
Tình trạng trẻ biếng ăn sẽ gây ra việc bé kém hấp thu, suy dinh dưỡng hay tệ hơn là suy giảm hệ miễn dịch khiến cha mẹ lo lắng. Mẹ nên làm gì khi trẻ biếng ăn? Hãy cùng đi tìm giải pháp giúp bé ăn ngon trở lại trong bài viết dưới đây!
- Thực đơn món ăn nhàm chán
Khi thực đơn các món ăn lặp lại một cách nhàm chán thì khẩu vị của bé từ ăn ngon cũng chuyển sang ngán ngẩm. Đây là một trong những lý do thường gặp khiến cho trẻ biếng ăn.
- Bé cảm thấy không khỏe
Một trong những nguyên nhân phổ biến khác khiến bé lười ăn hơn ngày thường đó là vì bé đang bị bệnh. Người lớn khi bị cảm, sốt nhẹ cũng đã ăn không ngon thì huống chi là trẻ nhỏ. Vì thế, các bậc phụ huynh nên lưu tâm đến những biểu hiện hàng ngày của bé thường xuyên hơn, nếu như bé có dấu hiệu ho, sổ mũi, sốt nhẹ,... hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ để tránh trường hợp bệnh có biến chứng nguy hiểm hơn
- Món ăn không hợp khẩu vị của bé
Món bạn thích không hẳn là món bé muốn ăn. Dù biết rằng bạn sẽ lên thực đơn dinh dưỡng chuẩn khoa học để bé con ăn đầy đủ chất bổ dưỡng nhưng bé sẽ không đủ khả năng để nhận thức điều đó. Khi không hợp khẩu vị, bé sẽ không ăn, và bạn thì lại thúc ép bé ăn, vô tình việc đó sẽ khiến bé bị áp lực trong mỗi bữa ăn dẫn đến trẻ biếng ăn còi cọc và sợ hãi việc ăn uống.
- Bữa phụ ăn quá no khiến bé không muốn ăn bữa chính
Khi bé ăn vặt vào bữa xế quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng no căng bụng trong bữa chính và trẻ sẽ bỏ bữa. Các món ăn vặt thường tiềm tàng nhiều nguy hại sức khỏe tiềm ẩn, ví dụ như món ăn vặt phổ biến mà bé thích là bánh kẹo, snack, khoai tây chiên... Những món ăn này nhiều chất tạo ngọt nhân tạo, nhiều dầu mỡ và tinh bột, sẽ gây hại về thể chất và trí não của bé. Nếu như ăn quá nhiều sẽ gây sâu răng, rối loạn tiêu hoá, táo bón, béo phì, loãng xương và các vấn đề về tim mạch.
- Bé bị thiếu vitamin và khoáng chất
Thiếu hụt các loại khoáng chất như kẽm, selen sẽ khiến bé cảm thấy không ngon miệng và lười ăn. Nếu như không được bổ sung kịp thời dưỡng chất cần thiết, trẻ biếng ăn trong thời gian dài sẽ gây suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm phát triển trí não.
- Do thay đổi môi trường sống
Khoảng thời gian khi trẻ bắt đầu đến trường, môi trường sống biến đổi nhanh chóng khiến bé chưa thể thích nghi, dẫn đến tình trạng sợ sệt, tâm lý căng thẳng, bé sẽ cảm thấy không muốn ăn. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe cũng như sự phát triển thể chất của trẻ
Xem thêm: Trẻ biếng ăn cách điều trị
- Trẻ quá hiếu động
Vì bé quá ham chơi dẫn đến bỏ ăn là nguyên nhân thường thấy nhất ở những đứa trẻ biếng ăn. Sự mất tập trung trong ăn uống bởi những tác động xung quanh dần sẽ thành thói quen gây ra tình trạng lười ăn uống ở trẻ.
- Cứ để cho bé thoải mái ăn theo sở thích
Trẻ em thường mè nheo không chịu ăn vì chúng chưa thực sự đói. Vì thế, bạn không cần phải quá thúc ép, hãy gợi ý cho bé ăn khi cảm thấy đói. Bạn hãy thử trong vài ngày liền không liên tục ép bé ăn. Hãy đợi đến khi tự bé phải nhắc đến bữa ăn của mình. Ngoài ra, mẹ có thể tìm hiểu “thời gian biểu đói bụng” của con, bạn hãy cho bé ăn vào những khung giờ cố định đó. Khi đó, bạn sẽ không phải mất hàng giờ để thúc con ăn và con cũng không áp lực khi ăn uống nữa.
Bạn hãy cắt giảm số bữa ăn của bé. Một đứa trẻ 3 tuổi thực sự không cần đến 5 bữa ăn mỗi ngày. Giữa bữa sáng và bữa trưa, thay vì cho bé ăn cháo hay một lưng cơm, bạn hãy cho bé ăn một quả chuối hay miếng đu đủ, để sau đó bé sẽ ăn trưa một cách ngon lành hơn.
- Tuyệt đối kiêng giảm những bữa ăn vặt của bé.
Bạn nên quan sát thử xem liệu bé có hay ăn vặt không? Vài cái kẹo, một gói bim bim, tưởng như không là gì cả nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sự ngon miệng của trẻ.
- Giảm khẩu phần ăn của bé khi trẻ biếng ăn.
Một bát cơm đầy ắp sẽ không kích thích sự thèm ăn của bé chút nào. Trái lại là đằng khác - điều này khiến trẻ sợ và ngán. Sẽ hoàn toàn khác nếu trước mặt bé là một miếng thịt nho nhỏ, một chút xíu cơm và vài thìa canh. Một phần vừa đủ sẽ khiến bé thích thú khi ăn hơn là phải “chiến đấu” với một tô cơm đầy ụ.
Hãy lên thực đơn dinh dưỡng theo tuần cho con thật đa dạng và hấp dẫn. Nếu ngày nào bạn cũng dọn cho bé món thịt kho trứng, thì chẳng có gì ngạc nhiên khi trẻ không muốn ăn. Nếu bữa sau, bạn cho bé một khúc cá rán hay một bát súp sườn hầm khoai tây, củ cải, bạn sẽ thấy là ít ra thì bé cũng hăng hái khi ăn hơn rất nhiều!
- Bạn hãy cố gắng trang trí phần ăn của bé thật đáng yêu và màu sắc ngon lành.
Bên cạnh những búp súp lơ trắng là những cánh hoa cà rốt màu cam rực, bên cạnh những khúc đậu đũa xanh có cà chua đỏ... Một sáng kiến rất hay là món salad thập cẩm: Cà rốt, ớt ngọt, giá đỗ, khoai tây, dưa chuột...
Hãy để cho bé tự chọn thực đơn ăn uống cho mình. Trước khi nấu ăn, bạn hãy hỏi bé: "Con thích ăn gì nào?" Và đưa ra một thực đơn mà bạn có thể làm để bé chọn. Có thể bé sẽ chẳng chọn gì cả, biết làm sao được! Nhưng cũng có thể bé sẽ thích một món nào đó.
Hãy chiều theo một số sở thích trái khoáy của bé. Nếu bé nhất định đòi uống sinh tố cà chua với cam, bạn đừng lấy đó làm điều bực mình, hãy chiều theo ý bé. Đó chẳng qua là khẩu vị. Nếu bé chỉ thích bánh mì kẹp hình tam giác hay uống sữa bằng ống hút, bạn cứ chiều theo ý thích của bé, chắc chắn rồi đến lúc bé sẽ chán.
Bạn có thể dùng chiến thuật "bình mới rượu cũ" bằng cách thay vì cho bé ăn thịt với cơm, bạn hãy làm bánh mì kẹp thịt kiểu Mỹ chẳng hạn. Bạn có thể cho canh vào cốc như một thứ đồ uống thay vì để ở bát như thường lệ. Bạn thử xay trái cây rồi cho vào ngăn đá cho đông sệt lại. Những sự biến tấu nho nhỏ là lạ sẽ khiến bé thích thú khi ăn hơn đấy.
- Bạn đừng bón cho bé, hãy để bé tự xúc ăn.
Phần lớn trẻ 2, 3 tuổi sẽ ăn nhiều hơn nếu mẹ để chúng tự ăn. Nếu mẹ cứ bón mãi vì sợ trẻ biếng ăn, dần dần bé nhận thấy rằng ăn đúng là một việc khó chịu, chẳng khác gì gội đầu hay uống thuốc, vì cũng là mẹ làm cho bé. Hãy làm sao để bé thấy rằng được ăn là niềm vui, giống như chơi một trò chơi vậy.
Bạn hãy để bé cùng ngồi ăn trong bữa cơm gia đình. Ngồi ăn một mình thật buồn chán. Nếu bố kể chuyện có một con chim đến làm tổ trong vườn nhà thế nào, mẹ thì kể một chuyện vui khi đi chợ... Thế là bé vừa ăn vừa thích thú nghe chuyện và xúc hết bát cơm lúc nào không hay đấy!
Bạn nên biết rằng "không" là một câu trả lời cần thiết. Không bao giờ ép bé ăn thêm thìa cơm cuối cùng. Nếu bé nói rằng bé đã no, hãy để bé đặt bát xuống, còn bạn không ép uổng gì bé ăn hết tô nữa. Bạn hãy quan tâm đến không khí của bữa ăn. Sự vội vã, lộn xộn, những xung khắc hàng ngày giữa bố và mẹ sẽ làm bé ăn mất ngon.
Xem thêm: Trẻ biếng ăn bổ sung gì?
Song song với việc thực hiện những cách trên, để giúp trẻ ăn ngon và điều trị biếng ăn ở trẻ, cha mẹ cũng cần bổ sung thêm các khoáng vi lượng thiết yếu giúp trẻ cảm giác thèm ăn cũng như tăng cường các vi chất cần thiết cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng ở trẻ, ăn ngon và phát triển toàn diện.
Để bổ sung các vi chất giúp trẻ ăn ngon, cha mẹ nên lựa chọn sản phẩm chứa các vi chất dinh dưỡng như: Kẽm, selen, đồng, mangan,… để nâng cao hiệu quả, cải thiện và phòng ngừa chứng biếng ăn ở trẻ.
Xem thêm: Trẻ biếng ăn nên uống thuốc gì?
Đi đầu trong dòng sản phẩm này đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Scumin. Sản phẩm chứa thành phần EX-CUMIN® độc quyền với những nâng cấp vượt bậc về công nghệ Bio Organic theo quy chuẩn của Hoa Kỳ mang đến khả năng hấp thu cao, giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm tình trạng hay ốm vặt ở trẻ, kích thích vị giác một cách tự nhiên để trẻ ăn ngon miệng. Đồng thời, Scumin còn giúp cải thiện sự hấp thu các vi chất và phát triển toàn diện ở trẻ nhỏ.
Mẹ đừng quên sử dụng Scumin cho bé mỗi ngày để Đề kháng khỏe, trẻ hết ốm nhé!
Để tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm Scumin, mẹ vui lòng liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. Hoặc tìm hiểu thêm thông qua website: http://vhnbio.vn / Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio . Sản phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé