Viêm phế quản là tình trạng viêm các ống phế quản - các ống giúp không khí ra và vào phổi. Thông thường, viêm phế quản xuất hiện với những triệu chứng giống với bệnh cảm lạnh. Trong những trường hợp bệnh nhẹ, bạn có thể điều trị tại nhà bằng cách sử dụng thực phẩm hay thảo dược tự nhiên. Cùng tìm hiểu những cách trị viêm phế quản tại nhà tự nhiên từ nguyên liệu dễ kiếm qua bài viết dưới đây.
Người bị viêm phế quản thường có những triệu chứng như sau:
- Ho thường xuyên.
- Tức ngực.
- Có đờm (chất nhầy) có thể là màu vàng xám, trắng hoặc màu xanh lục. Trong một vài trường hợp, đờm còn có máu.
- Khó thở hoặc thở khò khè.
- Sốt nhẹ và ớn lạnh.
- Mệt mỏi.
> XEM THÊM:
- Phân biệt viêm phế quản cấp và mãn tính để có cách phòng bệnh hiệu quả
- 3 cách chữa viêm phế quản tại nhà dễ dàng áp dụng
- Bé viêm phế quản uống thuốc gì an toàn, hiệu quả nhanh chóng?
Tham gia Group Zalo để nhận thêm tài liệu về chăm sóc bé và kết nối trực tiếp với chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio
Mật ong có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn, do đó nó có tác dụng làm dịu cổ họng. Ngoài ra, mật ong còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Bạn có thể pha 1 thìa mật ong với một cốc nước ấm, có thể cho thêm một chút chanh và uống vào mỗi buổi sáng để giảm các triệu chứng tắc nghẽn đường thở và viêm khi bị viêm phế quản.
Ngoài được sử dụng để chống lại những cơn cảm lạnh thông thường, gừng còn có thể giúp điều trị bệnh viêm phế quản. Gừng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống viêm, từ đó làm giảm sưng, tấy, viêm nhiễm phế quản. Sử dụng gừng để điều trị viêm phế quản bằng cách cho 1/2 thìa gừng với quế và đinh hương với nước nóng. Khuấy kỹ rồi uống hỗn hợp này trong vài ngày để điều trị viêm phế quản.
Ngoài ra bạn có thể làm trà gừng bằng cách cho một muỗng bột gừng và hạt tiêu đen hòa vào một cốc nước nóng. Để nguội trong vài phút rồi cho thêm mật ong vào. Uống hai lần/ngày.
Tinh dầu bạch đàn cũng được biết đến với công dụng điều trị viêm phế quản vô cùng hiệu quả. Loại thảo dược này có tác dụng làm tan chất nhầy gây tắc nghẽn trong đường hô hấp. Ngoài ra, dầu bạch đàn còn có tính kháng khuẩn rất tốt cho việc điều trị viêm phế quản.
Bạn có thể thực hiện xông hơi bằng tinh dầu bạch đàn bằng cách lấy vài giọt tinh dầu bạch đàn cho vào một bát nước sôi, lấy khăn che đầu để hơi nước được đi vào trong vùng mũi họng.
Ngoài ra, bạn có thể dùng tinh dầu xoa trực tiếp vào ngực, có tác dụng hỗ trợ loại bỏ chất nhầy và cải thiện chức năng hô hấp.
Hành có tác dụng làm long đờm hiệu quả. Vào mỗi buổi sáng, bạn uống một cốc nước ép hành tây sẽ giúp ngăn chặn sự tích tụ của chất nhầy, hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản. Ngoài ra, bạn có thể chế biến hành tây thành các món ăn như salad cũng có tác dụng rất tốt.
Với tính kháng virus và kháng khuẩn, tỏi cũng là một trong những phương thuốc rẻ tiền giúp điều trị bệnh viêm phế quản hiệu quả. Bạn lấy 3 tép tỏi, bóc vỏ rồi đun cùng với sữa. Uống mỗi đêm trước khi đi ngủ.
Đặc tính chống viêm của nghệ đã được chứng minh là có khả năng điều trị ho do viêm phế quản. Nghệ cũng có tác dụng làm long đờm, giúp loại bỏ chất nhầy ra khỏi đường hô hấp, hỗ trợ điều trị viêm phế quản. Sử dụng nghệ để điều trị viêm phế quản bằng cách đun sôi một thìa bột nghệ với một ly sữa. Uống 2 hoặc 3 lần/ngày.
Tuy nhiên, với cách làm này, bạn không nên sử dụng nếu mắc bệnh sỏi túi mật, vàng da tắc mật, viêm loét dạ dày.
Để phòng bệnh viêm phế quản, bạn không nên hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với người hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm, giữ ấm vào mùa lạnh. Tiêm vắc-xin phòng cúm và phế cầu, đặc biệt là những người bệnh phổi mạn tính, suy tim, người cao tuổi. Trẻ em cần tuân thủ đúng lịch tiêm chủng định kỳ, nhất là các mũi tiêm phòng bệnh sởi.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các bệnh viêm đường hô hấp, bạn vui lòng liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. Hoặc tìm hiểu thêm thông qua website: http://vhnbio.vn / Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé