vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Những điều cần biết về ăn dặm giai đoạn đầu của trẻ

23/09/2020   1924 lượt xem

Theo Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, 6 tháng chính là lúc thích hợp để trẻ bắt đầu tập làm quen với việc ăn dặm. Đây cũng là thời điểm khiến các bậc cha mẹ băn khoăn không biết cho bé ăn như thế nào cho đúng? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho mẹ mọi thắc mắc về ăn dặm giai đoạn đầu mẹ có thể tham khảo.

1. Thời điểm quyết định cho trẻ ăn dặm

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ nên bắt đầu ăn dặm khi được 6 tháng tuổi. Lúc này, lượng sữa của người mẹ không còn đủ để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể của bé, đồng thời hệ tiêu hóa của trẻ cũng đã phát triển hoàn chỉnh, có thể hấp thu được những loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ. 

Ngoài ra, thông qua một số dấu hiệu sau đây, mẹ có thể nhận biết được thời điểm bé đã sẵn sàng ăn dặm:

- Em bé đã có thể ngồi thẳng, đầu cứng, không cần đến sự hỗ trợ của người lớn.

- Bé thường xuyên đưa tay lên miệng, nhai đồ chơi.

- Khi nhìn thấy đồ ăn, bé thể hiện mong muốn bằng cách mắt hướng về món đồ ăn và há miệng khi thấy mọi người cho ăn.

 

 

> XEM THÊM:

- Cho bé ăn dặm đúng cách tránh nguy cơ bị suy dinh dưỡng thấp còi

- Bổ sung dinh dưỡng ăn dặm cho bé 1 tuổi

- Giúp mẹ lên thực đơn ăn dặm cho trẻ

 

2. Nguyên tắc ăn dặm giai đoạn đầu của bé

Nguyên tắc về dinh dưỡng: Bữa ăn dặm đầu tiên nên là bữa phụ của bé, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính.

Nguyên tắc về thời gian: Mẹ nên chọn thời gian ăn dặm cách xa các cữ bú hàng ngày của bé. Lúc này, lượng sữa đã được tiêu hóa và bé cũng bắt đầu có cảm giác đói và thèm ăn.

Nguyên tắc về lượng: Trong những bữa ăn dặm đầu tiên, mẹ chỉ nên cho bé ăn một lượng nhỏ là 5ml bột ăn dặm, tương ứng với 2 - 3 thìa cà phê, cho bé ăn 1 bữa/ngày để bé làm quen với loại thức ăn mới. Sau khi bé hợp tác và làm quen dần với việc ăn dặm thì tùy vào khả năng của bé mà mẹ có thể tăng lượng thức ăn lên.

Nguyên tắc về thực đơn: Mẹ nên cho bé bắt đầu bằng các loại bột lỏng để bé tập làm quen, tránh bị sặc, nguy hiểm cho bé.

 

 

3. Thực phẩm cho bé ăn dặm giai đoạn đầu

3.1. Nhóm thực phẩm cung cấp chất bột đường

Chất bột đường cung cấp khoảng 50 - 60% tổng nhu cầu năng lượng của trẻ nhỏ, đồng thời, tham gia vào việc cấu tạo tế bào. Trong lần ăn dặm đầu tiên, để cung cấp nhóm thực phẩm này cho bé,mẹ có thể nghiền cháo, khoai hoặc nấu bột yến mạch cho bé ăn. Khi trẻ lớn hơn, mẹ nên đa dạng thêm nhiều loại thực phẩm khác như khoai tây, bánh đa, bún, phở,... để giúp bé hứng thú hơn với bữa ăn.

3.2. Nhóm thực phẩm cung cấp chất đạm

Chất đạm là thành phần quan trọng cấu tạo nên các tế bào, cung cấp các axit amin cần thiết cho sự tăng trưởng và hồi phục tế bào trong cơ thể. Ở giai đoạn đầu, mẹ nên bổ sung chất đạm cho bé từ thịt nạc và lòng đỏ trứng gà. Khi bé bước sang tháng thứ 7, mẹ cho bé ăn thêm thịt bò, cua, tôm, cá,.... Mẹ nên lưu ý rằng, không nên ăn quá nhiều đạm vì việc này có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của con.

 

 

3.3. Nhóm thực phẩm cung cấp vitamin, chất xơ và khoáng chất

Các loại vitamin, chất xơ và khoáng chất giúp cho hệ tiêu hóa của bé phát triển khỏe mạnh, phòng chống các bệnh về đường ruột. Đồng thời, bổ sung vitamin và khoáng chất còn giúp bé tăng cường sức đề kháng, chống lại các nguy cơ bệnh tật. Nhóm chất này có nhiều nhất trong các loại trái cây, rau củ,....

Trong những bữa ăn dặm đầu tiên, mẹ hãy tập cho bé ăn các loại hoa quả tươi bằng cách uống nước ép hay hoa quả nghiền. Mẹ lưu ý về cách chế biến hoa quả đúng cách: không để hoa quả quá lâu, chọn các loại rau củ tươi, rửa sạch dưới vòi nước,... để đảm bảo giữ được hết chất dinh dưỡng trong thực phẩm.

3.4. Nhóm thực phẩm cung cấp chất béo

Chất béo là thành phần của màng tế bào và mô não, dung môi giúp hỗ trợ hấp thu các vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K,... vào cơ thể. Nhóm chất dinh dưỡng này chứa nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu mè, phô mai,.....

 

4. Một số lưu ý ở những lần đầu ăn dặm của bé

Khi bắt đầu cho bé tập làm quen với loại thức ăn mới, mẹ nên quan sát bé 1 thời gian xem có phản ứng dị ứng gì hay không. Nếu phát hiện bé bị dị ứng, mẹ nên dừng ngay loại thực phẩm đó.

Không giới thiệu sữa bò hoặc mật ong cho đến khi bé được 1 tuổi: Sữa bò không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh, không những thế còn làm cho trẻ có nguy cơ thiếu sắt. Mật ong có thể chứa các bào tử có thể gây ra ngộ độc cho trẻ em dưới 1 tuổi. Vì thế, mẹ cần lưu ý không bổ sung 2 loại thực phẩm này để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

Tuân thủ đúng nguyên tắc ăn từ lỏng đến đặc, bắt đầu bằng các loại bột lỏng hoặc nước ép trái cây, rau củ quả nghiền. Mẹ không nên cho bé ăn bột đặc hay ăn thô ngay từ lần ăn dặm đầu tiên để tránh sặc, hóc thức ăn, gây nguy hiểm đến trẻ.

Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm vì hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện. Việc ăn dặm sớm có thể gây ra chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ.

Trong những bữa ăn đầu tiên, mẹ có thể áp dụng những cách sau đây để giúp bé hứng thú hơn với thức ăn mới:

- Cố gắng thường xuyên thay đổi đa dạng nhiều loại thực phẩm khác nhau để tránh làm bé bị nhàm chán, không muốn ăn.

- Không ép buộc trẻ ăn. Nếu bé không hợp tác khi mẹ thử một loại thực phẩm mới, mẹ nên dừng lại và có thể thử vào những lần khác. 

- Cho bé ngồi tại chỗ, sử dụng ghế ăn dặm có khóa dây an toàn để bé tập trung vào bữa ăn.

 

 

Trên đây là những kiến thức cơ bản về ăn dặm giai đoạn đầu cho bé. Nếu như mẹ có bất kỳ thắc mắc nào về kiến thức ăn dặm, các mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.

 

Bài viết liên quan

Bé bị rôm sảy- Mách mẹ 10 lá dân gian điều trị rôm sảy cho bé

Rôm sảy là tình trạng hay gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè, xuất hiện các nốt đỏ hoặc trắng trên da làm bé ngứa rát, khó chịu ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con.  Bé bị rôm sẩy với rất nhiều nguyên nhân. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ các kiến thức liên quan đến bệnh rôm sảy cũng như cách điều trị hiệu quả cho bé.

Mách mẹ top 05 bánh ăn dặm cho bé từ 5- 7 tháng tuổi

Trong giai đoạn ăn dặm của trẻ, ngoài các loại đồ ăn dặm phổ biến như cháo ăn dặm, bột ăn dặm, sữa, phô mai.. thì mẹ có thể lựa chọn bánh ăn dặm cho bé để bổ sung thêm bữa phụ nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày của trẻ, đa dạng khẩu phần ăn dặm và kích thích trẻ ăn nhai.

Dưới đây là 05 loại bánh dặm cho bé đầy đủ dinh dưỡng,  hương vị thơm ngon mẹ có thể tham khảo nhé.

 

Bột ăn dặm cho bé- Mách mẹ cách lựa chọn 07 loại bột phổ biến nhất hiện nay

Bột ăn dặm cho bé trở thành sự lựa chọn đầu tay của hàng triệu bà mẹ bởi sự tiện dụng, dễ pha, dễ bảo quản mà vẫn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. Chỉ mất vài phút là bé có ngay một bát cháo thơm ngon, rất phù hợp với những bố mẹ bận rộn, không có nhiều thời gian cho việc nấu nướng. Vậy bột ăn dặm nào là tốt cho trẻ? Mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé. 

 

Kem chống nắng cho bé - Tất tần tật những điều mẹ cần biết

Ánh nắng mặt trời chứa rất nhiều tia UV gây hại đến làn da của trẻ và việc sử dụng kem chống nắng là điều rất cần thiết. Vậy dùng kem chống nắng cho bé như thế nào để có hiệu quả? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này.

 

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé