6%, cao nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (23,4%) và Tây nguyên (26,3%). Do đó câu hỏi đặt ra là cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn cho trẻ. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng các chuyên gia VHN Bio tìm hiểu qua bài viết này.

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là một vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm, thắc mắc. Trẻ chậm tăng cân có thể do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không hợp lý, tình trạng thiếu vi chất, vitamin khiến giảm khả năng hấp thu của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì, hãy cùng VHN Bio tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

05 nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Hiện nay, dưới thời tiết nắng gắt của mùa hè đa số các bà mẹ lựa chọn cho con nằm trong phòng điều hòa để giúp con tránh khỏi đổ mồ hôi gây khó chịu và rôm sảy cho bé. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sử dụng điều hòa không đúng cách khiến trẻ hay gặp nhiều vấn đề về hô hấp như ho, nghẹt mũi, viêm mũi,...Vì vậy, trước thực trạng đó các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio đã tổng hợp chi tiết những nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm thông qua bài viết dưới đây.

GIẢI ĐÁP:

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Sắt là nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều mẹ trăn trở rằng liệu bổ sung sắt cho trẻ từ những năm tháng đầu đời có ảnh hưởng gì xấu tới con hay không và nên bổ sung như thế nào là hiệu quả, an toàn nhất?  Vậy “ Có nên bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh?’’ hãy cùng các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio tìm hiểu và giải đáp câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây.

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé