vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

MÁCH MẸ CÁCH TẠO THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ TỪ 5 ĐẾN 8 THÁNG TUỔI

04/04/2024   168 lượt xem

Cơ thể bé trong năm đầu đời phát triển rất nhanh, 5 tháng sau sinh bé có cân nặng gấp đôi lúc mới đẻ, sau một năm cân nặng tăng gấp 3. Vì vậy đòi hỏi nguồn năng lượng rất lớn để có thể đáp ứng được sự tăng trưởng này. Đồng nghĩa với việc mẹ phải tạo được một chế độ ăn dặm cân đối, hợp lý, hiệu quả cho trẻ. 

 

 

1.Những nguyên tắc trong quá trình cho con ăn dặm mà mẹ cần nhớ.

Cho bé ăn dặm không đúng cách sẽ khiến con không hấp thu được chất dinh dưỡng, dẫn đến còi cọc, suy dinh dưỡng và dễ mắc một số bệnh nhiễm khuẩn khác. Vì vậy để có một chế độ ăn dặm tốt nhất cho bé, mẹ cần phải nắm được các nguyên tắc sau:  


- Cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều và nên tập cho trẻ ăn quen với những thực phẩm mới.

- Số lượng thức ăn và số lần ăn tăng dần theo tháng tuổi và đảm bảo trẻ ăn quen với những thực phẩm mới.

- Sử dụng đa dạng các nhóm thực phẩm sạch, tươi và được chế biến, bảo quản hợp lý.

- Tăng thêm dầu mỡ  để đảm bảo nhu cầu lipid, cung cấp năng lượng cao cho trẻ hoạt động và phát triển.

- Dụng cụ chế biến sạch, rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến và cho trẻ ăn.

- Cho trẻ bú sữa mẹ càng nhiều càng tốt.

- Không nên cho  trẻ ăn mì chính.

- Không cho trẻ ăn bánh kẹo/uống nước ngọt trước bữa ăn.

2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé. 

Để xây dựng được khẩu phần ăn dặm hợp lý cho bé mẹ cần đảm bảo các nguyên tắc:

  • Nhu cầu năng lượng cho bé, đảm bảo có đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng là: Protein, lipit, glucid, khoáng chất.

  • Cấu trúc thức ăn theo độ tuổi: 

  • Khi bắt đầu ăn dặm đến hết 6 tháng tuổi: nên ăn thức ăn ở dạng mịn, rây nhuyễn và có độ loãng.

  • Từ 7 tháng tuổi đến hết 9 tháng tuổi: thức ăn nên có cấu trúc đặc hơn, ít loãng và có hình khối, không cần rây nhuyễn.

  • Từ 10 tháng tuổi đến hết 12 tháng tuổi: mẹ hãy cho bé ăn thức ăn có cấu trúc dạng cơm nát, thịt cá xé bằng tay hoặc chà nát, rau củ thái nhỏ. 

  • Chia đều lượng thức ăn ở các bữa chính để trẻ hấp thu dinh dưỡng một cách đều đặn, không nên chỉ tập trung vào một bữa.Đảm bảo tính đa dạng các loại thực phẩm, tăng tiếp xúc mùi vị, tăng hứng thú đối với việc ăn dặm ở trẻ. 

3. Gợi ý các loại thực phẩm cần thiết cho thực đơn ăn dặm của bé.

Một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng được một khẩu phần ăn cân đối và hợp lý thì mẹ cần chọn được các loại thực phẩm phù hợp, an toàn, có giá trị dinh dưỡng cao.

Gợi ý cho mẹ 09 loại thực phẩm cần có cho thực đơn ăn dặm của bé là.


3.1. Bơ

Bơ là loại trái cây rất bổ dưỡng, chứa nhiều chất béo, vitamin E, sắt, chất xơ..cung cấp nguồn năng lượng đáng kể cho bé, giúp tăng cường hệ tiêu hóa và sức đề kháng cho trẻ. 

3.2. Sữa chua

Sữa chua chứa các vi khuẩn probiotic lành mạnh có vai trò tăng cường hệ tiêu hóa cho bé, cải thiện đáng kể khi con gặp phải các tình trạng tiêu chảy hay táo bón. Tuy nhiên không nên sử dụng sữa chua có đường để tránh tăng nguy cơ tim mạch ở bé. 

3.3. Trứng

Trứng là một trong những loại thực phẩm cung cấp protein hàng đầu cho bé, rất cần thiết cho sự phát triển mắt và não bộ.

3.4. Cà rốt

Cà rốt cung cấp vitamin A cho trẻ, một loại vitamin thiết yếu để giữ cho hệ thống miễn dịch ở trạng thái tốt và tăng cường sáng mắt cho bé.

3.5.Đậu phụ

Đậu phụ là một loại thực phẩm giàu canxi, mềm, có nguồn gốc thực vật,  một lát đậu phụ cung cấp 10% giá trị canxi hàng ngày của bé, giúp con phát triển và duy trì xương khỏe mạnh 

3.6. Thịt và cá

Thịt và cá rất quan trọng đối với bé, cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm sắt dễ hấp thụ, vitamin A, vitamin B6 và B12 và kẽm 

3.7. Cam, Táo

Cam, táo cung cấp vitamin C cho bé, giúp tăng được sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh.  

3.8.Khoai lang 

Là một loại rau củ phổ biến, khoai lang chứa chất xơ, một chất dinh dưỡng cần thiết cho tiêu hóa khỏe mạnh ở trẻ.

3.9. Yến mạch 

Là một loại ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ, đồng, selen, kẽm và nhiều chất dinh dưỡng khác rất quan trọng đối với chức năng miễn dịch và sức khỏe đường ruột của trẻ. 

4. Các lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé.

Mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau để xây dựng được thực đơn an toàn, hợp lý cho trẻ:


  • Thực phẩm ăn dặm đầu tiên của trẻ nên là rau mềm, trái cây mềm, ngũ cốc

  • Các thực phẩm cần tránh: mật ong, trứng chưa chín, sữa chưa tiệt trùng, thực phẩm hoặc đồ uống có đường,..

  • Các loại thực phẩm như thịt, cá, gia cầm… cần đảm bảo mềm, loại bỏ hết xương.

  • Em bé thích ăn ngọt hơn, vì vậy mẹ nên cho con ăn rau trước khi ăn trái cây để hạn chế khả năng trẻ sẽ từ chối rau.

  • Không nêm gia vị vào thức ăn của bé

  • Cho bé thử nhiều loại mùi vị khác nhau, nếu bé không thích một loại thức ăn quan trọng nào đấy thì trộn thức ăn đó với một loại thực phẩm bé yêu thích cho đến khi quen thuộc.

  • Lên kế hoạch trước khi nấu ăn cho bé để đảm bảo đủ các loại thực phẩm cần có.

5. Thực đơn ăn dặm cho bé từ 5 đến 7 tháng tuổi.

Nếu mẹ có sữa: Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày và cho trẻ ăn bổ sung theo thực đơn sau: 


Giờ


Thứ 2+4


Thứ 3+5+7


Thứ 6+ Chủ nhật

6 giờ


Bú mẹ


Bú mẹ


Bú mẹ

9 giờ

Bột gạo+ 4 thìa đậu xanh ( 20g)

Thịt lợn 10- 20g

Rau xanh 10g

Giá đỗ xanh 20g

Dầu ăn dặm 5g

 

Bột gạo+ đậu xanh (20g)

Thịt gà 10- 20g

Rau xanh 20g

Giá đỗ 20g

Dầu ăn dặm 5g

 

 

Bột gạo+ đậu xanh (20g)

Cá nghiền 10- 20g

Rau xanh 10g

Giá đỗ 20g

Dầu ăn dặm 5g

 

12 giờ 

Bú mẹ

Bú mẹ

Bú mẹ

14 giờ


Chuối tiêu ⅓ quả


Bơ 100g


Hồng xiêm 100g

17 giờ

Bột gạo+ đậu xanh ( 20g)

Trứng gà ½ lòng đỏ

Rau xanh 10g

Giá đỗ xanh 20g

Dầu ăn dặm 5g

 

 

Bột gạo+ 4 thìa đậu xanh ( 20g)

Tôm đã bóc vỏ 10- 20g

Rau xanh 10g

Giá đỗ 20g

Dầu ăn dặm 5g

 

 

Bột gạo+ 4 thìa đậu xanh ( 20g)

Thịt lợn 10- 20g

Rau xanh 10g

Giá đỗ xanh 20g

Dầu ăn dặm 5g

 


20 giờ đến sáng hôm sau

Bú mẹ

Bú mẹ

Bú mẹ


Giá trị dinh dưỡng

 

Năng lượng: 481,8 Kcal

Protein: 18,5g

Lipit:      24,2g

Glucid:  47,1g

 

 

Năng lượng: 420 Kcal

Protein: 19g

Lipit:      16,8g

Glucid:  48,1g

 

 

Năng lượng: 422Kcal

Protein: 18,1g

Lipit:      16,5g

Glucid:  50,5g

 


Nếu mẹ không có sữa, thay bằng sữa bột công thức theo tháng tuổi hoặc sữa đậu nành kèm theo dầu. Trường hợp trẻ ăn ít, phải tăng số bữa lên nhiều lần để đảm bảo trẻ ăn hết số bột và sữa trong một ngày.

6. Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi.
 

Giờ

Thứ 2+4

Thứ 3+5+7

Thứ 6+chủ nhật

6 giờ

Bú mẹ

Bú mẹ

Bú mẹ

9 giờ

 

 Bột gạo 30g

Thịt lợn 30g

Rau xanh 10g

Giá đỗ 20g

Dầu ăn dặm 5g

 

 

Bột gạo 30g

Cá nạc nghiền nhỏ 30g

Rau xanh 20g

Giá đỗ 30g

Dầu ăn dặm 7g

 

 

Bột gạo 30g

Trứng gà 1 lòng đỏ

Rau xanh 20g

Giá đỗ 30g

Dầu ăn dặm 7g

 

12 giờ

 

Bú mẹ 

Chuối tiêu nửa quả

 

 

Bú mẹ 

Cam 100g

 

 

Bú mẹ 

Dưa hấu 100g

 

15 giờ

 

Bột gạo 30g

Tôm nõn 30g

Rau xanh 10g

Giá đỗ 20g

Dầu ăn dặm 5g

 

 

Bột gạo 30g

Thịt gà 30g

Rau xanh 10g

Giá đỗ 20g

Dầu ăn dặm 5g

 

 

Bột gạo 30g

Gan lợn 30g

Rau xanh 10g

Giá đỗ 20g

Dầu ăn dặm 5g

 

17 giờ

 

Bú mẹ

Xoài 100g

 

 

Bú mẹ

Hồng xiêm 100g

 

 

Bú mẹ

Dưa hấu 100g

 


20 giờ đến sáng hôm sau

Bú mẹ

Bú mẹ

Bú mẹ

Giá trị dinh dưỡng

 

Năng lượng: 890,2 Kcal

Protein: 35,4g

Lipit:      36,0g

Glucid:  104,7g

 

 

Năng lượng: 852,6Kcal

Protein: 37g

Lipit:      34,6g

Glucid:  98,8g

 

 

Năng lượng: 862,6Kcal

Protein: 36,5g

Lipit:      35,8g

Glucid:  102,6g

 


Lưu ý: Mẹ không có sữa thay bằng sữa bột công thức theo tháng tuổi hoặc hỗn hợp sữa đậu nành trong dầu.

Hi vọng bài viết trên sẽ cung cấp các kiến thức bổ ích giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc xây dựng một thực đơn ăn dặm an toàn, hiệu quả cho con yêu, giúp con khỏe mạnh, phát triển toàn diện từng ngày. 


 

Bài viết liên quan

Viêm da cơ địa ở trẻ- Cách khắc phục cùng chuyên gia của VHN Bio

Viêm da cơ địa ở trẻ em là rối loạn viêm da mãn tính phổ biến nhất ở trẻ em và trẻ sơ sinh, được đặc trưng bởi ngứa, khô da. Bệnh xuất hiện đầu tiên ở độ tuổi từ 3- 6 tháng. Vậy viêm da cơ địa ảnh hưởng đến trẻ như thế nào? Cách khắc phục ra sao? Cùng các chuyên gia của VHN Bio tìm hiểu dưới đây nhé. 

 

Thuốc bôi côn trùng cắn - Mách mẹ top 05 loại thuốc bôi côn trùng cắn hiệu quả, an toàn cho bé.

Trẻ em có làn da  mỏng hơn nhiều so với người lớn, vậy nên rất dễ bị tổn thương bởi các yếu tố nguy cơ bên ngoài như ánh sáng mặt trời, bụi bẩn, phấn hoa dị ứng…đặc biệt là các loại côn trùng luôn ở xung quanh bé như muỗi, kiến, rệp giường…Nếu bị cắn, sẽ khiến da của trẻ sưng đỏ, ngứa ngáy làm cho bé khó chịu, thường xuyên quấy khóc. Do đó, bố mẹ nên chuẩn bị một typ thuốc bôi côn trùng cắn ở trong nhà để làm dịu da, giảm sưng cho bé ngay lập tức. Cùng các chuyên gia của VHN Bio tìm hiểu  các loại thuốc bôi côn trùng cắn hiệu quả cho bé ở dưới đây nhé. 

 

Bé bị rôm sảy - Mách mẹ 10 lá dân gian điều trị rôm sảy cho bé

Rôm sảy là tình trạng hay gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè, xuất hiện các nốt đỏ hoặc trắng trên da làm bé ngứa rát, khó chịu ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con.  Bé bị rôm sẩy với rất nhiều nguyên nhân. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ các kiến thức liên quan đến bệnh rôm sảy cũng như cách điều trị hiệu quả cho bé.

Mách mẹ top 05 bánh ăn dặm cho bé từ 5 - 7 tháng tuổi

Trong giai đoạn ăn dặm của trẻ, ngoài các loại đồ ăn dặm phổ biến như cháo ăn dặm, bột ăn dặm, sữa, phô mai.. thì mẹ có thể lựa chọn bánh ăn dặm cho bé để bổ sung thêm bữa phụ nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày của trẻ, đa dạng khẩu phần ăn dặm và kích thích trẻ ăn nhai.

Dưới đây là 05 loại bánh dặm cho bé đầy đủ dinh dưỡng,  hương vị thơm ngon mẹ có thể tham khảo nhé.

 

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé