vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Mách mẹ thực đơn ăn dặm bé 8 tháng, kích thích trẻ mau lớn

21/07/2020   24801 lượt xem

Khi bắt đầu bước qua tháng thứ 6, trẻ đã có thể bắt đầu chế độ ăn dặm bên cạnh việc bú sữa mẹ. Khi bé càng lớn thì nhu cầu ăn uống của trẻ cũng sẽ càng tăng theo, thực đơn dinh dưỡng cũng cần phải đa dạng hơn, đòi hỏi mẹ phải chăm sóc và chuẩn bị kỹ lưỡng cho từng bữa ăn của trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn ăn dặm bé 8 tháng tuổi. Làm thế nào để xây dựng một thực đơn phù hợp, vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để trẻ phát triển toàn diện. 

1. Mẹ có thể cho bé ăn gì trong giai đoạn ăn dặm bé 8 tháng tuổi?

Khi trẻ bước sang tháng thứ 8, bé rất cần được cung cấp đầy đủ năng lượng để có thể hoạt động trong suốt cả ngày bởi đây là giai đoạn bé bắt đầu tập nói, tập bò. Bên cạnh sữa mẹ, thực đơn ăn dặm của bé cũng phải cần cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết. Bạn nên cho trẻ ăn dặm các món ăn có dạng cháo bột hoặc xay nhuyễn để bé dễ nuốt, lựa chọn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, vitamin C, carbohydrate, chất xơ, đạm và protein. Mẹ có thể tham khảo các loại thực phẩm sau đây để đưa vào thực đơn hàng ngày cho bé:

thuc-don-be-an-dam

- Vitamin C: Có trong cam, chuối, cherry, táo, lê, dưa hấu, đu đủ, xoài, dâu tây, bơ, việt quất, nho, mơ khô,....

- Vitamin A: Cà rốt, khoai lang, bông cải xanh, bí ngô, đu đủ, cà chua, đậu Hà Lan,....

- Tinh bột: nui, gạo, bánh mì, bột ăn liền,....

- Đạm và protein: thịt gà, thịt bò, cá hồi, thịt heo, đậu hũ, sữa chua, phô mai, lòng đỏ trứng,...

> XEM THÊM:

- Chế độ ăn dặm cho bé, mẹ cần chú ý điều gì?

- Thực đơn ăn dặm lý tưởng cho bé 6 tháng tuổi

- Thế nào là ăn dặm đúng cách cho bé 7 tháng tuổi

Tham gia Group Zalo để nhận thêm tài liệu về chăm sóc bé và kết nối trực tiếp với chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio.

2. Những thực phẩm mẹ không nên cho ăn dặm bé 8 tháng

Ngoài những thực phẩm giàu dinh dưỡng mẹ cần bổ sung cho bé, mẹ cũng nên chú ý không cho trẻ ăn các loại thực phẩm sau để tránh tình trạng bé bị rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện cho bé:

- Những loại thực phẩm chứa nhiều calo: Ở giai đoạn 8 tháng tuổi, những thực phẩm giàu calo sẽ dễ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

- Không nêm muối và gia vị vào đồ ăn của trẻ: Ở giai đoạn dưới 1 tuổi, chức năng thận của bé vẫn chưa hoàn thiện. Do vậy, việc phải nạp một lượng lớn muối và gia vị sẽ dễ khiến cho thận phải làm việc quá tải. Ngoài ra, bạn cũng không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt vì sẽ gây cảm giác chán ăn, không muốn ăn khi vào bữa ăn chính nữa. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng sâu răng của trẻ.

- Không cho trẻ ăn mật ong: Trong mật ong có chứa một lượng đường vô cùng lớn, ngoài ra còn chứa bào tử của Clostridium botulinum có khả năng gây ra ngộ độc, táo bón, hôn mê ở trẻ em dưới 1 tuổi. Vì vậy, mẹ tuyệt đối không cho trẻ ăn mật ong trong giai đoạn ăn dặm bé 8 tháng.

- Các loại hải sản: tôm, cua, sò, ốc,.... là những loại thực phẩm rất dễ gây tình trạng dị ứng. Do vậy, mẹ chỉ nên cho bé ăn sau 1 tuổi.

3. Gợi ý cho mẹ thực đơn ăn dặm bé 8 tháng vừa ngon vừa bổ dưỡng

Để giúp các mẹ dễ dàng xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé, sau đây chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio sẽ gợi ý cho bạn một số món ăn dặm vừa ngon vừa bổ dưỡng cho bé:

3.1. Cháo đậu hũ cà chua

Chuẩn bị: Cháo trắng; 1 thìa canh cà chua đã bỏ hạt, băm nhuyễn; 1 thìa canh đậu hũ non đã băm nhuyễn; 1 thìa canh dầu ăn.

Cách chế biến: Nấu chín cà chua, đậu hũ với nước rồi tắt bếp, sau đó cho cháo trắng cùng 1 thìa dầu ăn trộn lên là bé có thể ăn được ngay.

3.2. Cháo thịt heo nấm rơm

Chuẩn bị: Cháo trắng, 1 thìa nấm rơm băm nhuyễn, 1 thìa thịt heo băm nhuyễn, 1 thìa dầu ăn

Cách chế biến: Nấu chín thịt heo với nước, khi thịt chín thì cho thêm nấm rơm vào đun sôi lên rồi tắt bếp. Sau đó, cho cháo trắng vào nấu chung lên, thêm một thìa dầu ăn vào là bé có thể dùng được ngay.

3.3. Cháo thịt heo bí đao

Chuẩn bị: Cháo trắng, bí đao gọt sạch vỏ, bỏ hạt, băm nhuyễn, thịt heo băm nhuyễn, 1 thìa dầu ăn

Cách chế biến: Đun thịt với nước cho đến khi sôi thì cho bí đao vào nấu cùng đến khi bí chín mềm thì cho cháo và dầu ăn vào trộn lên cho bé ăn.

Nếu trẻ biếng ăn, chậm tăng cân, kém hấp thu, các mẹ hãy đăng ký ngay để nhận tư vấn về những mẹo giúp mẹ nhàn hơn trong mỗi bữa ăn của con nhé! 

3.4. Cháo thịt heo cải ngọt

Chuẩn bị: Cháo trắng, 1 thìa cải ngọt băm nhuyễn, 1 thìa thịt heo băm nhuyễn, 1 thìa dầu ăn.

Cách chế biến: Đun thịt heo với nước cho đến khi sôi, sau đó cho cải ngọt vào nấu chín rồi tắt bếp. Cho cháo trắng và dầu ăn vào, trộn lên là bé có thể ăn được luôn.

3.5. Cháo tôm cải bẹ trắng

Chuẩn bị: Cháo trắng, 1 thìa cải bẹ trắng băm nhuyễn, 1 thìa canh tôm tách vỏ băm nhuyễn, 1 thìa dầu ăn.

Cách chế biến: Đun rau với nước cho sôi, sau đó cho tôm vào đun cùng đến khi chín rồi tắt bếp. Tiếp tục cho cháo trắng và dầu ăn, trộn đều và cho bé ăn.

4. Bộ đôi Scumin Gold & Smarty - Hỗ trợ trẻ ăn ngon miệng 

Scumin Gold & Smarty có thể gọi là một "cặp đôi hoàn hảo" giúp bổ sung vi khoáng chất dinh dưỡng đảm bảo sự hấp thu dinh dưỡng và tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. 

4.1. Thành phần có trong Scumin Gold & Smarty

Bộ đôi cung cấp hầu hết các loại dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ:

- Nhóm vi dưỡng chất có nguồn gốc 100% từ thực vật: Sắt sinh học chiết xuất từ mầm đậu đen; Kẽm, đồng, selen, mangan bio-organic chiết xuất từ mầm đậu xanh. 

- Nhóm vitamin B và vitamin C chất lượng được nhập khẩu trực tiếp từ các tập đoàn cung cấp dưỡng chất uy tín hàng đầu thế giới: như SternVitamin và DSM Thụy Sỹ. 

4.2. 6 lí do mẹ nên lựa chọn sử dụng Scumin Gold & Smarty cho trẻ

Mặc dù trên thị trường hiện nay có đa dạng các dòng sản phẩm thúc đẩy trẻ ăn ngon, ăn khỏe hơn nhưng bộ đôi Scumin Gold & Smarty luôn tự hào có những ưu điểm vượt trội:

- Là sản phẩm tiên phong ở thị trường Việt Nam sản xuất theo công nghệ Bio-organic của Hoa Kỳ giúp tăng hàm lượng dưỡng chất có trong sản phẩm lên đến 1000 lần so với tự nhiên. 

- Nguồn gốc nguyên liệu 100% xuất phát từ tự nhiên nên đảm bảo an toàn, lành tính với cơ thể trẻ nhỏ.

- Khoáng chất có trong sản phẩm ở dạng hữu cơ sinh học nên khả năng hấp thụ vượt trội, lên đến 95% gần như hoàn toàn. 

- Quá trình đào thải lượng dư thừa trong cơ thể diễn nhanh (trong khoảng 10 giờ), không gây tích tụ trong cơ thể. 

- Thành phần không gây nóng trong, táo bón nên các mẹ có thể yên tâm bổ sung cho con trong khoảng thời gian dài. 

- Dưỡng chất giúp trẻ cải thiện sức khỏe tương đối nhanh chóng, hỗ trợ phục hồi sức khỏe thuận tự nhiên. 

Để tìm hiểu kỹ hơn về kinh nghiệm ăn dặm cũng như được tư vấn về các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé, mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn / Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.

 

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường hô hấp khi có sự kích ứng hoặc tắc nghẽn. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh – đặc biệt là những bé chỉ mới vài tháng tuổi – có hiện tượng ho, dù chỉ là 1-2 tiếng, điều này vẫn khiến cha mẹ lo lắng. Nhiều bậc cha mẹ đặt câu hỏi rằng:

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

Trẻ Bị Ho Kiêng Ăn Gì? Các Mẹ Nên Biết Để Chuẩn Bị Cho Trẻ Nhỏ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron

Phải Làm Sao Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm? Biện pháp an toàn và hiệu quả

Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé