
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là bệnh thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Trung bình một đứa trẻ khỏe mạnh mỗi năm có khoảng 6 lần mắc bệnh viêm đường hô hấp. Đặc biệt, vào thời điểm giao mùa đông xuân này, mẹ cần chú ý để phòng bệnh hiệu quả cho con.
Nhiễm khuẩn hay nhiễm trùng đường hô hấp là tình trạng nhiễm vi khuẩn, vi rút tấn công làm tổn thương gây sưng viêm tại các cơ quan của hệ hô hấp. Đường hô hấp trên bao gồm mũi, họng, hầu, thanh quản, khí quản. Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ đặc trưng với các triệu chứng viêm mũi, viêm họng.
Ngược lại, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới xảy ra ở phế quản và phổi. Viêm đường hô hấp dưới thường nghiêm trọng và kéo dài hơn, thường là do biến chứng của các bệnh viêm đường hô hấp trên.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ 90% là do virus gây ra, còn lại là do vi khuẩn. Trẻ em có nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên cao vì 2 lý do chính: hệ miễn dịch còn non yếu và dễ lây lan trong môi trường đông bạn bè. Tải lượng virus trong dịch mũi họng của trẻ bao giờ cũng cao hơn người lớn nên khả năng lây cao hơn. Ngoài ra, trẻ nhỏ chưa nhận thức được việc phải giữ gìn vệ sinh, rửa tay ít thường xuyên hơn và có thói quen đưa tay vào mắt, mũi và miệng khiến vi trùng dễ xâm nhập
Bên cạnh đó có thể kể đến các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên bao gồm: trẻ bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng, có sẵn vấn đề về tim, phổi,...
> XEM THÊM:
- Phân biệt viêm phế quản cấp và mãn tính để có cách phòng bệnh hiệu quả
- 3 cách chữa viêm phế quản tại nhà dễ dàng áp dụng
- Bé viêm phế quản uống thuốc gì an toàn, hiệu quả nhanh chóng?
Trẻ nhỏ thường gặp các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như sau:
Cảm lạnh, cảm cúm do nhiều loại virus gây ra, đặc trưng bởi các triệu chứng: nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, đau họng, mệt mỏi và thường không sốt. Ban đầu dịch mũi khá trong và loãng nhưng sau đó sẽ nhầy hơn, ho nhẹ và không kéo dài. Nếu trẻ được chăm sóc tốt thì có thể tự khỏi bệnh mà không cần dùng thuốc sau 7 - 10 ngày.
Cảm cúm các triệu chứng thường có xu hướng nặng hơn và dễ gây biến chứng. Cơ thể trẻ có thể đau nhức khó chịu.
Xuất hiện tình trạng sưng viêm ở cổ họng gây ngứa, đau, khó nuốt. Trẻ sẽ biểu hiện rõ rệt vì gặp khó khăn khi ăn uống và bú mẹ. Viêm họng cũng kèm theo các triệu chứng ho, sốt, mệt mỏi. Mẹ cải thiện cho con bằng cách cho súc miệng nước muối hoặc dùng một số nguyên liệu có tính kháng khuẩn, giảm viêm: gừng, nghệ, bạc hà,...
Lớp màng nhầy ở bên trong mũi bị tổn thương và viêm, sưng. Viêm mũi điển hình với các triệu chứng: hắt hơi, sổ mũi, chảy nhiều dịch mũi, thậm chí chảy nước mắt. Những trẻ có cơ địa bị dị ứng mẹ càng cần phải chú ý hơn, giữ gìn vệ sinh và tránh các tác nhân lạ có thể gây dị ứng.
Viêm xoang là tình trạng viêm tại các xoang cạnh mũi, làm tăng dịch nhầy và tắc nghẽn lại gây khó chịu. Nguyên nhân chính vẫn là do virus gây ra các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Một số triệu chứng điển hình của viêm xoang là: đau quanh mắt, má hoặc trán, nghẹt mũi, chảy nước mũi, giảm/mất khứu giác, sốt, hơi thở hôi,... Mẹ nên cho con đi khám bác sĩ nếu các triệu chứng kéo dài quá 10 ngày.
Viêm thanh quản là tình trạng viêm dây thanh âm, đặc trưng bởi các triệu chứng: khản giọng, mất tiếng, ho dai dẳng, đau họng, ngứa rát cổ họng,...
Viêm nắp thanh quản nguy hiểm hơn. Nắp thanh quản bảo vệ đường thở tránh bị dị vật xâm nhập nhưng nếu bị sưng viêm nó sẽ chặn luồng khí vào khí quản và dẫn đến khó thở.
Các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ lây lan các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là:
- Tạo thói quen rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi ở ngoài về, tiếp xúc với người khác, trước khi ăn
- Dạy cho trẻ biết không nên đưa tay lên mắt, mũi, miệng
- Tránh cho con đến những nơi đông người, khói bụi, tiếp xúc với người có nguy cơ cao nhiễm bệnh
- Vệ sinh nhà cửa, đồ chơi của con, các vật dụng và bề mặt thường xuyên chạm vào: điện thoại, cửa tủ lạnh, máy vi tính, lan can cầu thang, tay nắm cửa,…
Mẹ cần thiết lập một chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh để tăng cường đề kháng cho con:
- Tiêm phòng đầy đủ cho con
- Tập thể dục, vận động thường xuyên
- Cho con uống nhiều nước hoặc bú nhiều
- Tăng cường hoa quả và rau xanh
- Chế độ ăn giàu dinh dưỡng
- Bổ sung các vi chất dinh dưỡng cho con để tăng cường đề kháng miễn dịch thông qua các thực phẩm chức năng.
Với các ba mẹ bận rộn không thể lúc nào cũng ở bên cạnh chăm sóc kỹ lưỡng cho con hay những trẻ biếng ăn, không được cung cấp đủ thực phẩm thì các sản phẩm vi chất dạng cốm và siro được nhiều ba mẹ lựa chọn.
Scumin và Phyto-roxim® là bộ đôi luôn “hot” nhà VHN Bio, nhất là mỗi thời điểm giao mùa trẻ thường xuyên ốm vặt. Với công thức vi chất hướng đích, bộ đôi trở thành người bạn không thể thiếu trong tủ thuốc nhiều gia đình. Tác dụng có được nhờ sự hiệp đồng của các thành phần: Kẽm, Selen từ mầm đậu xanh và vitamin C giúp hoàn thiện hệ miễn dịch, hợp phần EX-CUMIN® độc quyền từ tinh chất nghệ cùng dịch chiết gừng. Ngoài ra còn bổ sung nhiều dưỡng chất lysin, beta-glucan, dịch chiết Tảo xoắn,...
Phyto-roxim® cắt nhanh các triệu chứng của nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: ho, ho đờm, sổ mũi nghẹt mũi,… Scumin uống thường xuyên không chỉ tăng cường đề kháng, giảm ốm vặt mà còn hỗ trợ tốt cho tiêu hóa, trẻ ăn uống ngon miệng.
Trên đây là những chia sẻ về các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và cách phòng tránh. Mẹ phối hợp các biện pháp và chọn sản phẩm thích hợp để bảo vệ con yêu luôn khỏe mạnh, phát triển toàn diện nhé! Nếu mẹ cần hỗ trợ bất cứ vấn đề sức khỏe nào của con, vui lòng liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio và được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Website: http://vhnbio.vn
Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe đến thuật ngữ “acid folic”, một dưỡng chất vô cùng quan trọng với cơ thể, đặc biệt là với phụ nữ và trẻ nhỏ. Vậy acid folic là gì, có vai trò ra sao, nếu thiếu acid folic sẽ dẫn đến hậu quả gì,... bạn đã nắm rõ chưa? Hãy cùng chuyên gia dinh dưỡng nhà VHN Bio tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Thực phẩm bổ máu không những giúp phòng ngừa mà còn hỗ trợ cải thiện tốt tình trạng thiếu máu. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết thiếu máu ăn gì, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây. Các chuyên gia VHN Bio sẽ bật mí cho bạn 15 siêu thực phẩm bổ máu nên ăn mỗi ngày.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
DHA, EPA là những hợp chất vàng mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe và ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về hai chất này và cách bổ sung một cách hiệu quả nhất. Vì vậy, VHN Bio đã tổng hợp và giải đáp những câu hỏi thường gặp về DHA và EPA giúp bạn có thông tin đầy đủ về hai chất này qua bài viết dưới đây.
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Lê Thủy - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Omega-3 được nhắc tới với rất nhiều vai trò quan trọng trong các khía cạnh của sức khỏe bao gồm sự phát triển và chức năng của não bộ, hệ tim mạch, hệ miễn dịch và hệ thần kinh. Liệu rằng bạn đã biết omega-3 là gì và những lợi ích mà omega-3 mang lại cho sức khỏe? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về omega-3.
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé