Suy dinh dưỡng là tình trạng thường gặp, xảy ra khi chế độ ăn không đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, hoặc mất sự cân bằng các chất dinh dưỡng trong một thời gian dài. Nguyên nhân của suy dinh dưỡng bắt nguồn từ việc lựa chọn chế độ ăn uống không phù hợp, hoặc do điều kiện kinh tế không cho phép, cũng có khi xuất phát từ tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần mỗi người.
Suy dinh dưỡng có thể dẫn tới sự chậm phát triển, nhẹ cân hay thấp còi. Thậm chí, tình trạng cơ thể mất cân bằng dinh dưỡng còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, đe dọa tới tính mạng. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề suy dinh dưỡng qua bài viết dưới đây.
Suy dinh dưỡng xảy ra khi tình trạng cơ thể nhận được quá nhiều hoặc quá ít các chất dinh dưỡng nhất định trong một thời gian dài. Cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất thiết yếu khác.
Suy dinh dưỡng kéo dài có thể dẫn đến:
- Các vấn đề sức khỏe ngắn hạn và dài hạn.
- Phục hồi chậm sau bị ốm đau và bệnh tật.
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng, do sức đề kháng suy yếu.
- Gây mất tập trung cho trí não.
Thiếu hụt các chất gây nên những vấn đề sức khỏe cụ thể như:
Thiếu vitamin A: Ở nhiều quốc gia, vitamin A thiếu hụt ảnh hưởng đến vấn đề thị lực của trẻ em.
Thiếu vitamin C: Người thiếu vitamin C có thể dẫn đến thấp còi, sức đề kháng kém. Việc thiếu vitamin C bắt nguồn từ chế độ ăn thiếu rau xanh và trái cây tươi. Những người già, trẻ em, người nghiện rượu và một số người mắc vấn đề sức khỏe tâm thần cũng có nguy cơ thiếu vitamin C cao.
Thiếu hụt tổng thể: Việc thiếu nhiều chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng nặng. Triệu chứng đặc biệt của tình trạng này là bụng chướng lên. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến sự kém phát triển về thể chất lẫn tinh thần.
> XEM THÊM:
Một số dấu hiệu và triệu chứng của suy dinh dưỡng bao gồm:
- Chán ăn, không muốn ăn và không quan tâm đến đồ ăn, thức uống.
- Cơ thể mệt mỏi, dễ cáu kỉnh, phiền muộn.
- Giảm khả năng tập trung, hay ớn lạnh.
- Giảm mỡ, khối lượng cơ và mô của cơ thể.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh và mất thời gian lâu hơn để chữa trị.
- Thời gian chữa lành vết thương lâu hơn.
- Nguy cơ biến chứng cao sau phẫu thuật.
- Thậm chí, ở một số người suy dinh dưỡng nặng có thể bị khó thở, suy tim.
Ở trẻ em, suy dinh dưỡng biểu hiện:
- Trẻ chậm phát triển, trọng lượng cơ thể thấp.
- Trẻ hay mệt mỏi và thiếu năng lượng.
- Hay cáu kỉnh và lo lắng.
- Trẻ chậm phát triển thể chất, hành vi và trí tuệ, dẫn đến khó khăn trong học tập.
Suy dinh dưỡng có thể xảy ra vì nhiều lý do khác nhau. Một số lý do có thể kể đến như:
Một người suy dinh dưỡng sẽ ăn lượng thức ăn thấp hơn so với quy định do không đủ thức ăn hoặc khó ăn, khó hấp thu chất dinh dưỡng. Đây có thể là kết quả của một số bệnh lý như:
- Ung thư.
- Bệnh gan.
- Tình trạng buồn nôn, khó ăn, khó nuốt.
- Dùng thuốc gây khó ăn, ví dụ các thuốc gây buồn nôn.
- Các vấn đề răng miệng cũng ảnh hưởng đến vấn đề ăn uống, góp phần gây suy dinh dưỡng.
Suy dinh dưỡng có thể có ở những người:
- Thường xuyên phiền muộn.
- Người sa sút trí tuệ.
- Người tâm thần phân liệt.
- Những người chán ăn tâm lý.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của một người cũng có khả năng dẫn đến suy dinh dưỡng, bao gồm:
- Người không thể ra khỏi nhà, không thể mua thức ăn.
- Những người khó khăn trong việc chuẩn bị bữa ăn.
- Sống một mình, không có động lực ăn uống và nấu nướng.
- Người có kỹ năng nấu nướng hạn chế.
- Những người có điều kiện kinh tế thấp, ăn uống thiếu chất.
Ngay cả khi ăn uống lành mạnh thì cũng có thể suy dinh dưỡng nếu cơ thể của bạn không hấp thụ các chất dinh dưỡng hiệu quả. Ví dụ như các tình trạng tiêu hóa và dạ dày:
- Bệnh Crohn.
- Viêm loét dạ dày tá tràng.
- Bệnh Celiac.
- Rối loạn tiêu hóa kéo dài: tiêu chảy, nôn,…
Những người thường xuyên sử dụng rượu có thể mắc các vấn đề dạ dày và tổn thương tuyến tụy. Điều này dẫn đến tình trạng khó tiêu hóa thức ăn, hấp thu vitamin và sản xuất hormone điều chỉnh sự trao đổi chất.
Trong rượu cũng chứa calo, vì vậy người uống rượu có thể không cảm thấy đói sau khi uống. Do đó, họ sẽ ăn không đủ lượng thức ăn để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện hoặc bất kỳ dấu hiệu nào của suy dinh dưỡng thì việc đầu tiên là tìm hiểu nguyên nhân. Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh hoặc các tình trạng khác của cơ thể, họ sẽ tiến hành các xét nghiệm để chẩn đoán xác định:
- Xét nghiệm máu để tầm soát và theo dõi tổng quát.
- Kiểm tra hàm lượng các chất dinh dưỡng trong cơ thể, ví dụ như sắt hay vitamin,…
- Xét nghiệm hàm lượng albumin, theo dõi sức khỏe gan thận.
- Xét nghiệm prealbumin do suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến hàm lượng protein này.
Khi xác định nguyên nhân và vấn đề chính xác mà người bệnh gặp phải, bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị cho bạn. Bạn cũng có thể gặp các chuyên gia dinh dưỡng hay những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác.
Việc điều trị tùy thuộc và mức độ độ nghiêm trọng của tình trạng suy dinh dưỡng và nguy cơ biến chứng:
- Khám sàng lọc và giám sát.
- Lập chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung các chất dinh dưỡng.
- Điều trị các triệu chứng ảnh hưởng vấn đề ăn uống như buồn nôn.
- Điều trị các bệnh nhiễm trùng, các vấn đề răng miệng.
- Bổ sung chất dinh dưỡng qua đường ăn uống hoặc đường tĩnh mạch.
Để ngăn ngừa suy dinh dưỡng, mỗi người cần tiêu thụ đầy đủ chất dinh dưỡng từ nhiều loại thực phẩm khác nhau. Đặc biệt ở những người lớn tuổi, trẻ nhỏ, người mắc bệnh nặng, bệnh mãn tính,… cần được quan tâm và chăm sóc. Khi nhận thấy dấu hiệu suy dinh dưỡng, cơ thể thiếu chất và mỏi mệt thì nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất.
Để được hỗ trợ tư vấn thêm về tình trạng suy dinh dưỡng và tìm giải pháp khắc phục tốt nhất, hãy kết nối ngay với các bác sĩ, dược sĩ tư vấn của Viện Dinh dưỡng VHN Bio thông qua Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, bạn có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Nguồn tài liệu tham khảo từ Medicalnewstoday
Viêm phế quản là tình trạng viêm đường thở trong phổi, gây ra ho và sản xuất chất nhầy. Bệnh hay xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi, thời tiết lạnh giá này chính là cơ hội tốt để virus xâm nhập vào cơ thể bé gây bệnh. Đặc biệt, các mẹ có con nhỏ đang bị nhiễm phế quản cần lưu ý những giải pháp trị dứt điểm cũng như phòng viêm phế quản tái phát cho con nhé.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Năm 2020, tỷ lệ trẻ từ 6-59 tháng tuổi thiếu máu do thiếu sắt khoảng 19,6%, cao nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (23,4%) và Tây nguyên (26,3%). Do đó câu hỏi đặt ra là cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn cho trẻ. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng các chuyên gia VHN Bio tìm hiểu qua bài viết này.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là một vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm, thắc mắc. Trẻ chậm tăng cân có thể do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không hợp lý, tình trạng thiếu vi chất, vitamin khiến giảm khả năng hấp thu của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì, hãy cùng VHN Bio tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Hiện nay, dưới thời tiết nắng gắt của mùa hè đa số các bà mẹ lựa chọn cho con nằm trong phòng điều hòa để giúp con tránh khỏi đổ mồ hôi gây khó chịu và rôm sảy cho bé. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sử dụng điều hòa không đúng cách khiến trẻ hay gặp nhiều vấn đề về hô hấp như ho, nghẹt mũi, viêm mũi,...Vì vậy, trước thực trạng đó các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio đã tổng hợp chi tiết những nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm thông qua bài viết dưới đây.
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé