vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Làm thế nào để phân biệt cảm lạnh thông thường và viêm họng liên cầu khuẩn

30/11/2020   1554 lượt xem

Trời lạnh hoặc thời tiết ẩm thấp, chuyển mùa là điều kiện thích hợp cho các cơn đau họng, hắt hơi, sổ mũi, viêm amidan,... phát triển. Nhiều người cho rằng cảm giác đau buốt ở cổ họng do cảm lạnh thông thường gây ra. Tuy nhiên đôi khi, viêm họng kéo dài còn diễn ra bởi sự xuất hiện của liên cầu khuẩn. 

 

Loại vi khuẩn này không chỉ gây viêm họng, mà còn gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm khớp cấp, viêm cầu thận cấp, thấp tim, nhiễm trùng máu… gây nguy hiểm hoặc tác động xấu tới sức khỏe. Vậy làm thế nào để phân biệt và biết cách chữa trị đúng cách hai bệnh lý trên? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi. 

1. Hiểu đúng về cảm lạnh và viêm họng liên cầu khuẩn

- Cảm lạnh là một nhóm các triệu chứng gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau, trong đó hay gặp nhất là các chủng Rhinovirus, riêng virus này lại có tới hơn 100 chủng khác khác nhau. Các loại virus khác cũng gây cảm lạnh có thể kể đến là: Enterovirus, Coronavirus… Với bệnh cảm lạnh thông thường, chủ yếu ảnh hưởng tới mũi, họng (viêm họng), và các xoang (viêm xoang). Người bệnh thường sẽ ngạt mũi, chảy nước mũi, sốt nhẹ, ho có đờm, cơ thể mệt mỏi và hơi gai lạnh. Các triệu chứng của cảm lạnh thường biểu hiện từ từ, cơ thể mệt mỏi khoảng 3-4 ngày và tự hết trong vòng 7 đến 10 ngày.

- Viêm họng liên cầu khuẩn (Streptococcus) là một bệnh nhiễm trùng ở cổ họng do vi khuẩn gây ra. So với viêm họng do virus, viêm họng do liên cầu khuẩn thường có triệu chứng nặng hơn. Vi khuẩn thường tồn tại trong mũi và họng nên những hành động như sổ mũi, ho, hay vẫy tay, lắc tay có thể lan truyền mầm bệnh từ người này sang người khác. Nếu không được điều trị, viêm họng do liên cầu có thể biến chứng thành sốt thấp khớp, phát ban hoặc rối loạn hậu liên cầu. Mỗi năm, có đến 30% trẻ em và 15% người lớn mắc viêm họng liên cầu khuẩn. 

> XEM THÊM:

- 15 biện pháp tự nhiên giúp điều trị viêm họng

- Tuyệt chiêu điều trị viêm họng cấp ở trẻ mẹ nên biết

- Phân biệt viêm phế quản cấp và mãn tính để có cách phòng bệnh hiệu quả

2. So sánh các triệu chứng điển hình

Các triệu chứng thường gặp khi bị cảm lạnh (nhiễm virus)

- Đau họng.

- Sốt.

- Ho.

- Nghẹt mũi.

- Đau đầu.

- Sổ mũi.

- Đau nhức cơ bắp.

- Mắt đỏ, chảy nước.

- Hắt xì.

- Hơi thở nóng.

- Đau bụng.

- Nôn mửa.

- Tiêu chảy.

Các triệu chứng của viêm họng liên cầu khuẩn (nhiễm vi khuẩn)

- Đau họng.

- Amidan đỏ, xuất hiện chấm trắng.

- Sưng hạch bạch huyết.

- Đau khi nuốt.

- Sốt.

- Chán ăn.

- Đau đầu

- Phát ban

3. Phòng ngừa bệnh như thế nào?

3.1. Đối với cảm lạnh thông thường

- Duy trì vệ sinh cơ bản, ngủ đủ giấc: Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, đặc biệt sau khi tiếp xúc ở nơi công cộng hoặc những nơi đông người. Nên duy trì khoảng cách an toàn với những người đã nhiễm bệnh. Ngoài ra việc ngủ đủ giấc sẽ tăng khả năng miễn dịch phòng chống bệnh cảm lạnh hơn những người chỉ ngủ ít hơn 8 tiếng.

- Không tiếp xúc trực tiếp với vật dụng của người nhiễm bệnh vì virus có thể lây lan trong không khí nên nó có thể có ở trên các bề mặt vật dụng xung quanh người nhiễm bệnh dưới dạng giọt nước nhầy nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Vậy nên tránh chạm tay lên các bề mặt đó và rửa tay sau khi chạm tay lên các bộ phận trên mặt như mũi và miệng của người nhiễm bệnh.

- Không hút thuốc lá: Khói thuốc lá gây ra sự kích ứng trong đường thở khiến cho người dễ bị virus rhino tấn công. Ngoài ra hút thuốc lá còn khiến bạn dễ mắc các bệnh nhiễm trùng khác do virus gây ra. Hút thuốc lá thụ động cũng có thể gây ra nhiễm trùng họng.

- Tăng cường vitamin C: Uống một cốc nước cam, nước chanh mỗi ngày là cách bổ sung vitamin C hiệu quả giúp phòng và chữa cảm lạnh.

- Vận động thường xuyên: Những hoạt động thể chất đều đặn có thể sẽ làm gia tăng lượng tế bào của hệ miễn dịch, giúp chống lại virus có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc vận động quá mức và lặp đi lặp lại có thể làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể, vì vậy giữ thói quen vận động vừa phải và phù hợp với cơ thể của mình là điều vô cùng quan trọng.

- Uống đủ nước: Đây là điều mà hầu hết các bác sĩ đều khuyên bệnh nhân. Hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giúp cơ thể thải độc tố.

- Súc miệng bằng nước muối: Virus cảm lạnh trước khi xâm nhập cơ thể cần phải thông qua đường họng. Vì vậy, nên súc miệng bằng nước muối vào buổi sáng và buổi tối để khử trùng họng, chặn đứng sự xâm nhập và lây lan của virus.

- Thêm hành và tỏi vào thực đơn ăn uống: 2 loại thực phẩm tuyệt vời này chứa rất nhiều tinh dầu làm ức chế sự tăng trưởng và phát triển của virus. Hành và tỏi còn kích thích sự phát triển của các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột và giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. 

3.2. Đối với viêm họng liên cầu khuẩn

- Rửa tay đúng cách: Rửa tay luôn được xem là cách hữu hiệu nhất để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng. Để tránh cho con bị viêm amidan do liên cầu khuẩn, cha mẹ nên hướng dẫn và rèn luyện cho con cách rửa tay đúng cách, sử dụng xà phòng hoặc nước rửa tay có cồn thường xuyên.

- Che miệng: Dặn dò con nên che miệng mỗi khi ho hoặc hắt hơi để tránh lây nhiễm với người khác.

- Không sử dụng chung đồ dụng cá nhân: Trẻ nên có một số vật dụng cá nhân riêng như bát, đũa, thìa...để tránh dùng chung với người khác. Sau khi sử dụng nên cẩn thận rửa sạch các vật dụng trong nước ấm, xà phòng để loại trừ khả năng nhiễm khuẩn.

- Nghỉ ngơi nhiều, ngủ đủ giấc để giúp cơ thể chống nhiễm trùng.

- Nếu bị bệnh, hãy ở nhà cho đến khi không có dấu hiệu của sốt và cảm thấy tốt hơn và đã hoàn thành tối thiểu 24 giờ điều trị kháng sinh.

- Uống nhiều nước: Giữ họng ẩm giúp giảm bớt khi nuốt đau. Uống nhiều nước cũng giúp ngăn ngừa mất nước.

- Ăn các thức ăn nhẹ nhàng, dễ nuốt như: Nước canh, súp, táo xay, nấu chín ngũ cốc, khoai tây nghiền, trái cây ngọt, sữa chua và trứng chín mềm. Tránh các loại thực phẩm nhiều gia vị hoặc các loại thực phẩm có tính axit như nước cam.

- Súc miệng bằng nước muối ấm: Đối với trẻ lớn và người lớn, súc miệng nhiều lần trong ngày có thể giúp giảm đau cổ họng.

- Tránh xa các chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá có thể tăng khả năng nhiễm trùng, gây viêm amidan.

4. Phương pháp điều trị

4.1. Đối với cảm lạnh thông thường

Cảm lạnh là bệnh gây ra bởi virus nên không có thuốc đặc trị, chủ yếu chỉ điều trị triệu chứng, nâng cao thể lực, sức đề kháng và chờ bệnh tự khỏi. Cần điều trị biến chứng nếu không may có biến chứng xảy ra. Luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ nếu nghi ngờ mắc cảm cúm, đặc biệt đối với những đối tượng dễ bị nhiễm bệnh như người lớn tuổi, trẻ sơ sinh hoặc những người có hệ miễn dịch suy yếu.

4.2. Đối với viêm họng liên cầu khuẩn

- Thuốc kháng sinh:

+ Penicillin: Thuốc này có thể được bằng cách tiêm vào một số trường hợp như: là trẻ con, những người đang có một thời gian khó nuốt hoặc nôn mửa từ viêm họng.

+ Amoxicillin: Thuốc này trong cùng một loại như penicillin, nhưng thường là một lựa chọn ưa thích dành cho trẻ em vì nó có vị tốt hơn và có sẵn như là viên.

+ Nếu như người bệnh bị dị ứng với penicillin, bác sĩ có thể có thể kê một cephalosporin như cephalexin (KEFLEX); Erythromycin; Azithromycin (Zithromax).

+ Nếu viêm họng liên cầu ở trẻ em điều trị kháng sinh cảm thấy khỏe và không bị sốt, thường có thể trở lại trường học hay chăm sóc trẻ khi không còn bị lây nhiễm - thường là 24 giờ sau khi bắt đầu điều trị.

- Thuốc giảm triệu chứng:

+ Ibuprofen (Advil, Motrin, những loại khác).

+ Acetaminophen (Tylenol, những loại khác), tuy nhiên cần cẩn thận với acetaminophen, bởi các nguy cơ của hội chứng Reye, một bệnh có khả năng đe dọa tính mạng, không được dùng aspirin cho trẻ nhỏ và thanh thiếu niên.

Tựu chung lại, cảm lạnh hay viêm họng liên cầu khuẩn vừa có điểm giống, vừa có điểm khác nhau. Dù là bệnh nào thì cũng đều ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người. Chính vì vậy, chỉ khi nắm rõ những điểm đặc thù của từng bệnh, chúng ta sẽ biết cách phòng ngừa và chữa trị đúng cách. Để được hỗ trợ tư vấn sức khỏe và bổ sung vi chất dinh dưỡng cho mẹ và bé, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Nguồn tài liệu tham khảo từ Healthline.com/

 

Bài viết liên quan

11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian

Làm thế nào để cắt, giảm cơn ho cho trẻ là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm hiện nay, đặc biệt khi đang trong thời điểm giao mùa. Liệu thuốc kháng sinh có phải phương án duy nhất để mẹ lựa chọn hay bên cạnh đó còn các phương án khác? Trong bài này, mẹ hãy cùng VHN Bio tìm hiểu về 11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian.

List 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé các mẹ rủ nhau mua

Các câu hỏi đặt ra như sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé loại nào tốt luôn khiến ba mẹ đau đầu, khi hiện nay có hàng trăm loại sản phẩm và các bài viết review quảng cáo vô tội vạ. Trong bài viết này, VHN Bio sẽ gửi tới các mẹ những đánh giá chi tiết từ A-Z về TOP 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ được yêu thích và sử dụng nhiều nhất hiện nay.

[TOP 5] Thuốc tăng đề kháng cho trẻ mẹ tin dùng 2024

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm thuốc tăng đề kháng cho trẻ đến từ các thương hiệu khác nhau trên thị trường. Tuy nhiên sản phẩm nào tốt và phù hợp với các con thì không phải mẹ nào cũng rõ. Hãy cùng VHN Bio điểm qua 5 loại thuốc tăng cường sức đề kháng cho trẻ được nhiều mẹ tin dùng nhất hiện nay.

Viêm phế quản ở trẻ em - Những điều cần biết cùng chuyên gia

Mùa lạnh đang đến đi kèm với nỗi lo lắng của rất nhiều bố mẹ có con em nhỏ, bởi đây là mùa các bé rất dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là viêm phế quản - là một bệnh viêm nhiễm của đường phế quản (ống dẫn không khí từ họng xuống phổi) gây ra do virus. Hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu viêm phế quản ở trẻ em là gì cũng như cách phòng và điều trị bệnh hiệu quả dưới đây nhé.

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé