Thời tiết khô ẩm thay đổi liên tục cùng chất lượng không khí ô nhiễm ở mức độ cao khiến chúng ta rất dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi khi hệ miễn dịch và hệ hô hấp của chúng chưa phát triển hoàn thiện.
Một trong số những căn bệnh nguy hiểm trong giai đoạn giao mùa này chính là viêm phế quản. Dù bé viêm phế quản thường diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng nếu cha mẹ chủ quan không chữa trị kịp thời cho bé sẽ rất dễ biến chứng thành suy hô hấp cấp hay viêm phổi mãn tính sau này. Bài viết dưới đây VHN Bio sẽ giúp cha mẹ có góc nhìn đúng đắn hơn về nguyên nhân cũng như cách điều trị căn bệnh này một cách phù hợp nhất.
Theo các nghiên cứu và tổng hợp từ các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio, bệnh viêm phế quản xảy ra khi các ống dẫn khí dưới của phổi (cuống phổi) sưng to, có dịch nhầy bám dính và xuất hiện viêm nhiễm. Cuống phổi bị viêm sẽ khiến trẻ ho nhiều, đau họng, khó thở. Viêm phế quản ở trẻ thường kết hợp với viêm nhiễm đường hô hấp trên hoặc nhu mô phổi, hoặc kết hợp với các bệnh phổ biến trong thời điểm giao mùa khác như cúm, sởi, ho gà… Có 2 loại viêm phế quản:
- Viêm phế quản cấp tính là hiện tượng viêm nhiễm kích thích cấp tính ở niêm mạc phế quản làm rối loạn xuất tiết, tính thấm và phản ứng tại chỗ của phế quản. Trẻ bị viêm phế quản cấp tính thường không kéo dài, nếu được điều trị đúng cách sẽ khỏi bệnh nhanh.
- Viêm phế quản mãn tính xảy ra khi “viêm phế quản cấp tính" lặp đi lặp lại quá nhiều lần, dẫn tới niêm mạc phế quản của trẻ bị kích ứng và viêm nhiễm liên tục. Khi tình trạng này kéo dài, viêm phế quản rất dễ biến chứng thành viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp hoặc thậm chí dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân trực tiếp khiến trẻ mắc bệnh chính là do virus (tụ cầu khuẩn H.Influenzae, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn) xâm nhập vào các niêm mạc phế quản gây viêm nhiễm. Với hệ miễn dịch còn non yếu của trẻ, việc bị virus hay vi khuẩn tấn công cũng hoàn toàn dễ hiểu. Hơn nữa, thời tiết nóng lạnh thất thường, không khí ô nhiễm sẽ khiến các loại vi khuẩn này hoạt động mạnh, làm cuống phổi trẻ sưng to, khó thở, đau họng, ho liên tục, cơ thể mệt mỏi hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, có một số nguyên nhân khách quan khác đôi khi cha mẹ chủ quan không phòng bị cho trẻ. Như việc ra ngoài hít phải khói xăng xe, khói thuốc lá, khí độc do sương mù gây ra,... hay tắm nước không đủ ấm, ngồi điều hoà quá lạnh,... chính là những “hung thủ" ngầm lâu dần ăn mòn lớp bảo vệ của hệ hô hấp, khiến bệnh từ cấp tính biến chứng thành mãn tính.
> XEM THÊM:
Phân biệt viêm phế quản cấp và mãn tính để có cách phòng bệnh hiệu quả
Điều trị viêm phế quản nên ăn gì? Dinh dưỡng cho trẻ viêm phế quản
Bỏ túi ngay những bí kíp chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian
Thực chất, việc trẻ mắc viêm phế quản (cấp tính hay mãn tính) không dễ để phát hiện ra các triệu chứng rõ ràng. Với trẻ sơ sinh, mẹ cần chú ý nếu thấy bé chán ăn, bú ít hơn, trớ nhiều, đây sẽ là những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu cơ thể trẻ có sự thay đổi. Sau đó, mẹ tiếp tục theo dõi xem trẻ có những biểu hiện sau đây hay không:
- Tức ngực, liên tục quấy khóc.
- Ho nhiều, ho ra chất nhầy trong suốt, trắng, vàng hoặc xanh lá cây.
- Hụt hơi, thở khò khè.
- Sốt nhẹ.
- Chảy nước mũi, nghẹt mũi.
- Đau họng.
Đến ngày thứ 8, nếu trẻ vẫn xuất hiện các triệu chứng kể trên, chắc chắn trẻ đã mắc viêm phế quản. Thời điểm nguy hiểm nhất chính là khi trẻ sốt cao trên 39 độ C, khó thở, ho theo từng cơn, có đờm xanh, tay chân tím tái, da tái nhợt. Lúc này, cha mẹ cần tìm biện pháp xử lý kịp thời nếu không sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.
- Việc quan trọng nhất mẹ cần làm đó là phải giữ ấm cho trẻ, giúp trẻ làm sạch mũi và cuống họng bằng nước muối sinh lý.
- Đặc biệt lưu ý, mẹ không nên cho trẻ dùng kháng sinh hay thuốc ho ngay lập tức, vì thứ nhất việc dùng bất cứ loại thuốc nào cũng cần có chỉ định của bác sĩ, thứ hai thuốc kháng sinh không mang lại lợi ích gì trong việc điều trị. Thậm chí, kháng sinh sẽ làm giảm sức đề kháng tự nhiên của trẻ, tích một lượng độc nhất định khiến gan và thận phải đào thải liên tục. Với thuốc ho, bản chất thuốc ho chỉ tạo ra cảm giác “giả" cho cổ họng, không có tính trị bệnh triệt để. Vì vậy, thuốc ho cũng không thực sự phù hợp cho trẻ.
- Trẻ mắc viêm phế quản cơ thể sẽ mệt mỏi, chán ăn. Vì vậy, mẹ nên cho trẻ ăn cháo loãng, súp gà, uống nước nhiều để bù nước bù khoáng, giúp dễ ho, tống đờm ra ngoài dễ dàng.
- Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nếu thấy trẻ bỏ bú, chán ăn, sụt cân, rối loạn tiêu hóa, khó thở, tím tái, sùi bọt mép, có những cơn ngừng thở ngắt quãng, mẹ cần cho trẻ đi bệnh viện ngay lập tức.
- Kê đầu bé cao lên khi bé nằm chơi hoặc ngủ sẽ giúp dễ thở hơn.
- Giữ gìn phòng ốc sạch sẽ, ấm áp, giữ bé tránh xa khỏi khói bụi, khói thuốc lá.
- Giữ ấm cho trẻ thường xuyên.
- Khi ra ngoài, mẹ nên cho trẻ đeo khẩu trang và kính râm để tránh khói bụi, khí độc vào mũi, mắt và miệng.
Xem thêm : Chữa viêm họng cho trẻ
- Để trẻ tránh xa khói thuốc lá, nếu trong nhà có người hút thuốc gần gũi với bé thường xuyên, hãy nhắc họ cai thuốc lá hoặc tránh xa trẻ mỗi khi hút thuốc.
- Cho bé rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nước sát khuẩn.
- Súc miệng bằng nước muối để tiệt trùng họng mỗi tối trước khi đi ngủ.
- Tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm đều đặn cho bé hàng năm.
- Cho bé ăn đầy đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc.
- Cho bé vận động thường xuyên để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Môi trường độc hại với khói bụi và thời tiết thay đổi thường xuyên rất dễ khiến trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là viêm phế quản. Viêm phế quản không phải bệnh truyền nhiễm, nhưng nếu kéo dài sẽ gây biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến phổi của trẻ. Chính vì vậy, ba mẹ cần cẩn trọng phát hiện các triệu chứng và điều trị sớm, an toàn giúp bé mau khỏi bệnh.
Để được hỗ trợ tư vấn chữa trị viêm đường hô hấp và bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé, xin vui lòng kết nối với bác sĩ, dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.
Nguồn tài liệu tham khảo từ Webmd.com/
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé