Viêm họng là tình trạng thường gặp ở trẻ, đặc biệt trong thời điểm giao mùa dịch bệnh phức tạp. Trẻ chớm viêm họng với các triệu chứng nhẹ không nên dùng kháng sinh ngay để điều trị mà thực hiện các biện pháp giúp con giảm nhẹ. Mẹ “bỏ túi” ngay những cách điều trị viêm họng amidan cấp và hiệu quả mà không cần dùng thuốc cho con nhé!
Những yếu tố, nguyên nhân gây ra tình trạng viêm họng ở trẻ bao gồm:
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC, virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm họng, niêm mạc bị tổn thương và có tình trạng sưng viêm gây khó chịu ở trẻ. Trường hợp trẻ chỉ bị nhẹ, mẹ không nên sử dụng thuốc tây mà sớm thực hiện các biện pháp tự nhiên giúp đẩy lùi các triệu chứng một cách an toàn, nhanh chóng và hiệu quả. VHN Bio chia sẻ cùng mẹ các cách dưới đây!
Dùng mật ong là một trong những cách phổ biến từ xưa để giảm viêm họng hiệu quả nhờ đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn và làm lành vết thương. Theo một nghiên cứu khoa học, dùng 2 thìa mật ong mỗi ngày, chia làm hai lần giúp giảm viêm họng hiệu quả. Mật ong cũng được chứng minh về khả năng tiêu diệt vi khuẩn và giảm ho đi kèm.
Tuy nhiên, các mẹ không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì thành phần nhiễm vi sinh vật có độc tính có thể gây ngộ độc.
Các cách dùng mật ong ngay tại nhà
- Ăn trực tiếp
- Hòa với nước ấm theo tỷ lệ mật ong : nước = 1 : 3, uống vào sáng sớm
- Kết hợp mật ong với các thảo dược khác: gừng, tỏi, chanh, ngâm với chanh hoặc quất, …
Nước muối có thể không giúp giảm đau nhanh chóng nhưng sẽ tốt cho tình trạng viêm, làm dịu cổ họng nhờ khả năng sát khuẩn vết thương, tiêu viêm. Ngoài ra, nước muỗi cũng hỗ trợ làm tan dịch nhầy, đờm ứ lại để đường hô hấp thông thoáng hơn.
Súc miệng nước muối ấm mỗi ngày 1 - 2 lần là biện pháp hữu hiệu để phòng các bệnh viêm đường hô hấp. Mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý cho con nhỏ thay vì tự pha ở nhà. Nước muối pha chỉ nên dùng cho người lớn.
Cách pha và dùng như sau:
- Cho vào 1/2 – 1 thìa cà phê muối vào 1 ly nước ấm ( 250 – 300ml). Khuấy đều đến tan hoàn toàn.
- Dùng nước muối súc miệng 1 – 2 lần, còn lại ngậm trong 3 – 5 phút để làm sạch hiệu quả
- Nước muối tự pha chỉ dùng trong ngày, không nên pha dự trữ
Một bát canh súp hay cháo ấm nóng vừa giúp làm dịu cổ họng của con, vừa giúp con bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh chống lại bệnh. Con ốm, mẹ có thể dành thời gian vào bếp nấu cho con những món ăn bổ dưỡng: cháo gà nấm hương, cháo tía tô, cháo bí đỏ, cháo cà rốt thịt bò, súp rau củ, …
Cổ họng bị khô sẽ gây kích ứng, khó chịu và làm tình trạng viêm họng càng tệ hơn. Không khí khô cũng là một nguyên nhân gây viêm họng. Mẹ cho con uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo niêm mạc luôn đủ ẩm. Thêm vào đó, gia đình nên có máy tạo ẩm không khí vào mùa khô lạnh hoặc mẹ có thể đun nước xông hơi trong phòng cho con.
Ngoài mật ong, có nhiều loại thảo dược tự nhiên giúp cải thiện viêm họng hiệu quả nhờ đặc tính kháng viêm, chống oxy hóa, khả năng giảm đờm và làm dịu đường hô hấp: lá tía tô, bạc hà, chanh quất, tỏi, củ cải trắng, rễ cam thảo, …
Một số mẹo dân gian mẹ có thể tham khảo:
- Quất chưng đường phèn: 3 – 5 quả quất tươi cắt đôi cho vào chén cùng. Giã một ít đường phèn rồi cho vào chén, có thể thêm một chút mật ong và đem hấp cách thủy trong 15 – 20 phút. Để nguội, ăn cả nước lẫn cái.
- Lê hấp táo tàu: lê rửa sạch, nạo bỏ phần ruột. Gừng cắt sợi, táo tàu cắt nhỏ và cho vào trong quả lê. Thêm 1 ít đường phèn hoặc mật ong, chưng cách thủy trong 15 – 20 phút với lửa nhỏ. Lấy ra để nguội và dùng ăn khi còn ấm.
- Chanh đào ngâm mật ong uống dần: 1kg chanh đào rửa với nước muối trong 30 phút và để ráo. Cắt chanh thành từng lát , xếp vào hũ thủy tinh, một lớp chanh một lớp đường phèn (tất cả 0.8kg đường giã nát). Đổ mật ong (khoảng 1 lít) vào và đem ngâm trong 3 tháng. Mỗi lần dùng 1 thìa uống trước khi ăn, khoảng 3 lần/ngày.
6. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
Con bị ốm, viêm họng, mẹ càng cần chú ý hơn đến chế độ ăn của con. Mẹ nên tăng cường các thực phẩm giàu kẽm, vitamin B, vitamin C, … để hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
Mẹ bổ sung thêm cốm Phyto-roxim giúp con cải thiện tình trạng viêm và sưng đau và tăng đề kháng hô hấp. Phyto-roxim là giải pháp vi chất hướng đích hoàn toàn từ tự nhiên, hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm mũi họng hiệu quả. Sản phẩm bổ sung Kẽm, Selen hỗ trợ hệ miễn dịch, vitamin C kháng viêm tự nhiên, thành phần EX-CUMIN kháng viêm kháng khuẩn tốt cùng dịch chiết gừng giúp thông xoang, dịu đường hô hấp. Phyto-roxim được hàng nghìn mẹ bỉm sữa tin dùng nhờ tính an toàn, thân thiện với trẻ nhỏ, không gây hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc.
Để tìm hiểu kỹ hơn về Phyto - roxim®, mẹ vui lòng liên hệ qua Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé