
Trẻ lười ăn và chậm tăng cân khiến cho các mẹ luôn đau đầu trong việc lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng để trẻ có thể phát triển toàn diện. Tham khảo ngay những mẹo cải thiện chế độ dinh dưỡng cho bé tăng cân hiệu quả qua bài viết sau đây.
Hầu hết đứa trẻ nào cũng từng trải qua giai đoạn lười ăn và chậm tăng cân, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 6 tuổi. Một số biểu hiện mẹ có thể nhận biết trẻ lười ăn chậm tăng cân:
- Trẻ khóc lóc, khó chịu khi thấy bố mẹ dọn thức ăn ra.
- Ngậm thức ăn trong miệng lâu, không chịu nhai hay nuốt.
- Ăn ít hơn so với bình thường.
- Thời gian của mỗi bữa ăn thường kéo dài.
- Hấp thu kém, không tăng cân hoặc tăng cân rất ít.
> XEM THÊM:
“Tất tần tật” những điều bố mẹ cần biết về tình trạng bé biếng ăn
Những cách khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ
Thực đơn cho trẻ nhẹ cân - Đánh bay nỗi lo của mẹ
Sắt là thành phần để cơ thể hình thành nên máu. Thiếu sắt là tình trạng phổ biến ở trẻ em với các biểu hiện cơ thể mệt mỏi, uể oải, chán ăn, chậm phát triển,... Nhiều mẹ nghĩ các loại thịt đỏ và thịt nạc sẽ cung cấp nhiều sắt cho bé và chỉ cho bé ăn các loại thịt này với mong muốn giúp con tăng cân và khỏe mạnh hơn. Mặc dù đây là một biện pháp đúng nhưng nếu cho bé ăn quá nhiều sẽ khiến con dễ ngán. Hơn nữa, việc nhai thịt nạc cũng gây ra những khó khăn của trẻ do răng chưa phát triển, thịt không được nhai nhuyễn trước khi vào dạ dày để tiêu hóa, gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của trẻ. Mẹ nên cho bé ăn vừa phải lượng thịt nạc, có thể thay thế thịt nạc bằng thịt gia cầm, trứng, sữa, cá đậu,... vừa giúp bé tránh khỏi tình trạng chán ăn và cung cấp lượng sắt cần thiết cho cơ thể.
Khi bước vào độ tuổi ăn dặm, để cung cấp thêm chất béo cho cơ thể, mẹ cần phải bổ sung một lượng dầu ăn vào cháo hoặc súp ăn dặm của bé. Các axit béo trong dầu ăn sẽ giúp hỗ trợ hòa tan các loại vitamin trong thực phẩm, đẩy nhanh quá trình hấp thu vitamin, đặc biệt omega-3 rất tốt cho não bộ và cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể. Chế độ ăn thiếu chất béo sẽ khiến trẻ khó hấp thụ được vitamin, dẫn đến những vấn đề còi xương, chậm lớn, chậm tăng cân.
Trái cây và rau xanh là những loại thực phẩm rất giàu vitamin và chất xơ. Cha mẹ nên thường xuyên thay đổi thực đơn linh hoạt kết hợp rau xanh và hoa quả để bổ sung đầy đủ lượng vitamin cần thiết cho bé mà không nhất thiết cần phải dùng đến các loại vitamin tổng hợp.
Nếu bé đã chán ăn rau củ quả, mẹ có thể kết hợp giữa các loại rau quả khác nhau để tạo thành món ăn mới cho bé hoặc trang trí món ăn thành những hình thù ngộ nghĩnh để kích thích sự thèm ăn của bé.
Khi ốm, bé bị đắng miệng, ăn không ngon và có thể bị biếng ăn. Hơn nữa, việc phải dùng các loại thuốc điều trị cũng ảnh hưởng ít nhiều đến khẩu vị của trẻ. Mẹ không nên ép bé ăn quá nhiều, hãy chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày và cho bé ăn những món bé thích nhưng vẫn cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé.
Trong thời kỳ ăn dặm của bé, nhiều mẹ chỉ dùng nước hầm xương để nấu cháo hoặc súp cho bé ăn. Đó là một việc làm hoàn toàn sai lầm. Nước hầm xương lâu chỉ có tác dụng làm nước ngọt hơn chứ ko mang lại bất kỳ giá trị dinh dưỡng nào khác, khiến cho bé không được hấp thu đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể trong giai đoạn phát triển quan trọng này. Vì vậy, ngoài hầm xương cho bé ăn ngon hơn, mẹ vẫn cần bổ sung các loại thịt bằm, rau củ quả,… để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.
Chúng ta đều biết rằng, nước hoa quả chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cho bé nhưng nếu quá lạm dụng sẽ gây phản tác dụng. Cha mẹ chỉ nên cho bé uống tối đa 100-200 ml nước hoa quả mỗi ngày. Với những trẻ trong độ tuổi ăn dặm, nước lọc là chất lỏng tốt nhất cho bé.
Trong giai đoạn mới bắt đầu ăn dặm, cha mẹ phải xay nhuyễn thức ăn để bé dễ nuốt hơn. Tuy nhiên khi trẻ đã lớn hơn, bắt đầu mọc răng sữa, việc cho bé ăn các loại thức ăn xay nhuyễn vô tình làm bé không biết cách ăn nhai như thế nào, nuốt thức ăn một cách vô thức, khiến trẻ dễ bị biếng ăn và gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng. Mẹ nên cho bé tập ăn thô dần dần và khuyến khích bé tự xúc ăn và tập nhai để hoàn thiện khả năng ăn uống của mình hơn.
Chất đạm có nhiều trong thịt, trứng, sữa,…. Mặc dù đây là một nhóm chất quan trọng với sự phát triển của trẻ tuy nhiên nếu ăn quá nhiều đạm sẽ làm bé bị rối loạn tiêu hóa, khiến trẻ dễ bị chán ăn, biếng ăn, chậm tăng cân hơn.
- Kẽm: Có tác dụng kích thích cảm giác thèm ăn tự nhiên ở trẻ, giúp bé ăn ngon miệng và hấp thu tốt hơn. Một số thực phẩm giàu kẽm có thể kể đến như: Thịt đỏ, tôm hùm, sườn lợn, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, cua…
- Lysine: là 1 axit amin tham gia vào quá trình tổng hợp protein, giúp bé tăng cân, chóng lớn. Các thực phẩm giàu lysine: Cá, thịt đỏ, thịt cừu, thịt gia cầm, thịt heo, lòng đỏ trứng, quả bơ, các loại đậu, chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai…
- Chất xơ: Phát triển các lợi khuẩn trong đường ruột, hạn chế táo bón, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Mẹ bổ sung chất xơ cho bé thông qua các loại thực phẩm: Bột yến mạch, bắp rang, cà rốt, táo, bánh mì, chuối…
- Omega – 3: Omega – 3 có tác dụng phát triển trí não và hệ thần kinh để giúp bé thông minh hơn. Thực phẩm giàu omega – 3: Cá hồi, quả óc chó, các loại hạt, súp lơ, đậu hũ, bắp cải, trứng, đậu nành…
- Probiotic: Có nhiều trong các loại sữa chua, sữa chua uống, có tác dụng làm ổn định đường ruột giúp bé phòng ngừa và cải thiện các tình trạng: tiêu chảy, táo bón, đầy bụng và rối loạn tiêu hóa…
- Sắt: Trẻ biếng ăn thường thiếu lượng sắt trong cơ thể dẫn tới nguy cơ thiếu máu, gây mệt mỏi, chóng mặt… Các thực phẩm giàu sắt: thịt đỏ, các loại đậu, rau bina, cá,...
Xem thêm : Trẻ biếng ăn cách điều trị
- Canxi: Bổ sung canxi giúp trẻ phát triển chiều cao tốt hơn cũng như ngăn ngừa nguy cơ loãng xương, gãy xương… Các loại hạt, bông cải xanh, sữa, trứng… là những thực phẩm giàu canxi mẹ có thể bổ sung cho bé.
- Vitamin nhóm B (B1, B3, B6): Các vitamin nhóm B này có tác dụng tăng cường trao đổi chất giúp bé tiêu hóa và cải thiện tình trạng biếng ăn. Thực phẩm giàu vitamin nhóm B có thể kể đến như: Chuối, bơ, cà chua, yến mạch, bí đỏ, rau dền, khoai lang, đậu phộng…
Ngoài ra mẹ có thể bổ sung thêm cho bé các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe, giúp bé được bổ sung thêm nhiều vi chất dinh dưỡng, kích thích sự thèm ăn và cải thiện tình trạng lười ăn và chậm tăng cân.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Scumin chứa các dưỡng chất quan trọng phù hợp với từng lứa tuổi của bé. Scumin bổ sung đầy đủ mangan, kẽm, đồng, selen… giúp kích thích vị giác một cách tự nhiên, khôi phục cảm giác thèm ăn, giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Scumin được nghiên cứu và sản xuất từ công thức cải tiến nâng cấp với những ưu điểm vượt trội:
- Các thành phần vi khoáng như mangan, kẽm, đồng, selen được chiết xuất 100% từ thực vật nên có khả năng hấp thụ cao, không để lại dư thừa trong cơ thể, an toàn đối với bé.
- EX-CUMIN® là một hợp phần đặc biệt sản xuất theo công nghệ từ Hoa Kỳ, nhằm tăng khả năng hấp thụ của curcumin, độc quyền trên sản phẩm Scumin.
Để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm, mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn / Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé