vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Làm thế nào để tăng đề kháng cho trẻ dưới 1 tuổi?

15/09/2020   4569 lượt xem

Sức đề kháng được coi là hàng rào bảo vệ trẻ em trước mọi sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh bên ngoài môi trường như virus, vi khuẩn,... Trẻ em dưới 1 tuổi cơ thể vẫn còn non nớt, hệ miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện nên rất dễ gặp các vấn đề về sức khỏe như viêm đường hô hấp, ho, sốt,....Vậy làm thế nào để tăng sức đề kháng cho bé 1 tuổi

Do vậy, việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ dưới 1 tuổi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng hệ thống miễn dịch vững chắc, giúp cho bé phát triển khỏe mạnh, toàn diện. Viện Dinh dưỡng VHN Bio sẽ chỉ cho các mẹ những cách để tăng sức đề kháng cho trẻ 1 tuổi ngay.

1. Những dấu hiệu suy giảm đề kháng ở trẻ dưới 1 tuổi

Sức đề kháng yếu ở trẻ thường dẫn đến việc cơ thể không thể chống lại các tác nhân gây bệnh một cách hiệu quả, làm trẻ dễ mắc bệnh hơn. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến cho thấy trẻ có thể có sức đề kháng yếu:

- Trẻ hay ốm vặt: đây là một trong các dấu hiệu dễ nhận biết nhất ở trẻ em sức đề kháng yếu. Bởi khi hệ miễn dịch yếu, trẻ có thể gặp một số bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa, nguyên nhân có thể do các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Trường hợp sức đề kháng của trẻ bị suy giảm nghiêm trọng có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh như uốn ván, bạch hầu, sốt xuất huyết,...

- Trẻ biếng ăn, chán ăn: đề kháng yếu có thể là nguyên nhân khiến trẻ không còn thiết tha với việc ăn uống. Lâu dần có thể dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn.

- Tiêu hóa kém: trẻ có đề kháng thấp thường hay bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân sống,... nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ bị mất nước: dấu hiệu cụ thể là da trẻ bị khô, niêm mạc môi lưỡi khô, trẻ hay khát nước, tiểu ít,...

- Da dẻ kém sắc: : trẻ có làn da nhợt nhạt, xanh xao, không hồng hào. Trẻ hay bị mụn nước, phát ban hoặc các vấn đề về da khác.

- Vết thương lâu lành: bố mẹ nên lưu ý đến những vết thương trên người của con, nếu quá lâu lành lại thì rất có thể đề kháng của con bị suy giảm.

2. TOP 5 cách giúp tăng đề kháng cho trẻ dưới 1 tuổi mẹ nên lưu lại ngay nhé!

2.1. Sữa mẹ - nguồn dinh dưỡng tốt nhất giúp bé tăng cường sức đề kháng

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu sẽ có khả năng giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa, các bệnh về đường hô hấp, viêm mũi, viêm phổi,... hơn những đứa trẻ không được bú mẹ. Trong sữa mẹ chứa nhiều canxi, protein, chất béo và khoáng chất có lợi cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giúp trẻ không chỉ phát triển về thể chất mà còn phát triển về trí não. 

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, mẹ nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và đến khi 2 tuổi để được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng tự nhiên, giúp đề kháng của con được khỏe mạnh.

> XEM THÊM:

-Cách nhanh nhất để tăng sức đề kháng đường hô hấp cho bé

-Làm sao để nhận biết bé có sức đề kháng kém?

-Những sai lầm trong tăng sức đề kháng như thế nào? Cần chú ý gì?

Tặng bố mẹ bộ Video Khóa học dinh dưỡng - Làm cha như chuyên gia

2.2. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn dặm của trẻ

Khi trẻ được 6 tháng tuổi, sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ nữa. Do vậy, bên cạnh việc bú sữa mẹ, mẹ nên cho bé bổ sung thêm chất dinh dưỡng bằng cách cho bé ăn dặm. 

Việc lựa chọn đúng loại thực phẩm tăng đề kháng cho trẻ dưới 1 tuổi giúp con bổ sung được các chất còn thiếu mà sữa mẹ không đủ cung cấp. Mẹ nên cung cấp đầy đủ 4 nhóm thực phẩm trong thực đơn ăn dặm hàng ngày của bé: nhóm đường bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Đồng thời bổ sung thêm lợi khuẩn bằng việc ăn sữa chua để việc tiêu hóa được hoạt động tốt hơn. 

2.3. Bổ sung đầy đủ nước

Nước là một thành phần vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của con người, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Nước sẽ giúp đào thải các chất dư thừa cũng như độc tố ra khỏi cơ thể, tăng cường trao đổi chất và hoạt động tuần hoàn của máu.

Với các bé dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ chính là nguồn cung cấp nước cho bé. Chỉ cần cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức theo đúng định lượng hàng ngày là đủ. Khi bé được 6 - 12 tháng tuổi, bên cạnh nguồn nước từ sữa mẹ, mẹ cần bổ sung thêm 200 - 300ml nước mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ nước cho bé.

2.4. Cho trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh

Việc thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với môi trường chính là biện pháp giúp trẻ thích nghi dần với các điều kiện bên ngoài, là tiền đề để tạo ra kháng thể tự nhiên. Bé cần được tiếp xúc với tự nhiên càng sớm càng tốt, khi đó, cơ thể sẽ có khả năng sản sinh ra kháng thể bảo vệ khỏi vi khuẩn, virus. 

2.5. Tuân thủ đúng lịch tiêm chủng

Tiêm phòng chính là biện pháp phòng bệnh chủ động và tối ưu nhất cho trẻ dưới 1 tuổi. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi cần phải tiêm khoảng 20 mũi vacxin cần thiết, phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như sởi, viêm gan B, ho gà, uốn ván, bạch hầu, viêm màng não,...

Mẹ nên đến các cơ sở y tế để chọn lịch tiêm chủng phù hợp, tuân thủ đúng lịch để đạt hiệu quả phòng ngừa cao nhất, giúp con chống lại bệnh tật.

3. Mẹ nên bổ sung gì để tăng cường đề kháng cho con?

Trẻ em dưới 1 tuổi rất cần nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ để giúp bé khỏe mạnh, tăng cường đề kháng. Để có nguồn sữa thơm ngon, chất lượng, người mẹ cũng cần phải bổ sung một chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh. Mẹ có thể ăn các thực phẩm giàu protein như trứng, sữa, thịt bò,... kết hợp với việc ăn nhiều rau, củ, quả để cung cấp vitamin và chất xơ cho cơ thể. Đồng thời, mẹ nên tránh ăn các loại thực phẩm không tốt cho cơ thể như rượu, bia, chất kích thích, đồ uống có cồn, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ,... để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con.

Tuy nhiên, việc duy trì một chế độ ăn uống hợp lý không hề dễ dàng thậm chí cả cho người lớn. Đối với trẻ dưới 1 tuổi thì 6 tháng đầu tiên phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ/ sữa công thức, từ 6 tháng trở đi mới bắt đầu làm quen với ăn dặm và làm quen với thực phẩm. Không phải trẻ nào cũng ăn tốt và không phải mẹ nào cũng dành đủ thời gian để chuẩn bị các bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cho con. Đó là lý do nhiều mẹ lựa chọn bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ dưới 1 tuổi. Các sản phẩm này sẽ bù đắp các chất dinh dưỡng thiếu hụt giúp con tăng cường sức khỏe.

Cốm Scumin & Phytoroxim® hiện đang là bộ đôi không thể thiếu trong tủ thuốc của nhiều gia đình để tăng sức đề kháng cho trẻ dưới 1 tuổi, được các chuyên gia nhi khoa (PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm) đánh giá cao và hàng nghìn mẹ bỉm sữa khuyên dùng.

Bộ đôi ứng dụng Công nghệ sinh học Bio Organic Hoa Kỳ với công thức kết hợp các thành phần hoàn toàn từ tự nhiên: Kẽm, Selen và các vi khoáng hữu cơ sinh học; Vitamin C nhập khẩu châu  u; EX-CUMIN® độc quyền từ tinh chất nghệ; dịch chiết Gừng và các dưỡng chất quý từ lysin, beta-glucan, dịch chiết tảo xoắn,... Tất cả hiệp đồng tạo nên sức mạnh chống viêm, chống vi khuẩn virus hiệu quả, hoàn thiện hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng khỏe mạnh. Scumin & Phytoroxim® còn hỗ trợ hiệu quả để phòng và cải thiện viêm đường hô hấp, hồi phục sức khỏe sau ốm dậy.

Scumin & Phytoroxim® là dòng sản phẩm tăng đề kháng ưu việt cho trẻ dưới 1 tuổi:

- Khả năng hấp thu đến 95%, sinh khả dụng cao. Đào thải chỉ sau 10 tiếng, không để lại dư thừa.

- An toàn lành tính, không có tác dụng phụ, không gây nhờn thuốc kháng thuốc.

- Mùi vị thơm ngon dễ uống, dạng bột cốm dễ mang theo.

- Trên 90% phản hồi cải thiện tốt từ các mẹ bỉm đã sử dụng.

Trên đây là những biện pháp giúp tăng đề kháng cho trẻ dưới 1 tuổi. Nếu như mẹ có bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn được tư vấn thêm về bí quyết giúp tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ, các mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.

 

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé