Kẽm cho bé uống lúc nào là tốt nhất? Thực tế, thời điểm dùng kẽm có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của khoáng chất vi lượng này. Bổ sung kẽm đúng thời điểm, đúng liều lượng sẽ làm tăng hiệu quả, độ an toàn cho trẻ khi sử dụng.
Kẽm là một khoáng chất vi lượng thiết yếu đối với cơ thể trẻ nhỏ. Kẽm có liên quan mật thiết đến nhiều hoạt động trao đổi chất của các tế bào trong cơ thể trẻ. Nó trực tiếp tham gia cấu thành trên 300 enzyme khác nhau và giữ nhiều chức năng trọng yếu khác đối với hệ thống miễn dịch, tổng hợp ADN, tổng hợp protein, làm lành vết thương và quá trình phân chia tế bào.
Khi trẻ bị thiếu hụt kẽm lâu ngày, có thể dẫn tới một số tình trạng sức khỏe, bệnh lý như:
- Trẻ bị mất vị giác, không còn cảm giác ngon miệng, dẫn đến chán ăn, biếng ăn.
- Kém phát triển về thể lực và trí tuệ.
- Giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, bệnh truyền nhiễm.
- Rối loạn tăng trưởng, suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm phát triển chiều cao
- Trẻ bị tổn thương thần kinh, trí nhớ giảm, mất khả năng tập trung.
Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến cáo, mẹ nên chú trọng việc bổ sung kẽm đầy đủ cho bé mỗi ngày để duy trì trạng thái tốt nhất cho cơ thể.
> XEM THÊM:
- 5 Tiêu chí mẹ cần biết khi lựa chọn sản phẩm bổ sung kẽm cho bé
- Kẽm có trong thực phẩm nào thì an toàn với trẻ nhỏ?
- Kẽm sinh học là gì? Sự thật về kẽm sinh học hữu cơ bố mẹ cần biết!
Kẽm có mặt ở nhiều loại thực phẩm tự nhiên trong chế độ ăn uống hàng ngày, nhưng theo một số nghiên cứu từ Viện dinh dưỡng quốc gia, lượng thức ăn chỉ đáp ứng được 33% nhu cầu kẽm hàng ngày. Vì vậy, việc lựa chọn sản phẩm bổ sung kẽm dự phòng và bù thiếu cho trẻ là cần thiết.
Để việc bổ sung kẽm cho bé đạt hiệu quả tốt nhất, các chuyên gia dinh dưỡng Viện dinh dưỡng VHN Bio khuyên mẹ nên tuân thủ nguyên tắc 3Đ: Đúng - Đủ - Đều.
Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bổ sung kẽm cho trẻ, nhưng được chia thành 3 nhóm chính: Kẽm vô cơ, kẽm hữu cơ tổng hợp và kẽm hữu cơ sinh học. Mỗi loại kẽm sẽ mang những đặc tính khác nhau, nên cũng sẽ mang lại những hiệu quả sử dụng khác nhau. Các mẹ có thể theo dõi bảng đánh giá các loại kẽm sau để nắm được ưu nhược điểm của từng loại kẽm có trên thị trường.
Việc lựa chọn đúng loại kẽm giúp con hấp thu tốt, an toàn, lành tính, không để lại dư thừa, tồn dư trong cơ thể luôn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của các mẹ bỉm. Các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam như PGS.TS. BS Nguyễn Thị Lâm, Ths.BS Lê Thị Hải… cũng đã có những đánh giá cao về kẽm hữu cơ sinh học, vì vậy bố mẹ hoàn toàn có thể yên tâm bổ sung cho bé.
Bên cạnh việc bổ sung đúng loại, thì các mẹ cũng cần tuân thủ đúng liều bổ sung cho bé. Theo tổ chức WHO, liều lượng kẽm cho trẻ mỗi ngày sẽ tùy thuộc vào độ tuổi và giai đoạn phát triển. Cụ thể:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Liều lượng một ngày là 2mg
- Trẻ từ 7 - 12 tháng tuổi: Liều lượng một ngày là 3mg
- Trẻ từ 1 - 3 tuổi: Liều lượng một ngày là 3mg
- Trẻ từ 4 - 8 tuổi: Liều lượng một ngày là 5mg
- Trẻ từ 9 - 13 tuổi: Liều lượng một ngày là 8mg
- Trẻ từ 14 - 18 tuổi: Liều lượng một ngày là 11mg với nam và 8mg với nữ
Trên đây là nhu cầu kẽm cơ bản hàng ngày của trẻ mà mẹ cần bổ sung vào chế độ ăn uống của con. Trong những trường hợp trẻ có thể trạng kém hấp thu, gặp các tình trạng bệnh lý khiến sức đề kháng suy giảm, trẻ thiếu hụt kẽm lâu ngày, các bác sĩ nhi khoa, các chuyên gia dinh dưỡng có thể kê liều bổ sung bù thiếu kẽm cho bé với liều lượng gấp 2, gấp 3 lần liều lượng dự phòng trên. Vì vậy, trước khi bổ sung kẽm cho bé, mẹ cần được lắng nghe tư vấn từ các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để bổ sung đúng liều, đúng thời điểm cho bé.
Nếu như coi việc bổ sung đúng là điều kiện cần thì bổ sung đủ và đều đặn sẽ là điều kiện đủ để quyết định hiệu quả của đợt bổ sung kẽm của trẻ. Không có một chế phẩm dinh dưỡng nào bổ sung một vài ngày là cải thiện ngay, cũng giống như việc chăm sóc một cái cây, cần phải có đủ thời gian chăm sóc, cung cấp đủ nguồn dưỡng chất thì mới đâm hoa kết trái.
Để đảm bảo hiệu quả tối đa, các mẹ nên tuân thủ về liều dùng và liệu trình sử dụng theo chỉ định của các chuyên gia tư vấn. Lưu ý rằng liệu trình bổ sung kẽm cho trẻ có thể kéo dài từ 1,5 đến 3 tháng để đạt được kết quả tốt nhất. Một năm mẹ có thể bổ sung nhắc nhớ 2-3 đợt.
Bổ sung đều đặn sẽ giúp cơ thể trẻ được nạp “nguyên liệu” với tần suất ổn định, từ đó sẽ mang lại hiệu quả sử dụng tốt nhất. Cơ thể được ví như “một cỗ máy thông minh bậc nhất” nên khi được cung cấp đúng đủ đều, “cỗ máy” cơ thể sẽ luôn hoạt đúng chức năng vốn có của nó. Từ đó, trẻ sẽ luôn có đủ dưỡng chất, năng lượng để đảm bảo phát triển tốt các chức năng của mình.
Bổ sung đều đặn cũng sẽ giúp cơ thể thích ứng tốt với việc bổ sung kẽm và dung nạp dưỡng chất được tốt nhất.
Theo nguyên tắc 3Đ khi bổ sung kẽm cho trẻ, thì việc bổ sung kẽm đúng thời điểm trong ngày, đều đặn, đảm bảo tuân thủ đủ liều dùng, đủ liệu trình sẽ giúp tăng khả năng hấp thu vi khoáng kẽm của cơ thể, từ đó giúp bé được bổ sung dự phòng hay bù thiếu hiệu quả hơn. Vậy kẽm cho bé uống lúc nào là tốt nhất ? Sáng, chiều hay tối?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, với các loại kẽm có nguồn gốc vô cơ hay hữu cơ tổng hợp thì thời điểm thích hợp nhất để bổ sung kẽm cho bé là sau khi ăn 2 giờ hoặc trước khi ăn 1 giờ. Còn với các loại kẽm hữu cơ sinh học có nguồn gốc từ thực vật với đặc tính an toàn, lành tính, tương đồng với các thực phẩm ăn hằng ngày của trẻ thì bố mẹ có thể bổ sung kẽm cho bé sau bữa ăn từ 15-30 phút.
Nếu như trẻ đang không sử dụng thêm một thực phẩm bổ sung nào khác cũng như thời gian chăm bé của bố mẹ hoàn toàn chủ động, thì việc bổ sung kẽm vào ban ngày (sau bữa sáng, bữa trưa) là tốt nhất. Điều này sẽ cung cấp vi khoáng kẽm cho các hoạt động của cơ thể trẻ trong cả một ngày dài. Sử dụng kẽm cho bé vào buổi tối có thể gây ra tình trạng ứ đọng kẽm, ảnh hưởng đến giấc ngủ của con.
Trong trường hợp bé đang bổ sung thêm sắt, canxi, vitamin D, DHA… thì bố mẹ có thể bổ sung kẽm hữu cơ sinh học cho bé sau bữa ăn trưa hoặc sau bữa ăn tối hoàn toàn được. Nhưng lưu ý là phải duy trì thời gian dùng ổn định trong suốt liệu trình bổ sung của con, để đảm bảo hiệu quả cải thiện tối đa.
Nếu các mẹ đã bị bỏ lỡ một liều bổ sung kẽm cho con trong ngày, thì nên cho bé uống chúng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu đã gần đến thời điểm sử dụng liều kẽm tiếp theo, các mẹ nên bỏ qua liều đã quên và quay lại lịch dùng sản phẩm bổ sung như thường lệ, tránh tăng gấp đôi liều lượng dẫn đến tình trạng quá liều.
Trong trường hợp trẻ bị bỏ lỡ liều bổ sung kẽm trong một hoặc nhiều ngày, mẹ cũng không nên quá lo lắng vì phải mất một thời gian đủ lâu cơ thể trẻ mới bị thiếu kẽm nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến nghị mẹ bổ sung kẽm cho trẻ khi nào và với liều lượng bao nhiêu, bạn nên cố gắng cho trẻ uống đúng theo chỉ dẫn vào mỗi ngày.
Trong một ngày, các mẹ có thể cho bé sử dụng nhiều loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho con, nhưng phải tuân thủ theo chỉ định của các bác sĩ hay các chuyên gia dinh dưỡng.
Bổ sung kẽm cùng các khoáng chất khác, đặc biệt là sắt, đồng, magie, canxi… có thể làm giảm khả năng hấp thu của vi khoáng kẽm đối với cơ thể trẻ, do cơ chế cạnh tranh khoáng chất. Nên mẹ cần lưu ý tránh không để trẻ phải nạp toàn bộ các loại khoáng chất này vào cơ thể cùng một lúc. Mà hãy chia từng đợt khác nhau, mỗi đợt cách nhau 2 tiếng.
Khi mẹ đang bổ sung kẽm cho bé, có thể kết hợp cùng một số loại vitamin phổ biến như A, B6, C, E:
- Kẽm và vitamin A khi kết hợp với nhau sẽ giúp vận chuyển dinh dưỡng đến các mô của tế bào nhất là vùng da, mắt, tuyến tiền liệt.
- Kẽm và vitamin B6 có khả năng tương tác với nhau trong quá trình chuyển hóa chất béo, protein và carbohydrate. Vì vậy khi kết hợp sẽ nâng cao hiệu quả cho cả hai,
- Kẽm và vitamin C là bộ đôi luôn đi cùng với nhau. Kẽm có hấp thụ được hay không một phần là nhờ vitamin C và ngược lại.
Dù mẹ cho trẻ uống kẽm sáng hay tối, thì cũng nên tránh cho bé tiêu thụ các loại thức ăn sau trong vòng 2 giờ sau khi uống kẽm, bao gồm:
- Thực phẩm chứa nhiều chất xơ.
- Bánh mì.
- Ngũ cốc nguyên cám.
- Thực phẩm chứa nhiều phốt pho, ví dụ như thịt gia cầm hoặc sữa.
6. Tổng kết
Việc bổ sung kẽm cho bé là vô cùng quan trọng, qua bài viết trên đây, các mẹ đã phần nào hiểu được các nguyên tắc 3Đ (Đúng-đủ-đều) khi sử dụng Kẽm. Và sử dụng Kẽm buổi sáng là câu trả lời tốt nhất cho ''kẽm cho bé uống lúc nào?''. Như vậy, bé sẽ có đủ thời gian để hấp thu kẽm, hạn chế tích lũy gây ảnh hưởng giấc ngủ vào ban đêm.
Ngoài ra, kẽm sinh học đang là loại kẽm được ưa chuộng nhất hiện nay vì an toàn, hiệu quả hơn các loại kẽm khác. Đồng thời, việc sử dụng kẽm sinh học cũng dễ dàng hơn nhiều, không cần tính toán đến thời gian ăn uống, có thể sử dụng ngay sau ăn 15-30 phút.
Mẹ cũng cần quan tâm đến các loại dinh dưỡng và thực phẩm bé đang dùng. Hạn chế dùng đồng thời kẽm với muối khoáng canxi, magie và các thực phẩm giàu xơ, photpho,.. vì có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu kẽm. Mẹ nên kéo dãn thời điểm sử dụng 2 nhóm dinh dưỡng này ít nhất 2 giờ. Trong khi đó, các loại vitamin nên được phối hợp với kẽm để hỗ trợ tăng cường tác dụng của nhau, cải thiện hấp thu.
Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng.
Bố mẹ có thể liên hệ với đội ngũ chuyên gia tư vấn của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua website chính thức: https://vhnbio.vn/ Fanpage chính thức: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio. Hoặc tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn phí 0247.1060.666 / Zalo 0936.653.545 để được tư vấn kỹ hơn về việc lựa chọn và bổ sung kẽm cho bé.
Làm thế nào để cắt, giảm cơn ho cho trẻ là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm hiện nay, đặc biệt khi đang trong thời điểm giao mùa. Liệu thuốc kháng sinh có phải phương án duy nhất để mẹ lựa chọn hay bên cạnh đó còn các phương án khác? Trong bài này, mẹ hãy cùng VHN Bio tìm hiểu về 11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian.
Các câu hỏi đặt ra như sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé loại nào tốt luôn khiến ba mẹ đau đầu, khi hiện nay có hàng trăm loại sản phẩm và các bài viết review quảng cáo vô tội vạ. Trong bài viết này, VHN Bio sẽ gửi tới các mẹ những đánh giá chi tiết từ A-Z về TOP 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ được yêu thích và sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Rôm sảy thường trông giống như những vết mụn nhỏ có màu đỏ hoặc trắng ở trên da. Các bọc mụn này chứa đầy chất lỏng, xuất hiện ở bất kì nơi nào mà cơ thể đổ mồ hôi nhiều như dưới ngực, háng và mặt. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ bị rôm sảy nhất. Cùng các chuyên gia của VHN Bio tìm hiểu rõ hơn về rôm sảy ở dưới đây nhé.
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé