Trẻ em trên 6 tháng bắt đầu bước sang giai đoạn ăn dặm để bổ sung chất dinh dưỡng. Có 3 phương pháp ăn dặm phổ biến, với mỗi phương pháp lại có định lượng thức ăn khác nhau tùy theo từng tháng tuổi của con. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng biết được con cần ăn lượng thức ăn như nào thì mới đủ cung cấp chất dinh dưỡng. Cùng Viện Dinh dưỡng VHN Bio tìm hiểu lượng ăn qua từng giai đoạn theo những phương pháp ăn dặm khác nhau.
Ăn dặm truyền thống là phương pháp bố mẹ cho bé ăn bột hoặc cháo kết hợp với các loại thực phẩm khác như rau, thịt, cá,.... Tùy vào từng giai đoạn và khả năng ăn uống mà bé có thể xác định lượng ăn phù hợp. Mẹ cũng có thể tham khảo theo chế độ ăn như sau:
Giai đoạn này, bé vẫn còn bú mẹ là chính, khoảng 600 - 700ml/ngày. Với lượng thức ăn dặm, mẹ có thể định lượng ăn dặm mỗi ngày như sau:
- Bột gạo: 20g
- Thịt, cá: 20 - 30g
- Rau: 20g
- 1 - 2 thìa cà phê dầu ăn
Khi bé bước sang tháng thứ 8, thứ 9, khả năng ăn uống của bé cũng tốt hơn. Mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức nhưng tăng lượng thức ăn dặm nhiều hơn, cụ thể:
- Bột gạo: 40 - 60g
- Thịt, cá: 40 - 50g
- Rau: 40g
- 5 - 6 thìa cà phê dầu ăn
- Bổ sung thêm nước hoa quả, hoa quả nghiền, sữa chua, caramel,... cho bé.
Ở giai đoạn 10 - 12 tháng, mẹ có thể tăng số bữa ăn từ 1 - 2 bữa/ngày lên 3 - 4 bữa/ngày, vẫn duy trì bú mẹ hoặc sữa công thức với lượng sữa khoảng 500 - 600ml/ngày. Lượng ăn dặm ở giai đoạn này cụ thể như sau:
- Bột gạo: 60 - 80g
- Thịt, cá: 60 - 80g
- 7 - 8 thìa cà phê dầu ăn
Ở giai đoạn này, khả năng ăn thô của bé đã khá tốt, mẹ có thể bổ sung thêm nui, bánh mì, cơm,... trong bữa ăn cho bé. Định lượng ăn dặm của bé mẹ có thể tham khảo như sau:
- Gạo: 100 - 120g
- Thịt, cá: 100 - 200g
- 3 - 4 quả trứng
- Rau: 50 - 80g
- 20 - 30g dầu ăn
- Hoa quả: 100 - 150g
Lưu ý: Định lượng thức ăn dặm qua từng giai đoạn này là định lượng hàng ngày, mẹ nên chia nhỏ thành nhiều bữa và có thể điều chỉnh tăng giảm nếu tùy theo khả năng của trẻ.
> XEM THÊM:
- Cho bé ăn dặm sai cách có thể khiến mẹ mất cơ hội nuôi con
- Nhiều mẹ băn khoăn: Ăn dặm sớm có ảnh hưởng gì?
- Bé ăn dặm khi nào? Các dấu hiệu báo hiệu bé sẵn sàng ăn dặm
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp mẹ sẽ chuẩn bị riêng từng loại thức ăn, không trộn lẫn vào nhau rồi cho bé ăn. Phương pháp này giúp bé có thể cảm nhận được rõ ràng mùi vị của từng loại thức ăn, kích thích vị giác và sự thèm ăn cho trẻ. Với mỗi giai đoạn, lượng thức ăn của trẻ sẽ thay đổi, mẹ có thể tham khảo theo những gợi ý sau đây:
Đây là giai đoạn bé bắt đầu tập làm quen với hương vị của các loại thức ăn ngoài sữa mẹ. Mẹ vẫn cho bé bú mẹ theo nhu cầu, đồng thời bổ sung thêm 1 bữa ăn dặm/ngày theo định lượng sau:
- Tinh bột: Nấu cháo theo tỷ lệ 1:10, sử dụng từng thìa cà phê
- Rau, củ, quả: Từng thìa một
- Chất đạm: Đậu phụ hoặc các loại cá thịt trắng
Đây là giai đoạn bé bắt đầu làm quen với việc ăn thô, các loại thực phẩm cũng đa dạng hơn so với giai đoạn đầu, cụ thể:
- Ngũ cốc: tỷ lệ 1:7 hoặc 1:5: Khoảng 50 - 80g
- Tăng số bữa ăn lên 2 bữa/ngày
- Thức ăn được chế biến theo dạng lổn nhổn, mềm để bé có thể dùng lưỡi, lợi nghiền nát được thức ăn.
Giai đoạn này bé ăn thô được nhiều hơn và tốt hơn, mẹ có thể tăng số bữa lên 3 bữa/ngày, lúc này sữa chiếm khoảng 60 - 70% nguồn dinh dưỡng của bé.
- Ngũ cốc: tỷ lệ 1:5
- Bổ sung thêm trái cây
Ăn dặm bé chỉ huy là phương pháp bé sẽ tự ăn mà không cần sự trợ giúp của bố mẹ. Mẹ sẽ bày một khay thức ăn đã được hầm mềm và cho bé tự cầm ăn. Với phương pháp này, bé sẽ được tự do khám phá mùi vị, màu sắc, hình dáng, đồng thời bố mẹ tôn trọng quyết định của trẻ về lượng ăn cũng như các món ăn.
Khác với 2 phương pháp trên, phương pháp ăn dặm bé chỉ huy không phân chia theo lượng ăn qua từng giai đoạn mà sẽ chia theo từng giai đoạn kỹ năng của bé. Tùy theo sự phát triển của từng bé mà thời gian, thời điểm, định lượng cũng khác nhau.
Khi bé đã bắt đầu ngồi vững, không bị cứng cổ là mẹ đã có thể bắt đầu cho bé luyện tập ăn dặm. Ở giai đoạn này, bé tập kỹ năng là chính, nên việc đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ là chưa cần thiết. Mẹ nên tập cho bé ăn dặm với những loại thức ăn dễ cầm nắm và có lợi cho sức khỏe như các loại rau, củ, quả: cà rốt, bí đỏ, su su,....
Ở giai đoạn này, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé, do vậy dù bé chỉ tập ăn dặm với trái cây và một số loại rau củ thì vẫn có thể phát triển toàn diện và khỏe mạnh.
Giai đoạn này bắt đầu khi trẻ được khoảng 9 tháng tuổi. Lúc này, trẻ đã có thể ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm hơn, mẹ có thể chế biến đa dạng nhiều món để bé có thể khám phá được nhiều loại thức ăn khác nhau.
Giai đoạn bắt đầu khi bé được hơn 15 tháng tuổi, nguồn dinh dưỡng chính cho bé lúc này chính là thức ăn. Chính vì thế, khẩu phần ăn cho trẻ cần đảm bảo 4 nhóm chất: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, trong đó rau củ quả chiếm đến 50% và nên lựa chọn ngũ cốc nguyên cám trong bữa ăn cho trẻ.
Giai đoạn này, bé đã có thể ăn được hầu hết các loại thức ăn như người lớn, mẹ chú ý tránh một số loại thực phẩm gây dị ứng cho bé.
Chú ý: Khi trẻ trên 1 tuổi, tổng lượng sữa chỉ khoảng 400 - 500ml. Tuy nhiên, trong quá trình ăn dặm, nếu lượng sữa và lượng thức ăn bị chênh lệch quá nhiều, mẹ nên điều chỉnh lại lượng sữa cho bé để đảm bảo bé nhận đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Để tìm hiểu kỹ hơn về kinh nghiệm ăn dặm cũng như được tư vấn về các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé, mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Làm thế nào để cắt, giảm cơn ho cho trẻ là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm hiện nay, đặc biệt khi đang trong thời điểm giao mùa. Liệu thuốc kháng sinh có phải phương án duy nhất để mẹ lựa chọn hay bên cạnh đó còn các phương án khác? Trong bài này, mẹ hãy cùng VHN Bio tìm hiểu về 11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian.
Các câu hỏi đặt ra như sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé loại nào tốt luôn khiến ba mẹ đau đầu, khi hiện nay có hàng trăm loại sản phẩm và các bài viết review quảng cáo vô tội vạ. Trong bài viết này, VHN Bio sẽ gửi tới các mẹ những đánh giá chi tiết từ A-Z về TOP 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ được yêu thích và sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Rôm sảy thường trông giống như những vết mụn nhỏ có màu đỏ hoặc trắng ở trên da. Các bọc mụn này chứa đầy chất lỏng, xuất hiện ở bất kì nơi nào mà cơ thể đổ mồ hôi nhiều như dưới ngực, háng và mặt. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ bị rôm sảy nhất. Cùng các chuyên gia của VHN Bio tìm hiểu rõ hơn về rôm sảy ở dưới đây nhé.
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé