
Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ trẻ em thiếu vi chất dinh dưỡng cao do chế độ ăn uống hàng ngày của các gia đình hiện nay chưa phù hợp. Chính vì vậy, việc tiến hành các xét nghiệm thiếu vi chất cho trẻ nhỏ là việc làm vô cùng cần thiết, giúp cha mẹ phát hiện tình trạng của con và có biện pháp bổ sung kịp thời. Vậy xét nghiệm vi chất dinh dưỡng ở đâu? Bạn có thể tham khảo qua bài viết sau đây.
Vi chất dinh dưỡng là các vitamin và khoáng chất như vitamin B, vitamin C, vitamin A, vitamin K,..., sắt, kẽm, iot, magie, đồng, mangan,... Các vi chất dinh dưỡng này không cung cấp năng lượng cho cơ thể, tuy nhiên lại vô cùng quan trọng đến sự phát triển bình thường của cơ thể.
Tuy chỉ chứa một hàm lượng nhỏ trong cơ thể, nhưng những vi chất dinh dưỡng này rất hay bị thiếu, đặc biệt là vitamin A, kẽm, sắt, iot,.... Nguyên nhân thường là do cách nuôi dưỡng của cha mẹ chưa khoa học, bữa ăn hàng ngày không đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng, chưa phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ nhỏ. Vì vậy việc xét nghiệm vi chất dinh dưỡng là việc làm vô cùng cần thiết.
> XEM THÊM:
- Vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
- Vi chất dinh dưỡng cho trẻ - 91,5% bà mẹ không biết cách bổ sung cho bé!
- Định nghĩa vi chất dinh dưỡng là gì? 99% bố mẹ không rõ điều này!
Vitamin A: Đối với trẻ nhỏ, vitamin A không chỉ làm sáng mắt, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng mà còn rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ cả về thể chất và trí tuệ, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ. Nếu trẻ em thiếu vitamin A sẽ gây quáng gà, khô mắt, loét giác mạc, thậm chí còn làm cho trẻ bị chậm tăng trưởng, mắc các bệnh viêm đường hô hấp, tiêu chảy, nhiễm trùng da.
Vitamin B: Đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng, tạo máu và toàn vẹn của hệ thần kinh. Trẻ em thiếu vitamin B sẽ gây hiện tượng phù nề, tay chân nóng, rối loạn tiêu hóa, chán ăn,.... Vitamin B có nhiều trong các loại ngũ cốc nguyên cám, chuối, thịt gà, đậu đỗ, phomai, sữa,.....
Vitamin C: Là một chất chống oxy hóa, vitamin C tham gia vào quá trình hình thành collagen, kích thích sự hấp thu sắt, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể,.... Những triệu chứng của trẻ khi thiếu vitamin C có thể kể đến như lợi sưng, nhiệt miệng, chảy máu, hay ốm mặt, người uể oải, mệt mỏi,.... Vitamin C có thể bổ sung trong các loại thực phẩm như cam, quýt, bưởi, rau cải, rau muống,....
Vitamin D và canxi: Đây là 2 vi chất đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành phát triển xương và răng. Chậm mọc răng, ngủ trằn trọc, hay vặn mình, ra nhiều mô hôi trộm,... là những biểu hiện của việc thiếu vitamin D và canxi. Vitamin D có thể được bổ sung bằng cách cho trẻ nhỏ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, qua các loại thực phẩm như trứng, gan, dầu cá,.... Canxi có nhiều trong các loại hải sản, tôm, cua, ốc, phomai,....
Kẽm: Là thành phần của hơn 300 loại enzym tham gia vào các hoạt động của cơ thể. Kẽm giúp trẻ tăng cường tổng hợp chất đạm, tăng cường hấp thu, cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Thiếu kẽm sẽ khiến trẻ bị thấp lùn, biếng ăn, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Kẽm có thể được bổ sung trong các loại thực phẩm như đậu nành, sò, củ cải, đậu Hà Lan,....
Khám xét nghiệm thiếu vi chất dinh dưỡng ở đâu là câu hỏi được nhiều cha mẹ quan tâm. Thông thường, với trẻ nhỏ, khi thiếu vi chất dinh dưỡng có thể biểu hiện bằng một số dấu hiệu lâm sàng. Cha mẹ có thể đưa trẻ đến thăm khám ở các viện dinh dưỡng để được các bác sĩ chẩn đoán và tư vấn cho mẹ cách cải thiện và khắc phục. Trong trường hợp đặc biệt, cha mẹ có thể đến các phòng khám chuyên khoa Nhi để có các xét nghiệm kỹ càng hơn. Các xét nghiệm này có thể giúp cha mẹ phát hiện được trẻ đang thiếu các loại vi chất dinh dưỡng như canxi, sắt, kẽm, iot,....
Xem thêm : Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng phải làm sao
Ngoài ra, cha mẹ cần chú ý đảm bảo khám sức khỏe cho bé định kỳ 6 tháng/lần để sớm phát hiện các nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn và có phương pháp điều trị kịp thời.
Để được tư vấn kỹ hơn về khám vi chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, cha mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé