
Vào mùa lạnh, nhiệt độ không khí sẽ thấp và khô hơn so với mùa hè nóng ẩm. Mũi sẽ phản ứng bằng cách tiết ra nhiều chất nhầy nhiều hơn để làm ẩm không khí. Tuy không phải là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sổ mũi cũng khiến cho bạn gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng này.
Cấu trúc hốc mũi được lót một lớp niêm mạc, trên bề mặt niêm mạc lại được bao phủ một lớp thảm nhầy có chức năng giữ bụi bẩn và các loại vi khuẩn gây hại. Vào mùa đông, không khí lạnh, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gia tăng. Cơ thể chúng ta chưa kịp thích nghi với thời tiết sẽ dẫn đến các triệu chứng về đường hô hấp trong đó có chảy nước mũi.
Sổ mũi thực chất chỉ là một chứng bệnh đơn giản và khá dễ chữa trị nên bạn không cần phải quá lo lắng. Các triệu chứng của bệnh sẽ giảm nhanh và hết hẳn sau 1-3 ngày nếu có cách điều trị và chăm sóc đúng đắn.
Vệ sinh mũi hằng ngày bằng nước muối sinh lý sẽ giúp ngăn ngừa sổ mũi. Nước muối có khả năng làm loãng chất nhờn, giúp mũi của bạn dễ chịu hơn. Bạn có thể sử dụng dụng cụ rửa mũi để làm sạch mũi hơn, tuy nhiên cần lưu ý đảm bảo làm theo đúng hướng dẫn sử dụng để tránh gây nhiễm trùng xoang.
> XEM THÊM:
Đừng chủ quan với bệnh viêm đường hô hấp trong mùa lạnh
6 Nguyên tắc vàng mẹ cần biết để luôn khỏe mạnh khi chăm con ốm
Giúp bé luôn khỏe mạnh với mẹo tăng đề kháng cho bé mùa đông
Hơi nước từ việc tắm nước ấm sẽ giúp chất lỏng loãng ra và giúp cho hô hấp của bạn dễ chịu hơn, giảm được tình trạng sổ mũi trong mùa lạnh.
Nước sẽ làm chất nhờn dư thừa trong xoang thoát ra ngoài một cách dễ dàng hơn, giúp mũi của bạn nhanh chóng thông thoáng trở lại. Bạn nên lựa chọn nước lọc thay vì các loại nước ép hoặc cà phê trong thời gian này.
Cũng giống như việc tắm nước ấm, xông hơi mặt bằng nước nóng cũng giúp đẩy nhanh thời gian khỏi bệnh của bạn. Bạn có thể thêm vài giọt tinh dầu để tăng thêm hiệu quả điều trị.
Giữ ấm và vệ sinh cơ thể, hạn chế để bé tiếp xúc với không khí lạnh thường xuyên, khi ra ngoài cần che chắn cẩn thận đặc biệt là vùng đầu và cổ để bệnh sổ mũi không trở nên nặng hơn. Khi đi ngủ, bạn nên kê cao đầu giúp ngăn ngừa nước mũi chảy ngược vào trong, gây ngạt mũi khó chịu.
Bệnh sổ mũi không phải là bệnh nguy hiểm và bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh bằng cách thực hiện những biện pháp sau:
- Vệ sinh mũi sạch sẽ hằng ngày bằng dung dịch nước sạch hoặc nước muối sinh lý để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, bảo vệ niêm mạc mũi
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung nhiều vitamin C nhất là từ các loại rau và hoa quả, rất tốt cho hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh sổ mũi và nhiều bệnh hô hấp khác trong mùa lạnh.
Xem thêm : Trị sổ mũi tại nhà cho bé
- Tránh tiếp xúc với vi khuẩn, rửa tay thường xuyên, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng ngừa lây nhiễm.
- Tập thể dục thường xuyên, rèn luyện sức khỏe với những bài tập phù hợp nhằm nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể thích nghi được với những điều kiện thay đổi của môi trường, thời tiết.
- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên để loại bỏ các bụi bẩn, nấm mốc trong môi trường sống, tạo không gian sạch sẽ, thoáng mát.
Sổ mũi tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm tuy nhiên gây nhiều phiền toái và vẫn có thể biến chứng thành những bệnh khác nếu như không có phương pháp điều trị đúng. Hy vọng qua bài viết vừa rồi, bạn đã có phương pháp điều trị cũng như phòng bệnh đúng cách. Nếu như có bất cứ thắc mắc gì về cách điều trị các bệnh viêm đường hô hấp, bạn vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn / Ngoài ra, bạn có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Tại Việt Nam, khí hậu nhiệt đới gió mùa với thời gian nắng nóng kéo dài trong năm, mưa nhiều, môi trường nhiều khói bụi là điều kiện lý tưởng cho các mầm bệnh về hô hấp và viêm đường hô hấp trên phát triển. Đặc biệt ở trẻ em, các vấn đề về đường hô hấp lại càng trở nên phức tạp hơn vì hệ miễn dịch của trẻ chưa hình thành đủ kháng thể chống lại các virus và vi khuẩn thông thường.
Vào mùa đông, cơ thể sẽ rất dễ nhiễm lạnh; hơn nữa virus, vi khuẩn cũng có cơ hội phát triển và lây lan gây ra các bệnh ho cảm, viêm đường hô hấp. Có rất nhiều cách để điều trị ho cảm mùa lạnh đơn giản, hiệu quả mà không phải lạm dụng thuốc tây, kháng sinh. Bài viết này, VHN Bio sẽ gợi ý cho bạn một số mẹo điều trị ho cảm mùa lạnh dễ làm nhưng lại có hữu hiệu để giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.