Nhiều mẹ muốn con tăng cân nhanh, phát triển nhanh nên cố ý đẩy nhanh giai đoạn, cho bé ăn dặm từ 4 tháng tuổi. Thực tế, việc mẹ cho bé ăn dặm sớm không mang lại bất kỳ hiệu quả nào mà còn vô tình đẩy bé đến gần với các tình trạng biếng ăn, kém hấp thu hay các tình trạng bệnh lý. Vậy ăn dặm sớm có ảnh hưởng gì? Mời các mẹ cùng Viện Dinh dưỡng VHN Bio tham khảo bài viết sau!
Khi được tiếp xúc với đồ ăn mới, bé sẽ dần dần ít bú sữa mẹ. Đối với những bé dưới 6 tháng tuổi, các chuyên gia vẫn luôn nhắc nhở rằng, giai đoạn này nguồn dưỡng chất cần thiết và chủ yếu của bé là sữa mẹ.
Đồ ăn dặm không thể cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé như sữa mẹ. Điều này làm cho bé bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Lượng sữa bé bú được giảm đi làm cho bé bị thiếu hụt chất dinh dưỡng kháng thể. Từ đây, sức đề kháng của bé yếu, bệnh tật dễ tấn công hơn.
Đối với mẹ cũng bị ảnh hưởng, mẹ giảm tiết sữa và nhanh đi mất sữa. Do đó, sau khi được ăn dặm bé sẽ nhanh chán sữa mẹ.
> XEM THÊM:
- Bé ăn dặm khi nào? Các dấu hiệu báo hiệu bé sẵn sàng ăn dặm
- Bí quyết ăn dặm hợp lý mẹ cần thuộc nằm lòng
- Cho bé ăn dặm đúng cách tránh nguy cơ bị suy dinh dưỡng thấp còi
Ăn dặm sớm có ảnh hưởng gì? Câu trả lời tiếp theo đó là bé dễ bị béo phì. Các nhà khoa học đã đưa đến nghiên cứu rằng, đối với những trẻ ngừng bú sữa mẹ, ăn dặm trước 4 tháng tuổi sẽ chiếm nguy cơ mắc bệnh béo phì cao khi bé bắt đầu lên 3.
Thay đổi chế độ ăn ở giai đoạn đầu bé chưa quen nên không muốn ăn, ăn vào bị nôn, bị rối loạn tiêu hóa… Khi bé bắt đầu thích nghi cũng như đón nhận được đồ ăn sớm thì mẹ lại tẩm bổ cho con quá nhiều. Điều này vô hình chung khiến cho bé dễ bị tăng cân quá mức và mắc bệnh béo phì.
Một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ đã chỉ ra rằng, các loại ngũ cốc khi được đưa vào chế độ ăn của bé trước 4 tháng tuổi sẽ tăng nguy cơ bị tiểu đường ở bé.
Ăn dặm sớm khiến cho bé bị dị ứng với thức ăn. Khi bé ở độ tuổi dưới 4 tháng, hệ tiêu hóa của bé còn non nớt. Do đó, việc cho trẻ ăn các thực phẩm mới lạ sẽ làm cho bé bị dị ứng thức ăn, trường hợp này gặp nhiều nhất ở những bé có cơ địa nhạy cảm.
Khoảng 8 - 10% trẻ đã bị dị ứng với 1 hoặc một số loại thực phẩm. Do đó, các mẹ đừng vội cho con ăn dặm quá sớm. Ngay khi đến giai đoạn ăn dặm mẹ cũng phải thăm dò món ăn tránh cho con bị dị ứng.
Câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi ăn dặm sớm có ảnh hưởng gì đó là làm cho thận của bé bị tổn thương. Hệ tiêu hóa của những bé chưa đủ tuổi ăn dặm còn non yếu, chất nhầy tiết ra không đủ, dịch tiêu hóa cũng không tốt, amylase (phân cắt tinh bột) chưa tiêu hóa tốt…
Do đó, thận của bé phải làm việc quá sức khi mà bé ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein, lipid. Ngoài ra, bé cũng có thể bị táo bón, đau dạ dày và tiêu chảy cấp. Rất nguy hiểm cho tính mạng của bé!
Ở độ tuổi chưa thực sự sẵn sàng với ăn dặm, các cơ quan trong cơ thể bé như cơ hàm, lưỡi, hầu, họng của bé chưa có được sự phối hợp nhuần nhuyễn. Phản xạ nuốt ở bé vẫn chưa được cân bằng. Do đó, trẻ dễ bị sặc khi uống nước, thực phẩm bị nghẹn lại ở cổ. Trẻ có thể bị thực phẩm tràn vào đường thở, gây nghẹt thở. Trong trường hợp xấu nhất, nó có thể dẫn đến tử vong.
Dạ dày của bé quá nhỏ để có thể lấp đầy được một số lượng lớn đồ ăn dặm, Do đó, vấn đề tiêu hóa của bé luôn rối loạn, dễ làm bé đầy bụng và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bé thường xuyên quấy khóc, ngủ không yên giấc.
Các mẹ thấy được ăn dặm sớm có ảnh hưởng gì chưa? Chúng tôi tin rằng, mỗi bà mẹ trong chúng ta đều cảm thấy hạnh phúc khi con tăng cân đều đặn, lớn lên khỏe mạnh, thông minh. Thế nhưng, quả ép chín sẽ không ngon bằng quả chín tự nhiên. Do đó, các mẹ đừng vội rút ngắn giai đoạn, cho bé ăn dặm sớm hơn thời điểm nhé! Hãy cho bé bú đủ sữa mẹ đến khi bé đủ 6 tháng tuổi để đảm bảo rằng bé nhận đủ chất dinh dưỡng, kháng thể quý báu từ sữa mẹ.
Để được tư vấn nhiều hơn về các chế độ ăn dặm, cách cho bé ăn dặm đúng cũng như các cách giúp bé khỏe mạnh mỗi ngày, các mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn / Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé