vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Mẹ nắm vững những điều này, trẻ mọc răng sẽ không còn là cuộc chiến

17/11/2020   1217 lượt xem

Mọc răng là một giai đoạn phát triển đi kèm với sự thay đổi tương đối nhiều về sức khỏe và thói quen của con. Trong giai đoạn mọc răng, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu trong vài ngày, đặc biệt là sẽ có dấu hiệu sốt. Lúc này, mẹ cần làm gì giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn hay vệ sinh răng miệng như thế nào để tránh viêm nhiễm? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

1. Mọc răng là gì?

Mọc răng là quá trình răng sữa xuất hiện lần lượt bằng cách trồi ra khỏi các nướu răng và thường mọc theo cặp. Khi răng mọc lên, chúng sẽ không cắt qua da thịt mà thay vào đó, các hormone được phóng thích trong cơ thể làm cho một số tế bào trong nướu răng chết và tách rời, cho phép các răng đi qua. 

Trẻ thường mọc răng trong khoảng từ 4-7 tháng tuổi, tuy nhiên có những trẻ mọc răng sớm từ khi mới 3–4 tháng tuổi hay tới tận 12 tháng tuổi mới mọc răng và có thể mất vài năm thì tất cả 20 răng mới mọc đủ. Do đó, nếu bé 8 tháng chưa mọc răng thì mẹ cũng đừng quá lo lắng. 

Răng mọc đầu tiên thông thường là răng cửa dưới, sau đó là hai răng cửa trên và hai răng cửa bên hàm trên, tiếp đó mới đến hai răng cửa bên hàm dưới. Sau đó, những chiếc răng hàm đầu tiên sẽ xuất hiện, các răng nanh hàm trên sẽ là những chiếc răng mọc sau cùng. Nếu sau 3 tuổi mà trẻ vẫn chưa có đủ răng, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám để nắm rõ tình trạng sức khỏe răng miệng của trẻ.

 >Xem thêm:

- Trẻ biếng ăn khi mọc răng, hãy bình tĩnh chia sẻ cùng con!

- Trẻ lười ăn, bỏ ăn do mọc răng, có nên sử dụng thuốc biếng ăn cho trẻ không? 

2. Các dấu hiệu và triệu chứng khi mọc răng

Các dấu hiệu dưới đây sẽ giúp ba mẹ nhận biết được thời điểm trẻ bắt đầu mọc răng và sốt do mọc răng để biết cần làm gì khi trẻ bị sốt:

- Chảy nước dãi nhiều.

- Hay cáu kỉnh.

- Quấy khóc nhiều hơn.

- Hay cắn.

- Thích nhai, gặm.

- Nướu có dấu hiệu sưng to và đỏ.

- Bỏ bú.

- Khó ngủ.

- Bỏ ăn dặm hoặc chán ăn.

- Một số trẻ sẽ bị tiêu chảy (tướt mọc răng) và sốt do mọc răng.

- Sốt nhẹ (hơn 37 độ C một chút).

Khi trẻ bước vào giai đoạn mọc răng, các nướu sưng to và đỏ có thể khiến cho nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng cao hơn bình thường, nhưng sốt mọc răng thường không sốt cao hoặc không kèm tiêu chảy. Nếu trẻ sốt cao hơn 38.5 độ và/hoặc có dấu hiệu phát ban, nôn, ho, nghẹt mũi, mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám kịp thời. Ngoài ra, mẹ cũng nên đưa bé tới gặp bác sĩ nếu thấy nướu của bé bị sưng hoặc mưng mủ. 

Cũng giải thích thêm là khi mọc răng, đôi khi trẻ có kèm theo đi tiêu phân lỏng, dân gian thường gọi là “tướt mọc răng”. Đó là do trẻ tăng tiết nước dãi (nhằm xoa dịu lợi sưng). Phần thì chảy ra, phần thì nuốt vào xuống bụng (và dĩ nhiên phải đi tiêu ra ngoài), nên sẽ có biến đổi phân một chút (loãng hơn, lẫn nhầy nhớt). 

3. Cách làm dịu trẻ khi mọc răng

- Tạo hứng thú cho trẻ trong mỗi bữa ăn, ví dụ như chia nhỏ các bữa, không ép trẻ ăn, chế biến đồ ăn nhừ hoặc nấu cháo, trang trí bắt mắt,...

- Bổ sung vào thực đơn hàng ngày một số loại thực phẩm chứa vitamin như nước ép hoa quả giúp tăng cường sức đề kháng và giảm đau khi trẻ mọc răng.

- Khi bé mọc răng, mẹ nên tích cực bổ sung các thực phẩm giàu canxi vào khẩu phần ăn của mẹ và bé để bé được bổ sung canxi khi bú mẹ và ăn dặm.

- Khi trẻ bị sốt nhẹ, mẹ có thể tự chăm sóc trẻ tại nhà. Nếu trên 6 tháng tuổi trẻ có thể sử dụng thuốc paracetamol, nhưng nếu sốt lâu ngày không thuyên giảm hoặc sốt cao thì nên đi khám bác sĩ để đảm bảo an toàn.

- Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi thì tăng cữ bú, nếu trên 6 tháng tuổi thì ngoài bú nên cho trẻ uống nhiều nước.

- Giữ gìn sức khỏe răng miệng cho trẻ bằng cách sử dụng khăn sạch lau thường xuyên, đeo yếm khi trẻ chảy nước dãi nhiều.

- Ba mẹ không nên để trẻ tiếp xúc với những đồ chơi vuông có thành sắc cạnh bởi có thể trẻ sẽ nhai hoặc cắn, làm tổn thương đến phần lợi của trẻ.

- Nếu cho trẻ dùng núm ti giả, mẹ lưu ý đọc kỹ thành phần an toàn cho trẻ. Núm ti phải được làm bằng silicon y tế, không chứa các chất độc hại như chì. 

- Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại gel mọc răng, những loại này có chứa benzocaine không tốt cho sức khỏe. Do vậy nếu trẻ chậm mọc răng thì cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. 

4. Lưu ý về các loại thuốc khi trẻ mọc răng

Tránh xa các loại gel và chất lỏng mọc răng không kê đơn có thành phần benzocain. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ khuyến cáo thành phần này không nên dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi vì có thể gây ra các tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng.

Một liều nhỏ thuốc giảm đau dành cho trẻ em, chẳng hạn như acetaminophen, có thể phù hợp với trẻ. Không sử dụng ibuprofen cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi và hãy hỏi bác sĩ trước khi cho bé dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Nếu bé đang bú mẹ, tránh bôi thuốc giảm đau cho bé ngay trước mỗi cữ bú vì khi lợi bị làm tê, bé sẽ mút sữa mẹ khó khăn hơn. Gel từ trong miệng bé còn có thể làm tê quầng vú mẹ, gây khó khăn cho mẹ khi cho con bú. 

5. Cách chăm sóc răng cho trẻ tại nhà

Ngoài chăm sóc cho trẻ khi lên răng thì việc giữ cho chúng khỏe mạnh là điều mẹ nên lưu ý. Một số việc mẹ có thể làm để chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con trẻ đúng cách:

- Sử dụng vải mềm sạch để lau khi trẻ mới mọc răng, trẻ lớn hơn thì cho sử dụng loại bàn chải có lông mềm để không gây tổn thương đến nướu và lợi.

- Khi trẻ bắt đầu ăn dặm thì nên hạn chế đồ ngọt, hạn chế việc uống sữa ban đêm. Nếu trẻ có bú sữa ngoài thì nên lấy bình ra ngay sau trẻ bú xong, nhất là vào ban đêm.

- Khám nha khoa định kỳ để kiểm tra sức khỏe răng miệng cho trẻ, tốt nhất hãy cho trẻ đi khám ngay từ khi trẻ mọc chiếc răng đầu tiên. 

Thời kỳ bé mọc răng luôn là khoảng thời gian khó chịu nhất với cả mẹ và bé. Mong rằng bài viết trên có thể giúp mẹ và bé vượt qua giai đoạn này dễ dàng hơn. Để được hỗ trợ tư vấn sức khỏe và bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn này, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Nguồn tài liệu tham khảo từ Webmd.com/

 

Bài viết liên quan

Chuyên gia hướng dẫn: Cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Năm 2020, tỷ lệ trẻ từ 6-59 tháng tuổi thiếu máu do thiếu sắt khoảng 19,6%, cao nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (23,4%) và Tây nguyên (26,3%). Do đó câu hỏi đặt ra là cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn cho trẻ. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng các chuyên gia VHN Bio tìm hiểu qua bài viết này.

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là một vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm, thắc mắc. Trẻ chậm tăng cân có thể do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không hợp lý, tình trạng thiếu vi chất, vitamin khiến giảm khả năng hấp thu của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì, hãy cùng VHN Bio tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

05 nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Hiện nay, dưới thời tiết nắng gắt của mùa hè đa số các bà mẹ lựa chọn cho con nằm trong phòng điều hòa để giúp con tránh khỏi đổ mồ hôi gây khó chịu và rôm sảy cho bé. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sử dụng điều hòa không đúng cách khiến trẻ hay gặp nhiều vấn đề về hô hấp như ho, nghẹt mũi, viêm mũi,...Vì vậy, trước thực trạng đó các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio đã tổng hợp chi tiết những nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm thông qua bài viết dưới đây.

GIẢI ĐÁP:

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Sắt là nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều mẹ trăn trở rằng liệu bổ sung sắt cho trẻ từ những năm tháng đầu đời có ảnh hưởng gì xấu tới con hay không và nên bổ sung như thế nào là hiệu quả, an toàn nhất?  Vậy “ Có nên bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh?’’ hãy cùng các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio tìm hiểu và giải đáp câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây.

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé