vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Luyện cho bé tự ăn - Không có gì là khó

28/09/2019   24602 lượt xem

Hẳn các mẹ đã từng thấy một vài bé tự giác xúc ăn “ngon lành” và ước mong ngày nào đó bé nhà mình cũng có thể tự ăn như thế. Các mẹ biết không: Thực tế không đứa trẻ nào giống đứa trẻ nào, mỗi bé phát triển theo cách riêng của chúng dưới sự hướng dẫn, chăm sóc của cha mẹ. Nuôi dạy con một cách từ tốn - nhẹ nhàng - khoa học, hướng con theo tính tự lập và uốn nắn bé từ từ, cha mẹ có thể hoàn toàn giúp bé chủ động trong việc bé tự ăn.

1. Dạy bé cách tự ăn theo độ tuổi

Ở mỗi giai đoạn khác nhau, trẻ sẽ có các kỹ năng sử dụng các bộ phận cơ thể thích hợp, bản năng tự chăm sóc mình. Do đó, mẹ hoàn toàn có thể đưa ra nhiều phương pháp để trẻ tự học ăn mà bạn không cần phải xúc, mớm cho  bé mỗi ngày.

- Giai đoạn bé từ 6 – 12 tháng tuổi: Cho bé ăn bốc

Bé có thể cầm nắm đồ vật trong tay và bắt đầu ăn dặm một số món bột, thức ăn dặm xay hoặc đồ mềm vì đã bắt đầu lên răng. Mẹ có thể cho bé tập ăn bốc thích hợp và luôn nhớ giữ gìn vệ sinh đôi tay cho bé trước khi vào bữa.

Các món ăn phù hợp cho bé ăn bốc như: bơ, bánh bông lan, phô mai, chuối, đu đủ, xoài, rau củ luộc thật mềm… để bé vừa tự lập trong ăn uống vừa tập ăn.

- Giai đoạn tập ăn từ 12 tháng tuổi trở lên: Dạy bé tự xúc đồ ăn

Bé có thể ngồi vững, tự cầm nắm đồ vật, và sử dụng đôi tay cơ bản khéo léo. Hãy để bé học cách tự xúc đồ ăn bằng muỗng, thìa vừa có thể trở thành trò chơi thú vị, vừa tạo hứng thú ăn uống và rèn luyện đôi tay khéo léo, vệ sinh trong ăn uống.

Hãy cố gắng dạy và khuyến khích bé cầm thìa muỗng, cỗ vũ và duy trì thói quen này. Sau thời gian bé sẽ học ăn thành thạo và có thể tự ăn, mẹ thì nhàn tênh, bé còn có thể ngồi ăn cùng gia đình.

Khi bé thành thạo với ăn thìa mẹ có thể tập cho bé thói quen dùng đũa. Nhiều trẻ hơn 2 tuổi đã có thể dùng đũa gắp đồ ăn ngon lành rồi nhé!

> XEM THÊM: 

- Mẹ hãy áp dụng ngay cách giúp bé ăn ngon miệng và tăng khả năng hấp thu

- Bí quyết giúp bé ăn ngon không phải mẹ nào cũng biết

- Mách mẹ cách giúp trẻ ăn ngon tăng cân khỏe mạnh

Tham gia Group Zalo để nhận thêm tài liệu về chăm sóc bé và kết nối trực tiếp với chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio

2. Các bước rèn con bé tự ăn

-  Trước khi để con tự cầm muỗng, hãy dạy bé cách tự cầm bình sữa. Vào khoảng 5-6 tháng tuổi, bé có thể cầm được bình. Hãy dạy bé đưa hai bàn tay lại với nhau ở giữa cơ thể để giữ bình sữa.

-  Khi nhận thấy con có thể cầm nắm đồ chơi (khoảng 9 tháng tuổi), bạn hãy cho bé tự ăn bằng tay. Nghe có vẻ “không vệ sinh” nhưng đây là bước bắt buộc trong quá trình rèn con tự ăn với các đồ dùng cho bé ăn an toàn. Sở dĩ bé đưa mọi thứ vào miệng là vì muốn khám phá thế giới xung quanh đấy.

-  Bạn hãy sắm sẵn một bộ đồ ăn an toàn cho bé gồm muỗng, tô, đĩa,…(lưu ý chọn loại làm từ chất liệu nhựa an toàn, thiết kế phù hợp với độ tuổi của bé và bắt mắt bé). Ban đầu bé sẽ chỉ xem chúng như những món đồ chơi khác và dần hiểu rằng, muỗng có thể đưa thức ăn vào miệng, còn tô có thể dùng đựng thức ăn.

-  Nếu bé đã biết ngồi, hãy sắm cho bé một cái ghế ngồi ăn, bày bộ đồ ăn và thức ăn phù hợp cho bé, ban đầu hướng dẫn cho bé ăn với các động tác mẫu ngộ nghĩnh và sau đó để bé "tự xử" với sự giám sát một cách tế nhị nhưng cẩn thận của mẹ. Thỉnh thoảng, mẹ phải sửa lại tư thế cho bé.

Đừng bực mình nếu bé chơi với thức ăn nhiều hơn là ăn. Nếu bé chưa sẵn sàng hoặc không hào hứng với việc luyện tập thì hãy đút cho bé và tiếp tục khơi gợi sự tò mò, ham muốn thử thách của bé khi thấy mẹ tự xúc ăn một cách rất ngon miệng. Bé cũng rất khoái trò ăn bốc (finger food) nên mẹ hãy rửa tay sạch sẽ cho bé, chuẩn bị những món dễ bốc và dễ "gặm nhấm" như những mẩu cà rốt, khoai tây luộc thật mềm, những sợi mì mềm hoặc những miếng bánh ngũ cốc mềm vừa tay và tan trên lưỡi để bé không bị hóc... Tuy bày bừa và làm rơi vãi thức ăn đủ mọi nơi nhưng khoảnh khắc ấy bé vẫn thật đáng yêu đó mẹ ơi! Và mẹ cũng nhớ cẩn thận với độ nóng, lạnh, cứng mềm của món ăn cho bé nữa nhé! 

2.1. Tâm lý

Hãy kiên nhẫn, nhẹ nhàng, nhưng cương quyết, đồng thời hiểu được tâm lý của trẻ. Khen ngợi nỗ lực cầm muỗng của bé, mỗi khi bé xúc được thức ăn đưa vào miệng mà ít bị rơi. Vừa được khen vừa được khuyến khích bé sẽ rất thích thú, hào hứng với việc tự ăn hơn.

2.2. Tập cho trẻ thói quen bắt chước

Cho trẻ ăn chung với cả nhà để con bắt chước người lớn ăn cơm. Các bé rất thích bắt chước người khác, nên khi được ăn cơm cùng người lớn bé sẽ thích thú với việc được ăn bằng bát, cầm thìa như người lớn và tự xúc ăn.

2.3. Và hai không…

-  Không dùng các phương tiện giải trí như máy tính bảng, tivi hay bày xung quanh bé một đống đồ chơi để mua chuộc bé. Những trò này ban đầu có vẻ hiệu quả. Tuy nhiên, bé sẽ trở nên bị lệ thuộc và khi không được chơi thì dứt khoát không ăn.

-  Không ép bé ăn một cách cứng nhắc, dừng ăn khi thấy bé đã đủ no và hãy để bé có cảm giác đói bụng, bé sẽ ăn ngon hơn.

Tập cho bé tự ăn là một quá trình đều đặn, lâu dài đòi hỏi ở mẹ sự kiên nhẫn và đúng phương pháp.

Khi trẻ tập ăn chúng sẽ biết tự chủ động và có trách nhiệm với bản thân, bố mẹ phải tạo cơ hội để chúng phải tự lập, phát triển đúng giai đoạn, đừng vì quá yêu thương mà chiều chuộng, bao bọc trẻ vì nó sẽ hại nhiều hơn lợi.

3. Bí quyết giúp trẻ tự ăn ngoan không cần ép

Để trẻ có thể ngoan ngoãn tự giác mỗi bữa ăn không cần phải ép, mẹ có thể nắm bắt một vài bí quyết sau giúp bữa ăn của trẻ thoải mái, vui vẻ, mẹ cũng nhàn hơn nhé!

3.1. Chế biến và trình bày thức ăn bắt mắt 

Độ tuổi tập ăn của trẻ thường là từ 6 tháng đến 2 tuổi. Trong khoảng thời gian này, trẻ rất thích thú với những thứ có nhiều màu sắc và hình thù đặc biệt. Vì vậy, nếu các mẹ cố gắng sáng tạo những món ăn đa dạng hơn sẽ giúp trẻ tò mò và cảm thấy muốn ăn thử hơn. 

3.2. Cho trẻ vận động nhiều giúp trẻ mau đói, thèm ăn hơn 

Có nhiều bố mẹ chia sẻ rằng trong lúc ngủ con vẫn có thể phát triển được nên thường để cho con ngủ thoải mái. Tuy nhiên, nếu bố mẹ xây dựng thời gian biểu cân đối giữa vận động và ngủ sẽ tốt hơn cho sự phát triển của trẻ. Vận động nhiều giúp trẻ:

- Trẻ vận động nhiều chân tay sẽ cứng cáp hơn, trẻ hoạt bát và phản xạ nhanh hơn. 

- Trẻ vận động nhiều sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, giúp trẻ nhanh đói. 

- Sau khi ăn, trẻ vận động nhiều giúp tiêu hóa tốt hơn, tạo cảm giác thèm ăn. 

3.3. Bổ sung các loại khoáng chất kích thích tiêu hóa của trẻ

Hệ tiêu hóa như một nhà máy cung cấp năng lượng đối với cơ thể của trẻ nhỏ. Vì vậy, muốn trẻ ăn ngon, hấp thu tốt và tăng cân thuận tự nhiên, bố mẹ nên bổ sung một số loại khoáng chất sau nhằm kích thích hệ thống tiêu hóa.

- Kẽm là một trong những khoáng chất kích thích hệ tiêu hóa của trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, tạo cảm giác thèm ăn cho trẻ. 

- Vitamin nhóm B và vitamin C: tăng cường chuyển hóa hấp thu dưỡng chất, cho trẻ cảm giác ăn ngon miệng hơn. 

- Selen: Tăng cường miễn dịch hệ tiêu hóa cho cơ thể, kích thích hoạt động của các vị khuẩn có lợi. 

Chuyên gia dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng VHN Bio gợi ý cho bố mẹ một sản phẩm cải thiện tình trạng biếng ăn đang rất được ưa chuộng. Sản phẩm tự hào mang lại đầy đủ các loại dưỡng chất có lợi cho đường tiêu hóa của trẻ, đảm bảo an toàn, lành tính tuyệt đối. 

Không có mô tả ảnh.

Nếu con biếng ăn, chậm tăng cân, hấp thu kém..., bố mẹ hãy đăng ký ngay tại đây để nhận tư vấn miễn phí về cách chăm sóc trẻ hiệu quả từ Viện Dinh dưỡng VHN Bio nhé!

Cuối cùng, hãy bắt đầu tập cho con thói quen tự lập khi ăn và xem đó là một công việc nghiêm túc, cần đầu tư thời gian, công sức và cần có cả phương pháp thật khoa học nữa, bạn nhé!

Trong quá trình chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho con, nếu có bất kỳ khó khăn nào cần sự đồng hành của các chuyên gia có chuyên môn, mẹ vui lòng inbox fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 / Zalo: 0936.65.35.45 để được các bác sĩ/ dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí trong suốt quá trình phát triển của con.

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé