vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Những điều cần biết về viêm tiểu phế quản

01/10/2020   1271 lượt xem

Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng phổi chủ yếu xảy ra ở trẻ sơ sinh, đặc biệt trong những tháng mùa thu và mùa đông. Người lớn cũng có thể mắc bệnh này. Viêm tiểu phế quản ảnh hưởng đến đường hô hấp dưới, có thể tiến triển nặng và gây nên nhiều biến chứng. Vì vậy, việc nhận biết và điều trị viêm phế quản là vô cùng quan trọng.

Các chuyên gia ước tính, viêm tiểu phế quản gặp nhiều ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Tỷ lệ trẻ mắc bệnh viêm tiểu phế quản trong những năm đầu đời chiếm 11-15%. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về triệu chứng, nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản. Đồng thời lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

1. Các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản

Các triệu chứng ban đầu của viêm tiểu phế quản thường có biểu hiện tương tự như các triệu chứng của cảm lạnh thông thường, chẳng hạn như: sổ mũi, sốt, ho.

Khi bị bệnh viêm tiểu phế quản, nhiễm trùng lan xuống đường hô hấp dưới - bao gồm cả tiểu phế quản - gây viêm . Sự tích tụ của chất lỏng có thể làm tắc nghẽn đường hô hấp dưới. Kết quả là, sau 2-3 ngày, các triệu chứng của viêm tiểu phế quản xấu đi đáng kể. Người bệnh có thể bị khó thở. Khi thăm khám sức khỏe, bác sĩ sẽ nghe thấy những âm thanh tanh tách, thở khò khè và ran nổ trong phổi.

Mức độ nghiêm trọng của bệnh

Tùy thuộc vào sức khỏe mỗi người mà biểu hiện với các triệu chứng khác nhau và mức độ nghiêm trọng khác nhau. Một số trẻ sơ sinh có thể chỉ có các triệu chứng nhẹ, chẳng hạn như thở nhanh, trong khi những trẻ khác có thể có các dấu hiệu nghiêm trọng hơn như da và môi tái nhợt.

Người lớn đôi khi có thể bị viêm tiểu phế quản do nhiễm virus, nhưng các triệu chứng thường ít nghiêm trọng hơn so với trẻ sơ sinh. Các triệu chứng ở trẻ sơ sinh có thể tiến triển thành suy hô hấp, đe dọa đến tính mạng và cần nhập viện ngay. Tuy nhiên, bệnh này không phổ biến ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh đã sinh đủ tháng.

Thời gian ủ bệnh

Các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản có xu hướng kéo dài trong khoảng 7–10 ngày.

 

 

> XEM THÊM:

- Dấu hiệu viêm đường hô hấp ở trẻ và kinh nghiệm xử lý

- Bật mí viêm phế quản bội nhiễm là gì và những nguyên nhân gây bệnh

- Viêm phế quản cấp ở trẻ chữa khỏi không và chữa trong bao lâu?

 

2. Nguyên nhân viêm tiểu phế quản

Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm tiểu phế quản là do một loại virus gọi là virus hợp bào hô hấp (RSV). Trẻ sơ sinh bị nhiễm RSV có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng. Các bác sĩ cũng xác định được các loại virus khác gây ra viêm tiểu phế quản như:

- Virushino virus ở người, gây ra cảm lạnh thông thường.

- Virus corona.

- Siêu vi trùng ở người.

- Adenovirus.

- Parainfluenza.

Khoảng 30% trẻ sơ sinh bị viêm tiểu phế quản có thể do từ hai loại virus hiện diện trong đường thở.

 

 

3. Đối tượng dễ mắc bệnh viêm tiểu phế quản

Một số người, bao gồm cả trẻ sinh non trước tuần 32 của thai kỳ và trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, có nhiều nguy cơ phát triển các triệu chứng nghiêm trọng do viêm tiểu phế quản.

Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi mắc các tình trạng sau cũng có nguy cơ cao hơn:

- Bệnh thần kinh cơ ảnh hưởng đến hô hấp.

- Bệnh tim bẩm sinh.

- Bệnh phổi mãn tính.

- Suy giảm miễn dịch.

 

4. Điều trị viêm tiểu phế quản

Tùy thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà phương pháp điều trị cũng khác nhau.

Chăm sóc thông thường: Các biện pháp chăm sóc thông thường bằng cách cung cấp đủ nước, sử dụng các loại thuốc theo đơn bác sĩ, hoặc các sản phẩm điều trị có nguồn gốc từ tự nhiên như Phyto-roxim®.

Liệu pháp oxy: Ở những người có triệu chứng khó thở có thể sử dụng liệu pháp oxy.

Thuốc cho trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh có các triệu chứng nhẹ đến trung bình có thể không cần nhập viện. Thay vào đó, bố mẹ nên cho trẻ:

- Dùng dung dịch nước muối làm sạch đường hô hấp trên.

- Dùng thuốc hạ sốt để kiểm soát cơn sốt.

- Máy tạo độ ẩm làm cải thiện độ ẩm không khí.

- Tiêu diệt virus gây bệnh đồng thời tăng cường sức đề kháng bằng Phyto-roxim®.

Tiêm chủng dự phòng: Tiêm chủng phòng ngừa palivizumab (Synagis) cho trẻ sơ sinh có nguy cơ viêm tiểu phế quản trong năm đầu tiên. Trẻ sơ sinh có nguy cơ bao gồm:

- Trẻ sinh non trước tuần thứ 29 của thai kỳ.

- Trẻ sơ sinh mắc một số loại bệnh tim bẩm sinh.

- Trẻ sinh non mắc bệnh phổi mãn tính.

 

5. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Viêm tiểu phế quản thông thường có thể được điều trị tại nhà bằng các biện pháp chăm sóc sức khỏe, chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu sau 2-3 ngày, các triệu chứng nặng hơn và trẻ có bất kỳ dấu hiệu khó thở nào, bố mẹ cần đưa trẻ tới các phòng khám để được hỗ trợ và điều trị tốt nhất.

Các nghiên cứu ở trẻ sơ sinh cho thấy, tỷ lệ tử vong do viêm tiểu phế quản chiếm từ 0.5 – 7%. Việc chẩn đoán và điều trị sớm giúp người viêm tiểu phế quản hồi phục mà không có bất kỳ hậu quả hay biến chứng nào.

 

 

Trên đây là một số thông tin về bệnh Viêm tiểu phế quản mà các chuyên gia tại Viện Dinh dưỡng VHN Bio đã nghiên cứu, tổng hợp để chia sẻ tới các bạn. Nếu  trẻ hay những người thân trong gia đình đang có các biểu hiện viêm tiểu phế quản hay các bậc phụ huynh cần hỗ trợ tư vấn, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Nguồn tài liệu tham khảo: What to know about bronchiolitis từ Medicalnewstoday

 

Bài viết liên quan

Nguyên nhân gây đau rát họng ở trẻ là gì? Các cách cải thiện hiệu quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Đau rát họng là triệu chứng điển hình của các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Tình trạng này không nguy hiểm nhưng gây khó chịu, đặc biệt với trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây đau rát họng ở trẻ là gì và làm sao để cải thiện? Tất cả được giải đáp qua bài viết sau.

Lưu ngay các cách trị đau họng rát cổ tại nhà hiệu quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Một người có thể có các triệu chứng đau họng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy theo nguyên nhân mà có các biện pháp điều trị và cải thiện phù hợp. Bài viết này sẽ chia sẻ về nguyên nhân và các cách trị đau họng rát cổ hiệu quả ngay tại nhà.

Mẹ chú ý phòng các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên thường gặp vào giao mùa đông xuân

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là bệnh thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Trung bình một đứa trẻ khỏe mạnh mỗi năm có khoảng 6 lần mắc bệnh viêm đường hô hấp. Đặc biệt, vào thời điểm giao mùa đông xuân này, mẹ cần chú ý để phòng bệnh hiệu quả cho con.

Tất tần tật những điều cần biết về bệnh viêm hô hấp trên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Viêm hô hấp trên là tình trạng thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn, nhất là thời điểm giao mùa thu đông, đông xuân. Cùng trang bị các kiến thức cần thiết về bệnh viêm hô hấp trên để có các cách điều trị và phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhé!

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé