
Hệ miễn dịch được ví như hàng phòng thủ chống lại các tác nhân gây bệnh. Làm thế nào để vi khuẩn không “phá lưới, ghi bàn” lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nhiều cha mẹ phàn nàn rằng, trẻ bắt đầu hay ốm kể từ lúc ăn dặm đến năm 3 tuổi. Đây được coi là giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” của trẻ, vì hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện và đang trong quá trình hình thành, do đó, trẻ rất dễ mắc bệnh. Lúc này cha mẹ cần làm gì để giữ “lưới” luôn sạch đây ? Cùng con tạo hàng phòng thủ chắc chắn ngay nào mẹ nhé!
Phân loại hệ miễn dịch
- Miễn dịch tự nhiên: Đây là loại miễn dịch bẩm sinh hình thành từ lúc ta còn trong bụng mẹ. Trong quá trình tiến hóa của con người, loại miễn dịch này sinh ra để chống lại sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh. Chúng có khả năng nhận biết, phân biệt cái gì là của mình, cái gì không phải của mình.
- Miễn dịch đặc hiệu (miễn dịch thu được): Khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên, trạng thái miễn dịch đặc hiệu sẽ xuất hiện để chống lại các kháng nguyên này.
Đặc điểm hệ miễn dịch của trẻ
Khi còn là bào thai, trẻ sơ sinh nhận kháng thể được truyền từ mẹ và khi ra đời, trẻ nhận được kháng thể qua nguồn sữa mẹ cho bú. Tuy nhiên, đây chỉ là kháng thể bảo vệ bé tạm thời, gọi là "miễn dịch thụ động". Kháng thể này tồn tại trong vài tháng đầu sau sinh và sẽ suy giảm rất nhanh từ khi bé bắt đầu cai sữa.
Sau đó, hệ thống miễn dịch trong cơ thể bé đã hình thành nhưng còn chưa hoàn thiện. 2/3 hệ miễn dịch được tìm thấy trong đường ruột, số tế bào miễn dịch còn lại nằm rải rác khắp cơ thể bé. Do còn non nớt, chưa phát triển đầy đủ, hiệu quả bảo vệ của hệ miễn dịch bé lúc này vẫn còn hạn chế, khiến bé dễ bị mắc một số loại bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, dị ứng,…
Hệ miễn dịch hoạt động ra sao ?
Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại bằng hệ thống “hàng rào phòng thủ” dạng tầng có tính tăng dần từ tế bào, mô tới các bộ phận.
Đầu tiên, nếu các tác nhân gây bệnh xâm nhập sẽ gặp các rào chắn vật lý như da.
Nếu một tác nhân xâm nhập được hàng rào này thì hệ miễn dịch bẩm sinh sẽ cung cấp một đáp ứng nhưng không đặc hiệu đối với nó.
Nếu như tác nhân gây bệnh vượt qua được đáp ứng bẩm sinh thì chúng sẽ gặp hàng rào bảo vệ thứ 3, đó là hệ miễn dịch thích ứng.
Tại đây, hệ miễn dịch điều chỉnh đáp ứng đấu tranh trong thời gian nhiễm trùng, làm cho nó đặc hiệu đối với tác nhân gây bệnh.
Hệ miễn dịch thích ứng có khả năng ghi nhớ và nhận biết một tác nhân gây bệnh đặc hiệu đã bị loại trừ. Nhờ đó mà nó có khả năng tấn công nhanh và mạnh hơn nếu có gặp lại tác nhân gây bệnh đó.
Những cách tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả
- Hạn chế sử dụng kháng sinh
Phải mất ít nhất 3 tuần để vi khuẩn có thể phục hồi sau một tuần điều trị bằng kháng sinh. Do đó, mẹ cần phải tránh kháng sinh, ngoại trừ nếu đang điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Cần hạn chế kháng sinh và các loại thuốc không cần đơn.
- Tiêm chủng vaccine đầy đủ
Tiêm chủng vaccine là điều thiết yếu trong quá trình phát triển của mỗi người. Đây là cách toàn diện nhất giúp trẻ tập dượt khả năng chống trọi lại cơ chế lây nhiễm của các bệnh nguy hiểm như: sởi, quai bị, thủy đậu, viêm gan…
- Thường xuyên vận động
Thường xuyên vận động, tiếp xúc với môi trường xung quanh sẽ giúp bé tập làm quen, tăng khả năng thích nghi với môi trường từ đó sức đề kháng của trẻ với các nhân tố độc hại của môi trường cũng tăng lên.
- Cho trẻ bú sữa mẹ
Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Trong sữa mẹ có chứa các kháng thể tự nhiên giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và các tế bào máu trắng. Sữa mẹ chính là “liều thuốc bổ” giúp trẻ tránh được nhiều bệnh như nhiễm trùng tai, dị ứng, tiêu chảy…
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
Bố mẹ nên vệ sinh cá nhân cho trẻ thật sạch sẽ để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ xâm nhập của virus, vi khuẩn và các mầm bệnh. Nhất là khi trẻ em là đối tượng cực kỳ hiếu động, luôn tò mò với thế giới xung quanh và chưa ý thức được vấn đề an toàn vệ sinh. Chính vì vậy, bố mẹ cần vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ nhất là trước và sau khi ăn để bảo vệ trẻ trước sự tấn công của các vi khuẩn.
- Ngủ ngon và thư giãn
Ngủ là thời gian để hệ miễn dịch nghỉ ngơi, khôi phục chức năng tốt nhất. Thiếu ngủ, căng thẳng, mệt mỏi… sẽ khiến con bạn có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cao hơn. Ngoài ra, trẻ ngủ ngon cũng sẽ ăn uống ngon miệng hơn, trí tuệ phát triển tối ưu hơn, cải thiện khả năng học hỏi.
Mỗi ngày, mẹ hãy cố gắng cho bé ngủ đủ giấc, tập thói quen đi ngủ đúng giờ. Mẹ cũng tránh cho bé vận động nhiều hay xem truyền hình, chơi game trước giờ đi ngủ.
Nếu trẻ khó ngủ mẹ có thể hát ru, đọc truyện hoặc nói chuyện với bé về những giấc mơ.
Ưu tiên bổ sung chất gì trong giai đoạn ăn dặm ?
- Prebiotics: Prebiotics khuyến khích các vi khuẩn có lợi cho dạ dày của trẻ. Cung cấp đủ các vi khuẩn có lợi là cần thiết để bảo vệ cơ thể trẻ chống lại vi khuẩn có hại.
- Sắt: Sắt đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành protein trong các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Sắt hỗ trợ sự phát triển bình thường của trẻ về nhận thức, thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.
- Kẽm: Kẽm là khoáng chất có mặt trong các tế bào của cơ thể. Kẽm giúp cơ thể sản xuất ra tế bào mới và các enzym cần thiết hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ. Kẽm còn giúp chữa lành các vết thương. Cơ thể ít có khả năng dự trữ kẽm, do đó, bổ sung kẽm trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ là điều quan trọng.
- Vitamin D: Vitamin D đóng một phần trong chức năng miễn dịch, bảo vệ trẻ chống lại nhiễm trùng. Vitamin D cũng giúp trẻ phòng chống dị ứng.
- Vitamin C: Vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Vitamin C giúp cơ thể trẻ không bị các loại bệnh cảm cúm thông thường.
Cơ thể chúng ta vô cùng kỳ diệu, mỗi cơ quan đều có chức năng riêng nhưng vẫn có sự liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất. Hệ miễn dịch chính là một trong những cơ quan kỳ diệu tuyệt vời ấy, thế nhưng không phải lúc nào nó cũng hoạt động một cách trơn tru. Vì vậy, mẹ hãy chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe cũng như tăng cường bảo vệ hệ miễn dịch của con yêu. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho mẹ trong việc tạo cho con một hệ miễn dịch vững chắc để con sẵn sàng “chiến đấu” với các vi khuẩn, các chất độc hại gây bệnh.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé