vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Lợi ích sức khỏe của Đồng - Bạn đã biết ?

28/08/2019   1862 lượt xem

Đồng là một khoáng chất vi lượng thiết yếu cần thiết cho cơ thể. Nó được tìm thấy trong tất cả các mô cơ thể và đóng vai trò tạo ra tế bào hồng cầu, duy trì các tế bào thần kinh và hệ thống miễn dịch. Đồng cũng tham gia vào quá trình xử lý cholesterol, giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả và hỗ trợ quá trình phát triển của em bé trong tử cung. Mặc dù cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ, nhưng nó là một khoáng chất thiết yếu vì cơ thể không tự sản xuất được. Loại chất thần kì này còn có rất nhiều lợi ích, tác dụng cho sức khỏe. Nếu bạn đang có băn khoăn hay bất cứ thắc mắc gì về khoáng chất này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!

 

Tác dụng của đồng với sức khỏe

 

-  Cùng với sắt, nó cho phép cơ thể hình thành các tế bào hồng cầu.

-  Giúp duy trì xương khỏe mạnh, mạch máu, dây thần kinh và chức năng miễn dịch, góp phần hấp thụ sắt.

-  Giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch và loãng xương.

-  Duy trì mức năng lượng cần thiết cho cơ thể.

-  Cân bằng hormone.

-  Tác động lên các phản ứng enzyme và duy trì sức khỏe của các mô liên kết.

 

 

 

 

Dấu hiệu thiếu hụt đồng

 

Chức năng miễn dịch: Quá ít đồng có thể dẫn đến giảm bạch cầu. Đây là sự thiếu hụt các tế bào bạch cầu, hoặc bạch cầu trung tính, chống lại nhiễm trùng. Một người có mức độ bạch cầu trung tính thấp có nhiều khả năng mắc bệnh truyền nhiễm.

 

Loãng xương: Thiếu đồng nghiêm trọng có liên quan đến mật độ khoáng xương thấp hơn và nguy cơ loãng xương cao hơn.

 

Sản xuất collagen: Nếu không có đủ đồng, cơ thể không thể thay thế các mô liên kết bị hư hỏng hoặc collagen tạo nên giàn giáo cho xương. Điều này có thể dẫn đến 1 loạt các vấn đề, bao gồm rối loạn chức năng khớp, khi các mô cơ thể bắt đầu bị phá vỡ.

 

Một số triệu chứng thiếu hụt khác:

-   Thiếu máu

-   Đau nhức cơ bắp

-   Giảm cân không rõ nguyên nhân

-   Xanh xao

-   Xương giòn

-   Nhiệt độ cơ thể thấp hoặc luôn cảm thấy lạnh …

 

Cần tiêu thụ bao nhiêu lượng đồng ?

 

Lượng tiêu thụ mỗi ngày theo độ tuổi là:

-   Bé từ 0–6 tháng: 200mcg/ngày

-   Trẻ em từ 6 tháng–14 tuổi: từ 220–890mcg/ngày tùy theo độ tuổi chính xác

-   Thanh thiếu niên từ 14–18 tuổi: 890mcg/ngày

-   Người lớn: 900mcg/ngày

-   Phụ nữ đang mang thai: 1.000mcg/ngày

-   Phụ nữ đang cho con bú: 1.300mcg ngày

 

Lợi ích sức khỏe

 

Cải thiện hoạt động não

 

 

 

 

Thiếu đồng trong thời kỳ mang thai có thể dẫn tới dị dạng cấu trúc và bất thường về thần kinh và miễn dịch kéo dài ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là vì đồng cần thiết cho sự tổng hợp phospholipid, đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành vỏ myelin, lớp vỏ bao bọc các tế bào thần kinh cải thiện hoạt động não của bào thai.

 

Chống nhiễm khuẩn/nấm và virus

 

Đồng có đặc tính diệt khuẩn mạnh, có thể phòng ngừa nhiễm vi khuẩn, nấm cũng như virus và hỗ trợ điều trị các nhiễm trùng. Duy khẩu phần đồng giúp giảm lây truyền các nhiễm trùng mắc phải ở bệnh viện, bệnh lây qua thực phẩm và cũng điều trị nhiễm nấm chân và vết thương.

 

Giảm nguy cơ thiếu máu

 

Vì đồng có liên quan đến hấp thu sắt, thiếu đồng trong cơ thể có thể khiến bạn có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt. Loại khoáng chất này cũng giúp phát triển các tế bào máu mới bằng cách duy trì hàm lượng sắt và điều tiết lưu thông máu trong cơ thể.

 

Phòng bệnh tim

 

Nếu bạn bị thiếu đồng, nguy cơ bị huyết áp cao và bệnh tim tăng vì nó có thể dẫn tới suy giảm tuyến phòng ngự oxy hóa. Ngoài ra, đồng có đặc tính chống oxy hóa và hỗ trợ sản sinh prostaglandin, làm giảm nguy cơ viêm và tổn thương động mạch, ngăn ngừa các biến chứng tim mạch.

 

Tăng cường năng lượng cho cơ thể

 

ATP là nguồn năng lượng dễ dàng tiêu hao. Trong khi đó, đồng lại là chất sản xuất nguồn năng lượng ATP này. Đồng hoạt động như một chất xúc tác trong việc giảm oxy phân tử thành nước, đó là phản ứng hóa học xảy ra khi tổng hợp ATP.

 

Đồng cũng thúc đẩy lượng protein trong cơ thể bằng cách giải phóng sắt trong máu để phát huy hết tác dụng. Vì điều này ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất ATP và protein, giúp chữa lành cơ, khớp và mô để duy trì mức năng lượng cao.

 

Giúp cân bằng hoạt động tuyến giáp

 

Đồng đóng vai trò rất quan trọng trong chức năng tuyến giáp bởi vì nó hoạt động với các khoáng chất như kẽm, kali và canxi cần thiết cho cơ thể để cân bằng hoạt động tuyến giáp và ngăn ngừa chứng suy giáp hoặc cường giáp.

 

Khi một trong những khoáng chất quan trọng này dư thừa hoặc thiếu, tuyến giáp có thể bị ảnh hưởng. Điều này sẽ khiến bạn mệt mỏi, tăng cân hoặc mất cân bằng, thay đổi nhiệt độ cơ thể, chán ăn và gặp các triệu chứng không mong muốn khác.

 

Thực phẩm hàng đầu chứa nhiều đồng

 

1.Gan

Gan động vật rất nhiều dinh dưỡng, chứa một nguồn đồng tuyệt vời, cực kì bổ dưỡng. 1 miếng gan 67g có thể cung cấp 10,3mg đồng.

 

 2.Hàu

Loài hải sản này chứa ít calo và nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như kẽm, selen và vitamin B12. Cung cấp một nguồn đồng tốt, 100g hàu cung cấp khoảng 7.6mg đồng.

 

3. Cải xoăn

Rau cải xoăn được xếp hàng đầu trong các loại rau về thành phần dinh dưỡng và lợi ích mà nó mang lại. Phải nói rằng thần dược này gần như có đầy đủ các khoáng chất và dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe, giúp tăng cường oxy hóa, giảm lượng cholesterol và ngăn ngừa ung thư. Ăn một chén canh với 48 mg cải xoăn, có thể giúp cơ thể bạn tích lũy 68% đồng rồi đấy.

 

4. Hạnh nhân

 

 

 

 

Hạnh nhân có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, ngăn ngừa ung thư, giúp duy trì sức khỏe da và giảm cơn thèm ăn rất hiệu quả. 41% đồng sẽ được tìm thấy trong 29 mg hạnh nhân.

 

5. Quả bơ

Chắc hẳn người tiêu dùng chẳng còn ai xa lạ với quả bơ, một loại quả không chỉ thơm ngon, bổ rẻ mà còn giảm thiểu các chứng đau xương khớp, giảm cholesterol, bảo vệ đôi mắt sáng khỏe, giúp bạn có giấc ngủ ngon và phòng chống ung thư rất hiệu quả. Nửa trái bơ khoảng 0,12 mg sẽ tương đương với khoảng 17% đồng.

 

6. Hạt điều

Có thể bạn chưa biết, tuy nhỏ bé xinh xắn nhưng hạt điều lại rất có giá trị dinh dưỡng. Loại thức ăn nhẹ này chứa nhiều vitamin thiết yếu, nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể và là một trong số ít thực phẩm giàu hàm lượng đồng rất tốt cho việc giảm cân, các bệnh về tim mạch và xương khớp. Với 0,62 mg hạt điều có chứa đến 88% hàm lượng đồng.

 

7. Nấm hương

Nếu những ai ưa chuộng hương vị của nấm, chắc chắn không thể bỏ qua dưỡng chất vừa ngon, vừa bổ của loại thực phẩm này. Không chỉ giàu kẽm, canxi, photpho mà nấm hương còn chwusa rất nhiều đồng. Chỉ cần 1,29mg nấm nấu chín bạn có thể cung cấp đến 184% lượng đồng cho cơ thể.

 

Đồng – khoáng chất rất quan trọng đối với cơ thể. Để tránh thiếu hụt, hãy chắc chắn bổ sung qua nhiều nguồn khác nhau trong chế độ ăn của bạn. Đảm bảo sẽ thấy sức khỏe bạn khả quan hơn nhiều đấy !

 

 

 

Bài viết liên quan

Mamavica - Sắt, DHA, Acid Folic - Bộ ba dưỡng chất vàng cho bà bầu

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Mamavica  là sản phẩm thuận tự nhiên an toàn, lành tính tiên phong ứng dụng công nghệ sinh học Bio Organic cho các mẹ trước, trong và sau sinh, người thiếu máu. Mamavica bổ sung bộ ba dưỡng chất vàng bao gồm: Sắt, DHA và Acid Folic được kết hợp trong một công thức tối ưu cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi, mẹ bỉm, người thiếu máu. 

Ra mắt sản phẩm Scumin Gold - Công thức đột phá mới cho kẽm hữu cơ sinh học

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Sự ra đời của Scumin Gold là bước cải tiến đột phá mới bắt nguồn từ thành công của sản phẩm Scumin. Với công thức hoàn hảo kết hợp thành tỷ lệ vàng đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng của trẻ nhỏ, Scumin Gold hỗ trợ giúp ăn ngon, tăng cường tiêu hóa và bổ sung các vitamin cùng khoáng chất cho sức khỏe.

Scumin Gold - Kẽm hữu cơ sinh học từ mầm đậu xanh

Scumin Gold là thành tựu nghiên cứu tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ sinh học vào dược phẩm tại Việt Nam. Kế thừa thành công của dòng sản phẩm Scumin trước đây, phiên bản Scumin Gold là dòng cốm dinh dưỡng cung cấp các vi chất sinh học hữu cơ từ mầm đậu xanh độc quyền bao gồm kẽm, selen, đồng, mangan và đặc biệt là công thức các vitamin nhóm B, C theo tỷ lệ vàng chuẩn châu Âu.

Kẽm sinh học là gì? Sự thật về kẽm sinh học hữu cơ bố mẹ cần biết!

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Cụm từ “trẻ biếng ăn bổ sung kẽm” luôn là một chủ đề “hot” được bàn luận rôm rả trên các diễn đàn, hội nhóm bỉm sữa. Nhiều bố mẹ đã lựa chọn kẽm sinh học cho con. Đây chính dòng kẽm mới xuất hiện trên thị trường nhưng đã sớm khẳng định được vai  trò và những ưu điểm vượt trội so với các dòng kẽm trước đây. Hãy cùng VHN Bio tìm ra lý do vì sao kẽm sinh học lại đáng được yêu thích như vậy qua bài viết dưới đây.

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé