Trẻ biếng ăn chậm tăng cân vốn được xem là tình trạng khá phổ biến với nhiều bạn nhỏ hiện nay. Có những bé ăn ít nhưng béo nhanh, nhưng ngược lại có không ít trẻ ăn rất nhiều mà cân nặng chẳng nhúc nhích.
Về lâu về dài, trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, kén ăn và phát triển lệch khỏi tiêu chuẩn cân nặng tương ứng với độ tuổi của trẻ. Vậy đâu là nguyên nhân chính khiến trẻ gặp phải tình trạng này? Ba mẹ cần làm gì giúp con tăng cân khoa học, phát triển khoẻ mạnh? Hãy theo dõi bài phân tích dưới đây của các chuyên gia đến từ Viện dinh dưỡng VHN Bio.
Theo các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio, có 8 nguyên nhân chính gây ra chứng chậm lớn ở trẻ.
Với trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi, bữa ăn chính thường là bột, cháo, súp nấu đặc đủ 4 nhóm thức ăn. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ không nắm rõ con thực sự ăn bao nhiêu là đủ. Ở độ tuổi này, kích thước dạ dày của trẻ vẫn còn nhỏ, chưa thể tiêu hóa lượng lớn trong mỗi bữa nên cần thiết kế số bữa ăn và số lượng mỗi bữa tăng dần theo tháng tuổi để phù hợp với dung tích dạ dày của trẻ. Đối với trẻ sơ sinh trong vài tháng đầu, có thể do nguồn sữa mẹ không đủ hoặc do pha sữa không đúng cách. Mẹ cho rằng con ăn nhiều, nhưng thực tế chưa đủ về lượng cần thiết trong từng bữa ăn, hoặc ăn không đủ số bữa trong một ngày.
Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến nghị chúng ta nên ăn 15-20 loại thực phẩm khác nhau mỗi ngày để đảm bảo đủ dinh dưỡng. Hầu hết ba mẹ cho bé ăn theo sở thích mà chưa chú ý đến tính đa dạng của thực phẩm để đảm bảo đủ dưỡng chất. Ăn quá nhiều tinh bột hay quá nhiều đạm mà quên mất vitamin và khoáng chất sẽ dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng.
> XEM THÊM:
- Thực đơn cho trẻ nhẹ cân - Đánh bay nỗi lo của mẹ
- Mẹ băn khoăn: Trẻ suy dinh dưỡng ăn gì để tăng cân?
- Những món ăn giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh mẹ nên biết
Tham gia Group Zalo để nhận thêm tài liệu về chăm sóc bé và kết nối trực tiếp với chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio
Trẻ có thể không hứng thú với việc ăn uống nếu đang trong quá trình mọc răng, thay răng hoặc bị hở hàm ếch. Việc này ảnh hưởng đến khả năng nhai và nuốt của trẻ. Bên cạnh đó, đối với trẻ lớn hơn hoặc thanh thiếu niên, tâm lý vật lộn với việc ép cân, giảm cân không khoa học để có một thân hình đẹp cũng là lý do khiến chúng nhịn ăn, lâu dần sẽ hình thành chứng rối loạn ăn uống.
Nôn mửa hoặc trào ngược axit dạ dày thường xảy ra khi trẻ ăn quá no hoặc cơ thể dị ứng với món ăn bất kỳ. Hầu hết trẻ sơ sinh bị trào ngược axit có thể cải thiện được bằng cách cho trẻ ăn vừa phải và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Nhưng nếu nôn trớ quá nhiều, trẻ có thể bị hẹp môn vị.
Khi tuyến tụy của trẻ hoạt động không tốt, chúng ăn vào bao nhiêu cũng không thể hấp thu được những dưỡng chất quan trọng. Thay vào đó, trẻ có thể đi ngoài ra phân lỏng, sủi bọt, có mùi hôi, nhờn dính.
Rối loạn tiêu hóa khiến trẻ hấp thu kém, suy dinh dưỡng và cơ thể sẽ hình thành chứng biếng ăn. Bệnh lý này sẽ giảm tỷ lệ lợi khuẩn trong ruột, giảm sức đề kháng, trẻ dễ mắc các bệnh nguy hiểm như tả, lỵ, viêm đại tràng mãn tính… Rối loạn tiêu hóa nặng (tiêu chảy kéo dài) sẽ dẫn tới suy nhược, suy thận, hôn mê, thậm chí tử vong nếu trẻ không được bù nước và chất điện giải kịp thời.
Một số trẻ có tuyến giáp hoạt động mạnh khiến việc trao đổi chất diễn ra dồn dập, dẫn đến việc trẻ có chuyển hóa cơ bản cao, tiêu hao nhiều năng lượng nên ăn nhiều vẫn gầy. Những bé quá hiếu động chạy nhảy nhiều cũng tiêu hao năng lượng nhiều nên ăn nhiều vẫn tăng cân chậm.
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ ăn nhiều nhưng chậm lớn. Vì bé đã bị các ký sinh trùng đường ruột này “tranh” dưỡng chất từ lượng thức ăn nạp vào. Các mẹ cần lưu ý tẩy giun định kỳ cho con mỗi 6 tháng/lần từ sau 2 tuổi.
Tất cả mọi vấn đề của trẻ đều có thể bắt nguồn từ dinh dưỡng. Dinh dưỡng tốt là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động hàng ngày, giúp con tăng trưởng chiều cao, cân nặng tốt, hệ miễn dịch khỏe mạnh và phát triển nhận thức, tinh thần, trí tuệ. Vì vậy, để bé đạt được mức cân nặng lý tưởng mẹ không thể bỏ qua vấn đề dinh dưỡng hàng ngày.
- Đảm bảo cung cấp cân bằng, khoa học 4 nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Thiếu hụt bất kỳ loại vi chất nào cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của trẻ. Đặc biệt, để tăng cân an toàn không thể thiếu hụt canxi và vitamin D trong bữa ăn hàng ngày.
- Giúp bé ăn nhiều hơn bằng cách tăng cảm giác ngon miệng trong các bữa ăn. Mẹ hãy trở thành người đầu bếp thật sự của con, hiểu bé thích ăn món gì, hương vị như thế nào để con thích thú với bữa ăn nhất. Bên cạnh đó, các nhà khoa học đã chỉ ra một số vi chất như vitamin B, kẽm, lysine,… sẽ làm tăng cảm giác thèm ăn. Bổ sung chất này giúp con ăn ngon là cách giúp trẻ tăng cân tốt, tự nhiên.
- Chia nhỏ và đa dạng bữa ăn hàng ngày để bé ăn được nhiều hơn, cũng giúp trẻ không bị chán, hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa là rất tốt cho sự tăng trưởng cân nặng của bé. Trong sữa có nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng dồi dào. Sữa chua nên cho bé sử dụng khi được 1 tuổi để làm khỏe hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bé ăn được nhiều hơn và ngon hơn.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng giấc ngủ đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Có thể nói rằng “bé lớn lên khi ngủ” vì trong giấc ngủ hormone tăng trưởng của trẻ tiết ra gấp 4 lần bình thường, cả cân nặng và chiều cao đều phát triển, Vì vậy mẹ giúp bé ngủ ngon để con lớn khỏe:
- Chăm sóc môi trường lý tưởng cho phòng ngủ của con: yên tĩnh, ánh sáng, nhiệt độ hợp lý, thoáng mát.
- Để bé không bị đói hay quá no khi đi ngủ.
- Giúp con có tinh thần thoải mái, cảm giác an toàn trong lúc ngủ, để bé tránh xa những cơn ác mộng quấy nhiễu.
Nhiều cha mẹ đã nghĩ rằng con còn nhỏ thì không nên nghịch ngợm, ngồi yên một chỗ là tốt nhất, vừa vệ sinh lại an toàn. Nhưng điều đó không đúng. Cho bé tham gia các hoạt động vui chơi giải trí cũng như các môn thể dục thể thao là cách rất tốt để trẻ lớn lên. Đây cũng là cách giúp trẻ tăng cân được các nhà khoa học khuyến khích. Việc vận động giúp bé tiêu hóa lượng, kích thích cảm giác thèm ăn, bé sẽ ăn được nhiều hơn và từ đó hấp thụ được chất dinh dưỡng nhiều hơn. Điều mẹ cần làm là lựa chọn những bài tập phù hợp và luyện tập cùng con. Những bài tập đơn giản tăng sức dẻo dai cho bé như bơi lội, đạp xe, bóng rổ, đi bộ,… là phù hợp. Cho bé hoạt động thể chất thường xuyên cũng giúp bé thích nghi tốt với môi trường bên ngoài, phát triển cả chiều cao và cân nặng toàn diện nhất.
Ba mẹ nên cho bé khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm kiểm tra tình trạng thiếu máu, tình trạng dinh dưỡng và chức năng thận. Nếu phát hiện bệnh sớm, ba mẹ có thể kết hợp với bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng tìm ra giải pháp trị bệnh phù hợp cho bé.
Trẻ chậm tăng cân, biếng ăn luôn khiến các bậc phụ huynh trăn trở hằng ngày. Tuy nhiên, nếu ba mẹ cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho con trong từng bữa ăn, cho con ngủ đúng giờ đủ giấc, khám sức khỏe định kỳ và cho bé vận động thường xuyên, chắc chắn trẻ sẽ tăng cân khoa học, phát triển khoẻ mạnh.
Để được hỗ trợ tư vấn tăng cân khoa học và bổ sung vi chất dinh dưỡng sinh học cho bé, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.
Nguồn tài liệu tham khảo từ health.clevelandclinic.org/
Làm thế nào để cắt, giảm cơn ho cho trẻ là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm hiện nay, đặc biệt khi đang trong thời điểm giao mùa. Liệu thuốc kháng sinh có phải phương án duy nhất để mẹ lựa chọn hay bên cạnh đó còn các phương án khác? Trong bài này, mẹ hãy cùng VHN Bio tìm hiểu về 11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian.
Các câu hỏi đặt ra như sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé loại nào tốt luôn khiến ba mẹ đau đầu, khi hiện nay có hàng trăm loại sản phẩm và các bài viết review quảng cáo vô tội vạ. Trong bài viết này, VHN Bio sẽ gửi tới các mẹ những đánh giá chi tiết từ A-Z về TOP 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ được yêu thích và sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Rôm sảy thường trông giống như những vết mụn nhỏ có màu đỏ hoặc trắng ở trên da. Các bọc mụn này chứa đầy chất lỏng, xuất hiện ở bất kì nơi nào mà cơ thể đổ mồ hôi nhiều như dưới ngực, háng và mặt. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ bị rôm sảy nhất. Cùng các chuyên gia của VHN Bio tìm hiểu rõ hơn về rôm sảy ở dưới đây nhé.
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé