vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Mẹ nên cho bé ăn gì qua các thời kỳ ăn dặm của trẻ?

06/08/2020   2795 lượt xem

Ăn dặm là giai đoạn quan trọng của trẻ, giúp bé cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết, đồng thời cho bé làm quen với mùi vị thức ăn. Tùy từng độ tuổi mà bé cũng có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau nên mẹ cần lưu ý khi lên thực đơn ăn dặm cho trẻ qua từng giai đoạn. Vậy qua các thời kỳ ăn của trẻ thì ăn như thế nào mới là đúng? Khi cho trẻ ăn dặm thì mẹ có cần lưu ý gì không? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây.

1. Các thời kỳ ăn dặm của trẻ

Trẻ ăn dặm có thể được chia thành 3 giai đoạn sau:

1.1. Giai đoạn đầu: 6 - 8 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, trẻ đang bắt đầu làm quen với việc ăn dặm, hệ tiêu hóa của trẻ lúc này vẫn còn đang yếu. Do vậy, bạn nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm và dễ tiêu hóa, nên cho bé ăn từng chút một rồi tăng dần lượng thức ăn lên. Đầu tiên là 1 bữa/ngày sau đó tăng lên 2 bữa/ngày và tăng dần độ đặc của cháo.

Bữa ăn đầu tiên của trẻ nên là bột loãng, có thể bắt đầu bằng bột ngọt để bé tập làm quen với hương vị rồi đan xen giữa bột ngọt và bột mặn để thay đổi dần khẩu vị cho bé. Bạn có thể trộn lẫn bột với chút sữa mẹ hoặc sữa công thức hàng ngày cho bé để bé dễ làm quen với thức ăn mới hơn.

Sau 1 tháng tập ăn dặm, bạn có thể tăng dần độ đặc của bột. Có thể bổ sung thêm thịt và rau nấu chín, thái nhỏ, xay nhuyễn rồi trộn vào bột để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ và tập cho bé làm quen với mùi vị của nhiều loại thức ăn.

 

1.2. Giai đoạn từ 8 - 11 tháng tuổi

Khi bước sang tháng thứ 8, lúc này bé đã mọc răng và có thể tập nhai, nuốt thức ăn. Do vậy, bạn có thể cho bé ăn cháo. Giai đoạn này bạn có thể tăng dần bữa ăn của trẻ lên 3 - 4 bữa một ngày và vẫn duy trì việc bú sữa mẹ và sữa công thức hàng ngày để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất.

Bạn nên cho bé ăn đầy đủ các thịt, cá, hải sản, trứng, rau xanh,.... Thay vì xay nhuyễn thức ăn thì bạn nên băm nhỏ thịt và rau xanh cho bé tập nhai vì thức ăn khi xay nhuyễn sẽ khiến bé không cảm nhận được mùi vị thức ăn, từ đó dễ làm bé mau chán và gây ra hiện tượng biếng ăn.

Ngoài cháo, bạn có thể bổ sung thêm vào thực đơn ăn dặm của trẻ những loại thức ăn mềm như phở, bún, nui,... để kích thích vị giác cho trẻ, giúp trẻ thích thú với bữa ăn hơn.

 

1.3. Giai đoạn từ 12 - 23 tháng tuổi

Khi được 12 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn 4 bữa/ngày, trong một bữa nên kết hợp đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng để trẻ phát triển đầy đủ.

Khi trẻ đã bước sang 2 tuổi, bé đã mọc đầy đủ răng hơn, khả năng nhai nghiền thức ăn cũng thuần thục hơn. Đây chính là giai đoạn thích hợp để bé tập ăn cơm và các loại thức ăn như người lớn. Mẹ có thể bắt đầu bằng việc ăn cơm mềm, dằm nát trộn với thức ăn xé nhỏ và cho bé làm quen với các loại canh rau. Chú ý tránh các loại thức ăn dai, cứng để tránh nguy cơ hóc, nghẹn.

2 tuổi cũng là giai đoạn cai sữa nên trẻ cần bổ sung dưỡng chất đầy đủ để đảm bảo sự phát triển của trẻ. Ngoài 3 - 4 bữa chính, mẹ có thể cho trẻ ăn thêm 1 - 2 bữa phụ. Bạn nên cho bé ăn cơm chung với cả gia đình để trẻ học được cách ăn uống, gắp thức ăn.

Nếu trẻ biếng ăn, chậm tăng cân hay kém hấp thu dưỡng chất, mẹ hãy đăng ký ngay để nhận tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho con từ các bác sĩ/dược sĩ của Viện Dinh dưỡng thông minh VHN Bio nhé!

> XEM THÊM:

- Lịch sinh hoạt cho trẻ ăn dặm theo từng tháng tuổi mà mẹ nên biết

- Thực đơn ăn dặm lần đầu cho bé, mẹ nên chuẩn bị gì?

- 5 loại thực phẩm ăn dặm giúp bé tăng cân nhanh chóng

 

2. Những điều cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm

- Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều mà cần bắt đầu với 1 vài thìa thức ăn trong một vài ngày để bé có thời gian làm quen với hương vị mới. Việc làm quen với thức ăn từng chút một cũng sẽ giúp cho mẹ có thể phát hiện những dấu hiệu dị ứng thực phẩm như tiêu chảy, đau bụng, nổi mề đay.

- Nên bắt đầu với những loại rau, củ, quả màu vàng như chuối, cà rốt, táo, lê, khoai lang,... bởi chúng dễ tiêu hóa hơn những loại rau củ có màu sắc khác.

- Nếu bé có thái độ không hợp tác, bạn nên dừng lại trong một vài ngày rồi cho bé thử lại. Mẹ có thể thử lại với các loại thực phẩm khác nhau để xem bé thích thú với loại thực phẩm nào.

- Ở giai đoạn dưới 1 tuổi, chức năng thận vẫn yếu, không thể xử lý được quá 1g muối/ngày. Do vậy, mẹ đừng nên nêm gia vị mặn vào đồ ăn cho trẻ bởi trong thức ăn dặm cũng đã cung cấp đủ lượng muối cho nhu cầu 1 ngày rồi. Từ 1 tuổi trở lên, mẹ có thể nêm thêm một chút mắm hoặc muối nhưng nên nêm nhạt để đảm bảo sức khỏe.

- Bạn nên cho trẻ ăn cháo với nước thịt hoặc nước hầm xương, thay đổi nhiều loại thực phẩm giàu đạm để đa dạng và kích thích vị giác hơn.

- Không cho quá nhiều dầu mỡ vào đồ ăn của trẻ, chỉ được bổ sung với một lượng vừa đủ để hấp thu tối đa chất dinh dưỡng. Nên sử dụng các loại dầu thực vật như dầu hạt cải, dầu oliu, dầu óc chó,...

 

3. Scumin Gold - Đồng hành cùng bé ăn ngon

Scumin Gold - cung cấp vi khoáng chất sinh học hữu cơ 100% từ mầm đậu xanh, giúp trẻ ăn ngon, ăn khỏe. 

Thành phần có trong Scumin Gold chính là bộ tứ vi dưỡng chất: kẽm, đồng, selen, mangan và vitamin nhóm B, vitamin C được kết hợp theo công thức vàng, mang lại những ích lợi bất ngờ:

- Giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, giảm tình trạng biếng ăn ở trẻ.

- Kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng giúp trẻ tăng cân hiệu quả. 

- Tăng cường sức đề kháng của trẻ, giảm tình trạng ốm vặt.

- Cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp trẻ phục hồi nhanh hơn sau khi ốm. 

Scumin Gold cũng có nhiều ưu điểm vượt trội so với các sản phẩm chứa kẽm trên thị trường hiện nay:

- Sản phẩm chứa kẽm sinh học đầu tiên và duy nhất hiện tại, tiên phong tại thị trường Việt Nam.

- Thành phần là các khoáng chất hữu cơ nên vô cùng an toàn, lành tính với cơ thể trẻ, khả năng hấp thu gần như hoàn toàn (dưỡng chất được hấp thu khoảng 95%).

- Nguyên liệu vitamin được nhập khẩu trực tiếp từ tập đoàn SternVitamin - địa chỉ cung cấp vitamin hàng đầu thế giới. 

- Sản phẩm được sản xuất theo công nghệ Bio-Organic từ Hoa Kỳ. 

Để tìm hiểu kỹ hơn về kinh nghiệm ăn dặm cũng như được tư vấn về các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé, mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn / Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.

 

Bài viết liên quan

Chuyên gia hướng dẫn: Cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Năm 2020, tỷ lệ trẻ từ 6-59 tháng tuổi thiếu máu do thiếu sắt khoảng 19,6%, cao nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (23,4%) và Tây nguyên (26,3%). Do đó câu hỏi đặt ra là cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn cho trẻ. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng các chuyên gia VHN Bio tìm hiểu qua bài viết này.

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là một vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm, thắc mắc. Trẻ chậm tăng cân có thể do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không hợp lý, tình trạng thiếu vi chất, vitamin khiến giảm khả năng hấp thu của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì, hãy cùng VHN Bio tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

05 nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Hiện nay, dưới thời tiết nắng gắt của mùa hè đa số các bà mẹ lựa chọn cho con nằm trong phòng điều hòa để giúp con tránh khỏi đổ mồ hôi gây khó chịu và rôm sảy cho bé. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sử dụng điều hòa không đúng cách khiến trẻ hay gặp nhiều vấn đề về hô hấp như ho, nghẹt mũi, viêm mũi,...Vì vậy, trước thực trạng đó các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio đã tổng hợp chi tiết những nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm thông qua bài viết dưới đây.

GIẢI ĐÁP:

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Sắt là nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều mẹ trăn trở rằng liệu bổ sung sắt cho trẻ từ những năm tháng đầu đời có ảnh hưởng gì xấu tới con hay không và nên bổ sung như thế nào là hiệu quả, an toàn nhất?  Vậy “ Có nên bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh?’’ hãy cùng các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio tìm hiểu và giải đáp câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây.

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé