Khi mới sinh ra, bé hấp thu nguồn dinh dưỡng chính từ sữa mẹ (hoặc sữa công thức). Tuy nhiên, khi bé bắt đầu được sáu tháng tuổi, năng lượng từ sữa mẹ (hoặc sữa công thức) chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày trong khi giai đoạn này bé cần 700kcal/ngày. Hơn nữa trong giai đoạn này, lượng sắt dự trữ không còn, do vậy trẻ sẽ thiếu sắt nếu chỉ được cung cấp từ nguồn sữa mẹ. Nếu không đảm bảo đủ dưỡng chất, trẻ sẽ đứng cân và tăng trưởng chậm.
Vì vậy, đây sẽ là thời điểm thích hợp nhất cho bé ăn dặm để bù đắp lượng sắt thiếu hụt, đồng thời giúp chúng trải nghiệm mùi vị và kết cấu của nhiều loại thực phẩm khác nhau, phát triển răng và hàm, xây dựng các kỹ năng giúp bé tập nói dễ dàng hơn.
Mẹ cần chú ý quan sát biểu hiện và hành vi của bé. Khi có những dấu hiệu này, tức là bé sẵn sàng ăn dặm:
- Có khả năng kiểm soát đầu và cổ tốt, có thể ngồi thẳng khi được hỗ trợ.
- Thể hiện sự hứng thú, tò mò với đồ ăn (ví dụ: nhìn vào đĩa, bát đựng các món).
- Với tay lấy đồ ăn một cách có chủ đích và độc lập.
- Háo hức há miệng và vui vẻ tiếp nhận đồ ăn.
Trước 4 tháng tuổi, cơ thể trẻ chưa có đủ men amylase để tiêu hóa chất bột. Do vậy, nếu cho bé ăn dặm trước 4 tháng dễ khiến bé dễ chán sữa mẹ nên bú ít đi, dẫn đến tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu, quan trọng từ sữa mẹ. Điều này làm bé giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển. Mặt khác, bé dễ bị dị ứng thực phẩm do hệ tiêu hóa khi bé 4 tháng tuổi vẫn chưa hoàn thiện, đặc biệt là những bé có cơ địa nhạy cảm. Vì vậy, bé có nguy cơ cao bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa vì hệ tiêu hóa non nớt chưa đủ men để xử lý tinh bột và những thức ăn phức tạp khác.
> XEM THÊM:
- Những điều cần biết về ăn dặm giai đoạn đầu của trẻ
- Ăn dặm sai cách - Hậu quả khôn lường
- Lượng ăn qua từng giai đoạn của mỗi phương pháp ăn dặm
Khi bắt đầu ăn dặm, hãy để bé thưởng thức đồ ăn dặm với tâm trạng vui vẻ và thoải mái nhất. Sau lần thử thứ nhất, nếu bé háo hức há miệng và vui vẻ tiếp nhận đồ ăn thì mẹ có thể yên tâm là bé đã sẵn sàng. Trái lại, nếu bé nhăn nhó, ngoảnh mặt đi hoặc phì thức ăn ra thì bé chưa sẵn sàng và mẹ không nên ép con. Nếu lần đầu chưa thành công, mẹ hãy kiên trì thử lại. Nói chung, thường phải sau 6-10 lần trẻ mới chấp nhận thức ăn mới và khả năng này tăng lên đáng kể sau 12-15 lần thử.
Thời gian trôi qua, mẹ sẽ biết được khi nào bé đói hay no, không hứng thú hoặc mệt mỏi. Những dấu hiệu khi bé không còn hứng thú:
- Quay đầu đi.
- Bị phân tâm bởi những thứ khác.
- Đẩy thìa đi.
- Ngậm chặt miệng khi mẹ bón.
Khi cho bé ăn dặm, hãy bắt đầu với 1-2 muỗng nhỏ, và tăng dần theo sự thèm ăn của bé. Đến 12 tháng, khi đã quen dần, mẹ nên cho bé ăn khoảng ba bữa nhỏ mỗi ngày đan xen bữa chính sữa mẹ (hoặc sữa công thức).
Mẹ nên cho bé bắt đầu ăn dặm từ thức ăn dạng mịn, nghiền hoặc dạng miếng mềm, tùy thuộc vào món bé thích. Sau đó có thể chuyển dần sang đồ băm nhỏ. Khi bé đã quen với việc ăn dặm, cha mẹ có thể cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là những thực phẩm cung cấp đủ loại dưỡng chất mà cơ thể trẻ cần. Việc ăn nhiều loại thức ăn khác nhau giúp bé học cách nhai và phát triển giọng nói. Đồng thời, ăn dặm cũng giúp hình thành thói quen tự giác và ngăn ngừa tình trạng kén ăn sau này.
Những chất dinh dưỡng cần thiết trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi gồm: sắt, kẽm, canxi, vitamin A, C, D và axit béo omega-3. Mẹ cũng nên để bé ngồi vào mâm ăn cùng các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, mẹ nên nhớ giám sát bé khi ăn, cắt thức ăn thành nhiều miếng nhỏ và nấu rau thật mềm để tránh bị nghẹn. Luôn giữ bé ngồi khi đang ăn vì nếu không sẽ xảy ra tình trạng đau dạ dày.
Lưu ý là ngay từ khi tròn 6 tháng tuổi, trẻ cần ăn dặm và phải được ăn dặm đúng cách, đó là bột/cháo nấu và đảm bảo cân đối 4 nhóm thực phẩm như sau:
- Ngũ cốc: Trẻ ăn dặm có thể bắt đầu chế độ ăn bằng bột gạo nấu, cháo loãng. Phụ huynh có thể cho bé sử dụng các loại ngũ cốc ăn dặm được chế biến sẵn bởi các thương hiệu uy tín hoặc tự chế biến bằng bột gạo, yến mạch, gạo lứt và các loại đậu.
- Chất đạm: Ban đầu mẹ nên cho nước luộc thịt (thịt lợn hoặc thịt gà) vào nấu cùng cháo. Về sau, khi bé đã quen ăn dặm, mẹ có thể xay nhuyễn thịt để nấu với cháo cho bé. Các loại thịt heo, thịt bò, thịt gà, tôm, cá, lòng đỏ trứng,... là nguồn bổ sung kẽm và sắt dồi dào cho trẻ.
- Chất béo: Giai đoạn 6 tháng tuổi, các mẹ chỉ cần cho 1 thìa cafe dầu ăn vào bột hoặc cháo cho trẻ là đủ. Ngoài ra, chất béo cũng đã có sẵn từ các loại thực phẩm ăn dặm đi kèm như thịt, tôm, trứng gà.
- Trái cây: có thể cho bé ăn thử một ít trái cây mềm như chuối, bơ hoặc dùng nước ép táo, lê để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho trẻ.
- Rau củ quả: Cha mẹ nên thường xuyên xay nhuyễn rau ngót, củ cải, cà rốt, bí ngô,... để nấu cùng cháo vì đây là nguồn bổ sung chất xơ hữu hiệu cho bé.
- Nước đun sôi để nguội: có thể bắt đầu cho bé uống nước đun sôi để nguội trong cốc vào giờ ăn hoặc vào các thời điểm khác trong ngày.
Bé 6 tháng tuổi cần tiếp tục bú sữa mẹ vì sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho bé trong giai đoạn này. Trong trường hợp mẹ không còn đủ sữa thì có thể cho bé dùng thêm sữa công thức.
Theo Hiệp Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ, những thực phẩm sau đây có thể gây hại tới sức khoẻ và sự phát triển của trẻ:
- Mật ong: Với trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi có đường ruột còn non yếu, khi dùng mật ong có thể gây tình trạng nhiễm độc Botulium.
- Sữa tươi: Hàm lượng đạm khá cao trong sữa tươi sẽ không phù hợp với hệ tiêu hóa của các bé dưới 12 tháng tuổi, có thể dẫn đến tình trạng quá tải của thận và dạ dày.
- Trứng sống (hoặc trứng chảy nước) và thực phẩm có chứa trứng sống như mayonnaise tự làm tại nhà đến 12 tháng.
- Nhóm trái cây có tính axit cao như cam, quýt có thể khiến trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi bị rối loạn tiêu hóa.
- Dâu tây, những loài có vỏ cứng (shellfish) có thể gây ra một số vấn đề dị ứng nghiệm trọng.
- Súp-lơ và các loại đậu có thể gây chứng đầy hơi, khó tiêu cho các bé 6 tháng tuổi.
- Gia vị như đường/muối không tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ.
- Kết hợp nhiều loại thức ăn, thay đổi thực đơn thường xuyên để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé và giúp bé không bị ngán vì phải ăn một món thường xuyên.
- Sử dụng thực phẩm sạch, không bị nhiễm khuẩn, hết hạn khi chế biến thức ăn dặm cho trẻ.
- Cho bé ăn từ từ từng chút một, từ ít tới nhiều.
- Nên kiểm tra các nguy cơ dị ứng và khả năng tiêu hóa của bé khi cho trẻ thử thức ăn mới.
- Chỉ cần ăn dặm 2 bữa/ngày, kết hợp với việc cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức là đủ đáp ứng nhu cầu của trẻ.
- Có thể kết hợp rau, củ, quả hay thịt với bột ăn dặm cho bé.
- Không cho trẻ ăn quá nhiều cá, thịt cùng một lúc.
- Các thực phẩm giàu protein như trứng, thịt bò, cá thịt đỏ,... nên đợi tới khi bé được 7 tháng tuổi mới cho vào chế độ ăn dặm.
- Thời gian giữa các bữa ăn dặm nên hợp lý và cố định. 2 bữa ăn dặm cần cách xa nhau để tạo thành thói quen ăn uống cho bé. Tuy nhiên, phụ huynh cũng không cần áp dụng quá máy móc vì khả năng ăn uống còn phụ thuộc vào tâm trạng, sức khỏe của trẻ trong từng thời điểm cụ thể.
Trên đây là toàn bộ những điều mẹ cần biết khi cho bé ăn dặm. VHN Bio mong rằng những kiến thức bổ ích này sẽ giúp bé có một hành trình ăn dặm bổ dưỡng, dễ dàng. Mẹ nhàn, con khỏe, cả nhà đều vui! Để được hỗ trợ tư vấn về quá trình ăn dặm cũng như bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.
Nguồn tài liệu tham khảo từ Raisingchildren.net.au
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, tình trạng bé bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc do môi trường sống. Khi trẻ bị ho, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, biết rõ "trẻ bị ho kiêng ăn gì" là điều rất cần thiết. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những thực phẩm nên tránh và những lưu ý quan trọng tron
Trẻ ho nhiều về đêm - Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất lạ trong đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều về đêm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà còn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ ho nhiều về đêm thường có nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, đến các yếu tố môi trường như không khí khô hoặc dị ứng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm và cách chăm sóc hiệu quả để b&eacut
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé