vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Lời khuyên dinh dưỡng cho trẻ trong một năm đầu đời

18/11/2020   2354 lượt xem

12 tháng đầu tiên luôn là thời điểm quan trọng nhất với trẻ, khi chúng bắt đầu tập ăn dặm và hình thành những nhận thức đầu tiên về thành phần, mùi vị và màu sắc của thức ăn. Bên cạnh sữa mẹ và sữa công thức, mẹ có thể thiết lập chế độ ăn dặm cho bé tương ứng với từng giai đoạn dưới đây trong một năm đầu đời, giúp bé bổ sung các dưỡng chất cần thiết, tăng trưởng đều và có một hệ miễn dịch tốt. Đồng thời, ăn dặm đúng thời điểm còn giúp giảm thiểu nguy cơ bị dị ứng thực phẩm. 

 

Tuy nhiên, mẹ lưu ý nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau đó bắt đầu ăn bổ sung. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ngoài việc phòng ngừa bệnh viêm đường ruột, sữa mẹ cũng giúp tránh tử vong do tiêu chảy cho trẻ từ 1-2 tuổi.

1. Dinh dưỡng cho trẻ giai đoạn 4 - 6 tháng tuổi

1.1. Giai đoạn 4 - 6 tháng tuổi nên cho trẻ ăn gì?

Ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc đóng vai trò quan trọng bổ sung lượng sắt cần thiết cho bé mà sữa mẹ không thể đáp ứng đủ. Đồng thời, ngũ cốc cung cấp chất dinh dưỡng phục vụ phát triển cả thể chất lẫn trí não của trẻ. 

Ngũ cốc cũng là thực phẩm mềm, dễ ăn, dễ tiêu hoá, thích hợp với hệ tiêu hoá còn non nớt của trẻ.

1.2. Chế biến như thế nào?

Mẹ có thể xay ngũ cốc với sữa mẹ hoặc sữa công thức, hoặc nấu chín với nước thịt.

> XEM THÊM:

- Những điều cần biết về ăn dặm giai đoạn đầu của trẻ

- Ăn dặm sai cách - Hậu quả khôn lường

- Lượng ăn qua từng giai đoạn của mỗi phương pháp ăn dặm

2. Dinh dưỡng cho trẻ giai đoạn 6 - 8 tháng tuổi

2.1. Giai đoạn 6 - 8 tháng tuổi nên cho trẻ ăn gì?

- Trái cây xay nhuyễn hoặc ép lấy nước (chuối, lê, táo, mơ, mận khô).

- Sữa chua (sữa chua nguyên chất hoặc sữa hạt).

- Các loại rau củ nghiền hoặc xay nhuyễn (bơ, cà rốt, đậu Hà Lan, khoai tây, bí).

- Bổ sung chất đạm (thịt gà, gà tây,  hoặc cá không xương).

- Các loại đậu (đậu lăng, đậu đen, đỏ, hoặc đậu cúc).

Các bác sĩ trước đây từng khuyên mẹ giai đoạn này chưa nên cho bé trải nghiệm các loại thịt. Tuy nhiên, sau khi tiến hành nghiên cứu lại, họ cho rằng thịt chính là nguồn cung cấp sắt dồi dào cho bé, bổ sung lượng sắt cần thiết khi bú mẹ chưa đủ.

2.2. Chế biến như thế nào?

- Trái cây: Rửa sạch và ngâm muối tất cả các loại trái cây tươi, sau đó nướng, luộc hoặc hấp cho đến khi mềm. Tiếp theo mẹ cho vào máy xay nhuyễn (có thể kết hợp với ngũ cốc nguyên hạt).

- Sữa chua: Ban đầu hãy trộn cùng sữa mẹ, sữa công thức hoặc nước để bé dễ ăn. Khi bé đã quen, mẹ nên cho thức ăn bớt lỏng hơn để luyện kỹ năng nhai của bé.

- Rau củ: Rửa sạch và ngâm muối tất cả các loại rau tươi; sau đó nướng, luộc hoặc hấp cho đến khi mềm. Tiếp theo mẹ cho vào máy xay nhuyễn.

Ban đầu hãy trộn cùng sữa mẹ, sữa công thức hoặc nước để bé dễ ăn. Khi bé đã quen, mẹ nên cho thức ăn bớt lỏng hơn để luyện kỹ năng nhai của bé.

- Các loại đạm:

+ Cắt thịt hoặc cá thành những miếng rất nhỏ.

+ Nấu chín, sau đó nghiền hoặc cắt nhỏ đậu.

3. Dinh dưỡng cho trẻ giai đoạn 8 - 10 tháng tuổi

- Các loại trái cây và rau nghiền. 10 loại trái cây rất tốt cho sức khỏe của bé trong giai đoạn này: táo, chuối, chanh dây, khế, việt quất, xoài, đu đủ, lựu, ổi, kiwi...

- Các món ăn nhẹ: bánh quy ăn dặm, trái cây mềm cắt miếng, mì ống hoặc rau nấu chín.

- Chế phẩm từ sữa: phô mai tiệt trùng.

- Trứng chưng, trứng khuấy.

4. Dinh dưỡng cho trẻ giai đoạn 10 - 12 tháng tuổi

Giai đoạn này, bé đã mọc nhiều răng hơn và nhai hiệu quả hơn, vì vậy có thể ăn các món thường ngày cùng gia đình. Mẹ lưu ý cắt nhỏ hoặc nghiền đúng cách để bé nhai và nuốt an toàn.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên rằng trừ phi gia đình có tiền sử bị dị ứng, nếu không mẹ nên cho bé tập làm quen với các loại đậu phộng, trứng, lúa mì hoặc cá. Lưu ý quan sát phản ứng tiếp nhận của bé, nếu bé có những biểu hiện của dị ứng thực phẩm, mẹ hãy dừng ngay và đưa bé tới các cơ sở khám chữa bệnh. 

Tránh sữa bò nguyên chất và mật ong cho đến khi bé tròn 1 tuổi. Vì mật ong có thể gây ra căn bệnh ngộ độc thịt nguy hiểm gây bại liệt ở trẻ.

Bà mẹ nào cũng luôn mong muốn con mình ăn đúng, ăn đủ, ăn ngoan để phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần. Nắm vững 4 thời điểm quan trọng nêu trên, chắc chắn mẹ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi chọn lựa thực phẩm phù hợp cho bé. Để được hỗ trợ tư vấn sức khoẻ và bổ sung vi chất dinh dưỡng sinh học cho bé, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Nguồn tài liệu tham khảo từ Webmd.com/

 

Bài viết liên quan

Chuyên gia hướng dẫn: Cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Năm 2020, tỷ lệ trẻ từ 6-59 tháng tuổi thiếu máu do thiếu sắt khoảng 19,6%, cao nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (23,4%) và Tây nguyên (26,3%). Do đó câu hỏi đặt ra là cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn cho trẻ. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng các chuyên gia VHN Bio tìm hiểu qua bài viết này.

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là một vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm, thắc mắc. Trẻ chậm tăng cân có thể do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không hợp lý, tình trạng thiếu vi chất, vitamin khiến giảm khả năng hấp thu của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì, hãy cùng VHN Bio tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

05 nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Hiện nay, dưới thời tiết nắng gắt của mùa hè đa số các bà mẹ lựa chọn cho con nằm trong phòng điều hòa để giúp con tránh khỏi đổ mồ hôi gây khó chịu và rôm sảy cho bé. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sử dụng điều hòa không đúng cách khiến trẻ hay gặp nhiều vấn đề về hô hấp như ho, nghẹt mũi, viêm mũi,...Vì vậy, trước thực trạng đó các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio đã tổng hợp chi tiết những nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm thông qua bài viết dưới đây.

GIẢI ĐÁP:

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Sắt là nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều mẹ trăn trở rằng liệu bổ sung sắt cho trẻ từ những năm tháng đầu đời có ảnh hưởng gì xấu tới con hay không và nên bổ sung như thế nào là hiệu quả, an toàn nhất?  Vậy “ Có nên bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh?’’ hãy cùng các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio tìm hiểu và giải đáp câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây.

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé