Sức đề kháng được coi là rào chắn bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ bệnh tật từ môi trường bên ngoài. Đối với trẻ em, cơ thể chưa được phát triển toàn diện, rất dễ bị sức đề kháng yếu. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ có sức đề kháng kém? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho bạn.
Hệ miễn dịch được coi là hàng rào chắn của cơ thể trước các tác nhân xâm nhập từ virus, vi khuẩn, ký sinh trùng. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp cho cơ thể bé đẩy lùi được sự xâm nhập của các tác nhân gây hại từ bên ngoài nhờ vào tác động tăng sinh lympho B và lympho T.
Hệ miễn dịch suy giảm được chia thành 2 nguyên nhân: suy giảm miễn dịch nguyên phát và suy giảm miễn dịch thứ phát
Suy giảm hệ miễn dịch nguyên phát là do sự khiếm khuyết về mặt di truyền, rối loạn các tế bào mầm dòng lympho, suy giảm chức năng của tế bào lympho T hoặc lympho B, khiếm khuyết hệ thống thực bào, rối loạn bổ thể,... khiến cho bé bị suy giảm hệ miễn dịch ngay từ khi sinh ra. Trẻ em bị suy giảm hệ miễn dịch nguyên phát sẽ không có khả năng chống lại vi khuẩn, virus và dễ mắc các bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch.
Suy giảm hệ miễn dịch thứ phát thường xảy ra do các nguyên nhân từ bên ngoài như tia X-quang, điều trị kìm tế bào, do sử dụng glucocorticoid, chấn thương và can thiệp phẫu thuật.
Trẻ em mắc một số bệnh lý như thiếu máu hồng cầu hình liềm, suy dinh dưỡng protein năng lượng, đái tháo đường,... cũng làm cho hệ miễn dịch bị suy giảm, khiến cho cơ thể không có khả năng chống lại tác nhân gây bệnh.
> XEM THÊM:
- Bổ sung vi dưỡng chất trong thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, lớn khỏe
- Cách nhanh nhất để tăng sức đề kháng đường hô hấp cho bé
- Tăng sức đề kháng loại nào tốt cho bé? Có những biện pháp nào?
Sức đề kháng của trẻ nhỏ có khỏe mạnh hay không một phần là do người mẹ truyền cho trong quá trình mang thai và cho con bú. Sức đề kháng của mẹ truyền sang con bao gồm những yếu tố khả năng sống, khả năng chống đỡ, khả năng thích ứng với môi trường, các loại kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh, virus, vi khuẩn, nấm,...
Trẻ em sống trong một môi trường không trong lành, thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi, hóa chất, ô nhiễm,... sẽ khiến cho phổi bị nhiễm bẩn, từ đó làm ngăn chặn các tế bào lympho T, gây viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ.
Khói thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ. Thuốc lá chứa đến hơn 4000 chất độc hại, trong đó có carbon monoxide, oxit nitơ và nhiều chất gây ung thư khác. Khi trẻ nhỏ hít phải làn khói này thường xuyên, các chất độc này sẽ xâm nhập vào cơ thể, gây thay đổi chức năng miễn dịch, từ đó làm giảm sức đề kháng của bé.
Trong những năm tháng đầu đời của trẻ, sữa mẹ chính là nguồn cung cấp thức ăn quý giá nhất. Không chỉ giúp bé bổ sung chất dinh dưỡng, sữa mẹ còn chứa một lượng lớn kháng thể, giúp bé tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Nếu mẹ không cho bé uống sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu, sức đề kháng của con sẽ suy giảm và dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
Trẻ em không tránh khỏi những giai đoạn biếng ăn. Vào những thời điểm này, nếu cha mẹ không có phương pháp cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho bé, trẻ sẽ dễ nhiễm các bệnh do virus, vi khuẩn gây ra.
Vì lo sợ con ra ngoài dễ bị bệnh, nhiều cha mẹ luôn cho con ở trong nhà mà không cho tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Điều này vừa gây ảnh hưởng đến sự phát triển và hoạt động thể chất, trí tuệ của bé mà vừa gây suy giảm hệ miễn dịch do thiếu tổng hợp vitamin D. Bé sẽ càng dễ ốm đau, yếu ớt hơn, nhất là khi thời tiết thay đổi.
Nhiều bậc phụ huynh khi thấy con ốm là cứ cho uống đủ các loại thuốc kháng sinh để mau khỏi bệnh. Theo các chuyên gia, thuốc kháng sinh là con dao 2 lưỡi, bé sẽ nhanh chóng khỏi bệnh tuy nhiên cơ thể sẽ ngày càng yếu đi do thuốc kháng sinh tiêu diệt cả những loại vi khuẩn có lợi bên trong cơ thể, từ đó bé sẽ càng dễ tái phát bệnh hơn, giảm khả năng chống lại virus, vi khuẩn.
Nhiều bậc phụ huynh đặt nhiều kỳ vọng về con nên vô hình chung gây ra những áp lực căng thẳng về học tập cho trẻ nhỏ. Khi trẻ bị áp lực, nồng độ testosterone và estrogen cũng bị suy giảm, gây mất cân bằng nội tiết, từ đó làm cho hệ miễn dịch giảm, sức đề kháng yếu, cơ thể cũng không còn khả năng chống lại tác nhân gây bệnh nữa. Chính vì vậy, cha mẹ cần cân bằng được giữa việc học và chơi, cho bé nghỉ ngơi, thư giãn, không tạo căng thẳng, đặt nhiều kỳ vọng, áp lực lên các bé nhỏ.
Hy vọng rằng bài viết sau đây sẽ giúp cho các bậc phụ huynh hiểu được những nguyên nhân khiến trẻ có sức đề kháng kém để từ đó có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giúp bé khỏe mạnh. Nếu như mẹ có bất kỳ thắc mắc nào về việc tăng sức đề kháng, các mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Làm thế nào để cắt, giảm cơn ho cho trẻ là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm hiện nay, đặc biệt khi đang trong thời điểm giao mùa. Liệu thuốc kháng sinh có phải phương án duy nhất để mẹ lựa chọn hay bên cạnh đó còn các phương án khác? Trong bài này, mẹ hãy cùng VHN Bio tìm hiểu về 11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian.
Các câu hỏi đặt ra như sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé loại nào tốt luôn khiến ba mẹ đau đầu, khi hiện nay có hàng trăm loại sản phẩm và các bài viết review quảng cáo vô tội vạ. Trong bài viết này, VHN Bio sẽ gửi tới các mẹ những đánh giá chi tiết từ A-Z về TOP 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ được yêu thích và sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Rôm sảy thường trông giống như những vết mụn nhỏ có màu đỏ hoặc trắng ở trên da. Các bọc mụn này chứa đầy chất lỏng, xuất hiện ở bất kì nơi nào mà cơ thể đổ mồ hôi nhiều như dưới ngực, háng và mặt. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ bị rôm sảy nhất. Cùng các chuyên gia của VHN Bio tìm hiểu rõ hơn về rôm sảy ở dưới đây nhé.
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé