Kẽm là một vi khoáng dinh dưỡng đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể. Do cơ thể không tự sản xuất và dự trữ kẽm, nên chúng ta cần bổ sung kẽm qua các thực phẩm hoặc các thực phẩm bổ sung hằng ngày. Bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về loại khoáng chất quan trọng này, bao gồm chức năng, lợi ích sức khỏe, khuyến nghị về liều lượng và các tác dụng phụ tiềm ẩn. Từ đó, giúp bạn có sự lựa chọn và cách bổ sung đúng đắn để có một cơ thể khỏe mạnh.
Kẽm được coi là một chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể không thể tự sản xuất hay lưu trữ nó. Vì vậy, kẽm cần được bổ sung liên tục thông qua chế độ ăn uống.
Kẽm cần thiết cho nhiều hoạt động sống trong cơ thể, bao gồm:
- Tham gia vào cấu trúc lên hệ gen của con người.
- Thành phần cấu trúc lên hầu hết các enzyme.
- Chức năng miễn dịch.
- Tổng hợp protein.
- Tổng hợp DNA.
- Làm lành vết thương.
- Tăng trưởng và phát triển.
Kẽm được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm từ thực vật và động vật. Với vai trò miễn dịch, ở nước ngoài, kẽm cũng được thêm vào một số thuốc xịt mũi, viên ngậm và các phương pháp điều trị cảm lạnh tự nhiên.
> XEM THÊM:
- Những điều cần biết về khoáng vi lượng mangan
- Mẹ nên làm gì khi bé thiếu vi chất dinh dưỡng?
- 16 loại thực phẩm giàu khoáng chất cho cơ thể
Kẽm là một khoáng chất quan trọng được cơ thể sử dụng với nhiều vai trò khác nhau. Kẽm là vi khoáng chiếm hàm lượng nhiều thứ hai trong các khoáng chất vi lượng, sau sắt và có ở trong mọi tế bào. Kẽm cần thiết cho hoạt động của hơn 300 enzyme hỗ trợ quá trình trao đổi chất, tiêu hóa thức ăn, chức năng thần kinh và nhiều quá trình khác.
Ngoài ra, kẽm quan trọng đối với sự phát triển và chức năng của hệ miễn dịch. Kẽm giúp tổng hợp DNA, sản xuất protein, và giúp tăng cường sức khỏe làn da.
Kẽm cũng cần thiết cho vị giác và khứu giác của cơ thể. Một trong những enzyme quan trọng để tạo ra mùi và vị phụ thuộc vào kẽm. Vì vậy, thiếu hụt kẽm có thể làm giảm khả năng nếm hoặc ngửi, dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ.
Kẽm giúp hệ thống miễn dịch luôn khỏe mạnh. Nó cần thiết cho chức năng tế bào miễn dịch và tín hiệu tế bào, từ đó làm tăng cường hệ miễn dịch và giảm thiểu các chất oxy hóa, gốc tự do trong cơ thể.
Một số đánh giá của các nhà khoa học đã chứng minh rằng 80 - 92 mg kẽm mỗi ngày có thể làm giảm thời gian cảm lạnh thông thường lên tới 33%. Đồng thời, bổ sung đủ nhu cầu kẽm sẽ giúp cơ thể giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng, thúc đẩy phản ứng miễn dịch ở trẻ nhỏ hay người lớn tuổi.
Kẽm thường được sử dụng trong bệnh viện để điều trị bỏng, một số vết loét và vết thương ngoài da. Khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp collagen, chức năng miễn dịch và kháng viêm.
Trên thực tế, da của chúng ta chiếm một lượng lớn (khoảng 5%) hàm lượng kẽm trong cơ thể. Thiếu hụt kẽm có thể làm chậm quá trình chữa lành vết thương.
Một nghiên cứu kéo dài 12 tuần ở 60 người bị loét chân do tiểu đường, những người được điều trị bằng 200mg kẽm mỗi ngày giúp giảm đáng kể kích thước vết loét so với những người không sử dụng.
Kẽm có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuổi tác, chẳng hạn như viêm phổi, nhiễm trùng, thoái hóa điểm vàng,… Kẽm làm giảm căng thẳng, chống oxy hóa và cải thiện miễn dịch bằng cách thúc đẩy hoạt động của tế bào T và tế bào miễn dịch tự nhiên, bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng.
Những người lớn tuổi bổ sung kẽm giúp cải thiện phản ứng với vacxin cúm, giảm nguy cơ viêm phổi, tăng cường hoạt động của trí não.
Trên thực tế, các nhà nghiên cứu xác định rằng với 45 mg kẽm mỗi ngày có thể làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng ở người lớn tuổi gần 66%. Ngoài ra, nghiên cứu trên 4.200 người cho thấy, việc bổ sung chất chống oxy hóa hàng ngày như vitamin E, vitamin C, beta caroten, cộng với 80mg kẽm mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mất thị lực và giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng tiến triển.
Mụn trứng cá là bệnh ngoài da phổ biến, ước tính 9,4% dân số toàn cầu đều mắc phải. Mụn trứng cá xuất hiện do tắc nghẽn các tuyến sản xuất dầu, do vi khuẩn và các tác nhân gây viêm.
Nghiên cứu cho thấy phương pháp điều trị bằng kẽm tại chỗ hay uống đều có thể chữa trị hiệu quả mụn trứng cá bằng cách giảm viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn P. acnes và ngăn chặn hoạt động của tuyến nhờn. Những người bị mụn trứng cá thường có lượng kẽm trong cơ thể thấp hơn.
Kẽm làm giảm chất gây oxy hóa, giảm số lượng của một số protein gây viêm trong cơ thể. Chất oxy hóa gây nên các viêm mãn tính, là yếu tố góp phần gây ra một loạt các bệnh mãn tính như bệnh tim, ung thư,…
Trong một nghiên cứu ở 400 người lớn tuổi, những người bổ sung 45 mg kẽm mỗi ngày giúp làm giảm dấu hiệu viêm đáng kể so với người khác.
Mặc dù tình trạng thiếu kẽm nghiêm trọng khá hiếm gặp, nhưng nó có thể xảy ra ở những người có gen hiếm, trẻ đang bú mẹ nhưng mẹ thiếu kẽm, người nghiện rượu hay những người đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch.
Các triệu chứng thiếu kẽm nghiêm trọng bao gồm suy giảm tăng trưởng, chậm phát triển, dậy thì muộn, phát ban trên da, tiêu chảy mãn tính, khó chữa lành vết thương hay có các vấn đề về hành vi.
Các dạng thiếu kẽm nhẹ thường phổ biến hơn, đặc biệt ở trẻ em các nước đang phát triển. Nguyên nhân do chế độ ăn thiếu hụt dưỡng chất. Ước tính có khoảng 2 tỷ người trên thế giới thiếu kẽm do chế độ ăn uống.
Những người có nguy cơ thiếu kẽm cao bao gồm:
- Những người bị bệnh đường tiêu hóa.
- Người ăn chay.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn.
- Những người thiếu máu hồng cầu hình liềm.
- Những người suy dinh dưỡng, biếng ăn.
- Người bệnh thận mãn tính.
- Người lạm dụng rượu.
Khó có thể phát hiện chính xác tình trạng thiếu kẽm trong xét nghiệm tại các cơ sở y tế, do cơ thể không lưu trữ kẽm nhiều. Do đó, bạn vẫn có thể thiếu kẽm ngay cả khi các xét nghiệm cho kết quả bình thường. Các bác sĩ cần xem xét các yếu tố nguy cơ khác như di truyền, chế độ ăn uống… để xác định tình trạng chính xác của cơ thể.
Nhiều thực phẩm tự nhiên giàu kẽm, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu như:
- Động vật có vỏ: Hàu, cua, vẹm, tôm hùm, trai,…
- Thịt: Các loại thịt bò, thịt lợn, thịt cừu,…
- Gia cầm: Gà tây, gà,..
- Cá: Cá bơn, cá mòi, cá hồi.
- Các loại đậu: Đậu cô ve, đậu lăng, đậu đen,…
- Các loại hạt: Hạt bí ngô, điều, hạt cây gai dầu,…
- Các sản phẩm từ sữa: Sữa, sữa chua, phô mai,…
- Trứng.
- Ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, gạo lứt,…
- Một số loại rau: Nấm, cải xoăn, măng tây, củ cải đường,…
Cũng giống như sự thiếu hụt kẽm, việc hấp thụ quá nhiều cũng gây nên các tác dụng phụ cho cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu của ngộ độc kẽm là do bổ sung quá nhiều, gây nên các triệu chứng nhiễm độc cấp tính và mãn tính:
- Buồn nôn, ói mửa.
- Ăn mất ngon.
- Tiêu chảy.
- Chuột rút ở bụng.
- Nhức đầu.
- Giảm chức năng miễn dịch.
- Giảm mức cholesterol HDL.
Liều lượng kẽm vừa đủ được khuyến cáo bổ sung là 11mg/ngày cho nam giới trưởng thành và 8mg/ngày cho phụ nữ trưởng thành
Phụ nữ mang thai và cho con bú nên bổ sung khoảng 11-12 mg/ngày
Với những người thiếu hụt kẽm thì nên bổ sung liều cao hơn. Ngoài ra, cần chọn các dạng dễ hấp thụ như kẽm sinh học, kẽm có nguồn gốc từ thực vật. Không nên sử dụng oxit kẽm – chất hấp thụ kém.
Hi vọng những kiến thức trên đây sẽ thực sự hữu ích với các bạn. Trong quá trình chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng cho bản thân và gia đình nếu có bất kỳ khó khăn hay băn khoăn gì, các bạn hãy kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website https://vhnbio.vn/. Ngoài ra, các bạn cũng có thể liên hệ qua tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp và nhận được sự tư vấn từ các Bác sĩ, Dược sĩ của VHN Bio.
Nguồn tài liệu tham khảo: Healthline.com
Viêm phế quản là tình trạng viêm đường thở trong phổi, gây ra ho và sản xuất chất nhầy. Bệnh hay xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi, thời tiết lạnh giá này chính là cơ hội tốt để virus xâm nhập vào cơ thể bé gây bệnh. Đặc biệt, các mẹ có con nhỏ đang bị nhiễm phế quản cần lưu ý những giải pháp trị dứt điểm cũng như phòng viêm phế quản tái phát cho con nhé.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Năm 2020, tỷ lệ trẻ từ 6-59 tháng tuổi thiếu máu do thiếu sắt khoảng 19,6%, cao nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (23,4%) và Tây nguyên (26,3%). Do đó câu hỏi đặt ra là cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn cho trẻ. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng các chuyên gia VHN Bio tìm hiểu qua bài viết này.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là một vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm, thắc mắc. Trẻ chậm tăng cân có thể do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không hợp lý, tình trạng thiếu vi chất, vitamin khiến giảm khả năng hấp thu của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì, hãy cùng VHN Bio tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Hiện nay, dưới thời tiết nắng gắt của mùa hè đa số các bà mẹ lựa chọn cho con nằm trong phòng điều hòa để giúp con tránh khỏi đổ mồ hôi gây khó chịu và rôm sảy cho bé. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sử dụng điều hòa không đúng cách khiến trẻ hay gặp nhiều vấn đề về hô hấp như ho, nghẹt mũi, viêm mũi,...Vì vậy, trước thực trạng đó các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio đã tổng hợp chi tiết những nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm thông qua bài viết dưới đây.
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé