
Viêm đường hô hấp trên có lây không? Đây là băn khoăn của không ít bậc phụ huynh về tình trạng bệnh lý hô hấp ở trẻ. Đặc biệt trong thời tiết giao mùa khiến sức khỏe và hệ miễn dịch của trẻ giảm sút. Cùng các chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio tìm kiếm lời giải đáp cho câu hỏi trên qua bài viết dưới đây.
Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO cảnh báo, các bệnh lý viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm mũi, viêm phế quản, viêm tai giữa, cúm,… gây ra 10 triệu ca tử vong hằng năm. Một đứa trẻ dưới 5 tuổi có thể bị viêm đường hô hấp từ 4-6 lần trong một năm. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ ở trẻ.
Ghi nhận tại bệnh viện Nhi đồng I, Thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2019, tỷ lệ trẻ mắc các bệnh lý đường hô hấp tăng nhiều so với các năm khác. Đặc biệt là tỷ lệ trẻ viêm tiểu phế quản, viêm phổi tăng rõ rệt. Bệnh tập trung ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi, có diễn tiến thành viêm phổi và lây nhiễm chéo lẫn nhau. Số liệu thống kê tại bệnh viện cho thấy, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 7000-8000 lượt khám bệnh lý hô hấp cho trẻ, trong đó có 7-10% trẻ phải nhập viện điều trị.
> XEM THÊM:
- Bố mẹ có biết viêm đường hô hấp là gì và đâu là cách trị viêm đường hô hấp ở trẻ tốt nhất?
- Những điều bạn cần biết về bệnh viêm đường hô hấp trên trong thời điểm giao mùa
- Cách chữa viêm đường hô hấp ở trẻ em an toàn tại nhà
Hệ hô hấp là một trong những cơ quan quan trọng, quyết định sự sống của cơ thể, đảm nhận chức năng xử lý không khí, cung cấp oxy cho quá trình trao đổi khí của cơ thể. Để đảm bảo chức năng này, hệ hô hấp hoàn chỉnh với nhiều bộ phận khác nhau. Mỗi bộ phận đảm nhận một nhiệm vụ riêng.
Đường hô hấp trên bao gồm mũi, các xoang cạnh mũi, hầu, họng, thanh quản. Đường hô hấp trên có chức năng lọc sạch, làm ấm, sưởi ấm không khí trước khi đưa vào đường hô hấp dưới (khí quản, phổi), rồi theo mạch máu đi khắp cơ thể.
Viêm đường hô hấp trên là tình trạng nhiễm trùng cấp tính ở đường hô hấp trên do các tác nhân như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm mốc,… xâm nhập gây bệnh. Bệnh thường xảy ra ở thời điểm giao mùa, khi trời trở lạnh, đặc biệt là ở trẻ em có hệ miễn dịch kém.
Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm đường hô hấp trên ở trẻ. Trong đó, thủ phạm chính được biết đến nhiều nhất là do virus. Có nhiều loại virus khác nhau gây bệnh, tuy nhiên đặc điểm chung của các chủng virus là gây bệnh trên đường hô hấp, có khả năng lây lan rất mạnh. Virus có thể lây từ trẻ này sang trẻ khác, từ người này sang người khác khi ho, hắt hơi hay tiếp xúc trực tiếp ở khoảng cách gần. Đặc biệt virus có khả năng tồn tại ngoài môi trường, vật dụng và tiếp tục chu trình sinh bệnh khi trẻ khỏe mạnh chạm vào bề mặt các đồ vật như giường, tủ, bàn, đồ chơi của trẻ ốm.
Chính vì vậy, khi trẻ nhiễm bệnh đường hô hấp trên do vi khuẩn, trẻ tiếp xúc các đồ chơi, vật dụng có thể làm phát tán virus. Những trẻ khác đưa các vật mang mầm bệnh vào miệng, dụi mắt, dụi mũi, hay chơi cùng trẻ ốm… có thể nhiễm bệnh. Đây là lý do trẻ dễ mắc bệnh và dễ tái phát bệnh.
Để phòng ngừa trẻ lây nhiễm viêm đường hô hấp, bố mẹ cần:
- Giữ trẻ tránh xa những người đang mắc các bệnh lý hô hấp, cảm lạnh, nhất là trong 3-5 ngày đầu tiên. Bởi virus có khả năng lây lan dễ dàng nhất trong khoảng thời gian này.
- Hạn chế đưa trẻ đến những nơi tập trung đông người, những địa điểm công cộng.
- Hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ thường xuyên bằng xà phòng, Không đưa tay lên mặt, dụi mắt, dụi mũi.
- Hướng dẫn trẻ che mũi, miệng khi hắt hơi, xì mũi, ho.
- Không để trẻ dùng chung các vật dụng, đồ chơi với người khác, đặc biệt là những trẻ, người đang mắc bệnh.
- Thường xuyên vệ sinh vật dụng, đồ chơi và các bề mặt mà trẻ tiếp xúc.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, viêm đường hô hấp trên tuy là bệnh lý không quá nghiêm trọng, nhưng nếu không điều trị đúng lúc, đúng cách có thể khiến bệnh chuyển biến nặng. Gây ra những ảnh hưởng lớn tới cuộc sống, sinh hoạt và sự phát triển của trẻ. Khi trẻ mắc bệnh, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để đánh giá mức độ bệnh, từ đó có phương pháp điều trị và phòng bệnh tốt nhất. Hầu hết những trường hợp viêm đường hô hấp trên thể nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định chăm sóc, theo dõi trẻ tại nhà:
- Bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.
- Làm sạch mũi, miệng của trẻ bằng nước muối loãng.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể của trẻ.
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh.
- Vệ sinh sạch sẽ thân thể của trẻ, môi trường sống xung quanh trẻ.
- Sử dụng một số thảo dược tự nhiên làm giảm triệu chứng như: lá hẹ, mật ong, gừng, tỏi…
Viêm đường hô hấp trên có khả năng lây lan mạnh, vì thế trẻ dễ mắc đi mắc lại bệnh nhiều lần. Bố mẹ cần nâng cao sức khỏe miễn dịch và phòng ngừa các bệnh lý viêm đường hô hấp ở trẻ.
Nếu trẻ thường xuyên viêm đường hô hấp cấp thể nhẹ và trung bình, các bậc phụ huynh có thể lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, có chứa các loại thảo dược, có tác dụng kháng sinh thực vật. VHN Bio xin giới thiệu đến mẹ dòng sản phẩm Phyto-roxim®. Sức mạnh của Phyto-roxim® được tạo nên từ sự kết tinh của các tinh chất như:
EX-CUMIN® là Curcumin siêu hấp thu, có tác dụng kháng viêm, kháng vi khuẩn, nấm, kháng vi rút hiệu quả cao.
Kẽm Bio-organic: Kẽm bio-organic giúp hệ miễn dịch tăng cường khả năng bắt giữ vi khuẩn Gram (-) và Gram (+) tại niêm mạc mũi, miệng, họng như S. aureus (Tụ cầu vàng,) S. pneumoniae (Phế cầu khuẩn), P. aeruginosa (Trực khuẩn mủ xanh), S. pyogenes (Liên cầu khuẩn).
Selen Bio-organic: Selen bio-organic diệt virus.
Vitamin C: Chống nhiễm khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch
Gừng: Giữ ấm, giúp xoang thông suốt, long đờm.
Các thành phần 100% tự nhiên này được kết hợp với nhau theo một tỷ lệ đặc biệt có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus gây viêm đường hô hấp, kháng viêm hô hấp, giúp làm ấm cơ thể, bảo vệ hệ hô hấp, điều trị viêm đường hô hấp trên, cúm, cảm lạnh dẫn đến ho, sổ mũi, ho lâu ngày,...
Sản phẩm Phyto-roxim® rất thân thiện, lành tính với cơ thể của trẻ, không có tác dụng phụ, không tạo hiện tượng kháng thuốc, nhờn thuốc. Để được hướng dẫn sử dụng Phyto-roxim® đúng tình trạng với liều lượng và liệu trình phù hợp, xin hãy kết nối với các dược sĩ tư vấn của VHN Bio thông qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Năm 2020, tỷ lệ trẻ từ 6-59 tháng tuổi thiếu máu do thiếu sắt khoảng 19,6%, cao nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (23,4%) và Tây nguyên (26,3%). Do đó câu hỏi đặt ra là cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn cho trẻ. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng các chuyên gia VHN Bio tìm hiểu qua bài viết này.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là một vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm, thắc mắc. Trẻ chậm tăng cân có thể do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không hợp lý, tình trạng thiếu vi chất, vitamin khiến giảm khả năng hấp thu của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì, hãy cùng VHN Bio tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Hiện nay, dưới thời tiết nắng gắt của mùa hè đa số các bà mẹ lựa chọn cho con nằm trong phòng điều hòa để giúp con tránh khỏi đổ mồ hôi gây khó chịu và rôm sảy cho bé. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sử dụng điều hòa không đúng cách khiến trẻ hay gặp nhiều vấn đề về hô hấp như ho, nghẹt mũi, viêm mũi,...Vì vậy, trước thực trạng đó các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio đã tổng hợp chi tiết những nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm thông qua bài viết dưới đây.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Sắt là nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều mẹ trăn trở rằng liệu bổ sung sắt cho trẻ từ những năm tháng đầu đời có ảnh hưởng gì xấu tới con hay không và nên bổ sung như thế nào là hiệu quả, an toàn nhất? Vậy “ Có nên bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh?’’ hãy cùng các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio tìm hiểu và giải đáp câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây.
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé