vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Những lợi ích của lysine đối với sức khỏe không thể bỏ qua

01/10/2020   1571 lượt xem

Lysine là một trong những axit amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự tạo ra, cần được bổ sung từ thực phẩm. Lysine có nhiều lợi ích đối với sức khỏe như cải thiện các vết loét, điều hòa huyết áp và ngăn ngừa các triệu chứng của việc thiếu hụt lysine. Bài viết dưới đây, Viện Dinh dưỡng VHN Bio sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lysine và cách bổ sung lysine cho cơ thể tốt nhất.

1. Lysine là gì?

Lysine hay còn được gọi là L-lysine, là một axit amin thiết yếu, có nhiều chức năng đối với cơ thể. Lysine kết hợp với các hợp chất khác, hình thành các chất dinh dưỡng đa lượng, protein.

Không giống các chất dinh dưỡng khác, cơ thể không tự tổng hợp được lysine. Vì vậy, cần bổ sung lysine trong chế độ ăn uống hằng ngày để đảm bảo đầy đủ các chất.

 

 

> XEM THÊM:

- Những lợi ích vượt trội của mangan đối với sức khỏe không thể bỏ qua

- Lợi ích sức khỏe của Đồng - Bạn đã biết?

- 10 lợi ích sức khỏe của nghệ và tinh chất curcumin

 

2. Vai trò của lysine đối với sức khỏe

Lysine là một thành phần quan trọng của protein, có vai trò giúp mô cơ thể phát triển và phục hồi sau tổn thương. Những lợi ích của lysine đối với sức khỏe:

- Giúp cơ thể hấp thu canxi, sắt, kẽm.

- Thúc đẩy tăng trưởng collagen.

- Giúp cơ thể sản xuất các enzyme, kháng thể, hormone.

- Hỗ trợ hệ thống miễn dịch.

Khi cơ thể không được cung cấp đủ nhu cầu lysine có thể gặp các triệu chứng sau:

- Mệt mỏi.

- Kém tập trung.

- Buồn nôn.

- Cáu gắt.

- Mắt đỏ.

- Tóc rụng.

- Chán ăn.

- Ức chế tăng trưởng.

- Thiếu máu.

- Vấn đề hệ thống sinh sản.

 

3. Những lợi ích của lysine đối với sức khỏe

3.1. Điều trị mụn rộp

Lysine có thể giúp kiểm soát virus herpes. Chính vì vậy, bổ sung lysine giúp làm giảm số lượng và tần suất bùng phát mụn rộp do virus herpes gây ra.

Lysine cũng có tác dụng trong việc điều trị mụn rộp sinh dục. Một số nguồn khuyến cáo rằng những người có tiền sử nhiễm herpes nên bổ sung 1.000 đến 3.000 miligam (mg) lysine mỗi ngày.

3.2. Giảm huyết áp

Theo một số nghiên cứu, lysine có thể giúp giảm huyết áp cao ở những người có chế độ ăn uống không đủ axit amin. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu trước khi các chuyên gia có thể xác định liệu lysine có phải là phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh cao huyết áp hay không.

 

 

3.3. Cân bằng đường huyết

Kết quả của một nghiên cứu nhỏ trên 12 tình nguyện viên khỏe mạnh cho thấy lysine có thể làm chậm sự gia tăng lượng đường huyết sau khi ăn.

3.4. Những lợi ích khác

Ngoài ra, Lysine còn có tác dụng hỗ trợ trong việc:

- Ngăn ngừa mất khối lượng cơ nạc và các vấn đề về vận động ở người lớn tuổi.

- Giảm bớt lo lắng ngăn ngừa mất xương và loãng xương bằng cách giúp cơ thể hấp thụ canxi.

- Thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của da.

- Điều trị bệnh zona.

- Điều hòa huyết áp.

- Ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong động mạch.

- Hỗ trợ mọc tóc.

- Xây dựng cơ bắp ở người tập thể hình.

- Giúp các vận động viên phục hồi sau các bài tập cường độ cao.

 

4. Nguồn cung cấp lysine cho cơ thể

Lysine có trong nhiều loại thực phẩm khác nhau. Nguồn cung cấp lysine chính chủ yếu từ thịt động vật và các sản phẩm từ sữa. Đối với người ăn chay và thuần chay, các loại đậu và mầm lúa mì là nguồn cung cấp axit amin lysine dồi dào. Các loại thực phẩm giúp bạn đáp ứng lượng lysine được khuyến nghị hàng ngày: thịt đỏ, thịt gà, trứng cá, đậu, pho mát, mầm lúa mì, quả hạch, đậu nành, men bia, Spirulina,…

Hầu hết mọi người, bao gồm cả những người ăn chay, nhận đủ lysine từ chế độ ăn uống thông thường. Vì vậy, không cần phải uống bổ sung lysine từ các loại thuốc hay chế phẩm.

 

 

5. Tác dụng phụ của lysine

Uống bổ sung lysine rất an toàn và dường như không gây ra nhiều tác dụng phụ. Hầu hết mọi người có thể dùng liều hàng ngày lên đến 3 gam (g) lysine mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.

Tăng liều lysine lên 10-15 g một ngày có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như: bệnh tiêu chảy, buồn nôn, co thắt dạ dày,… Có những báo cáo về mối liên quan giữa bổ sung lysine và các vấn đề về thận. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng bổ sung lysine có thể làm tăng nguy cơ sỏi mật và cholesterol cao hơn.

 

6. Cách sử dụng và liều lượng

Thông thường, lysine được hấp thụ vào cơ thể bằng đường uống, nhưng bạn cũng có thể thoa lên da để điều trị mụn rộp. Các chuyên gia tin rằng lysine có hiệu quả nhất khi uống với nước khi bụng đói.

Ước tính rằng một người 70kg (kg) cần khoảng 800–3.000 mg lysine mỗi ngày:

- 12 mg/kg trọng lượng cơ thể cho người lớn.

- 44 mg/kg cho trẻ từ 11 đến 12 tuổi.

- 97 mg / kg cho trẻ sơ sinh từ 3 đến 6 tháng tuổi.

Hầu hết mọi người đều có đủ lysine mà không cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống của họ. Tuy nhiên, những người không ăn các sản phẩm động vật, bao gồm thịt, sữa và trứng, nên đảm bảo rằng họ đang nhận đủ lysine từ các nguồn thực vật. Những người đang phục hồi sau bỏng hoặc chấn thương nặng khác và những người tập luyện thường xuyên, cường độ cao nên bổ sung nhiều lysine.

 

7. Tương tác thuốc và hóa chất

Lysine tương tác với arginine, là một axit amin hỗ trợ hệ tuần hoàn. Uống một lượng lớn lysine có thể làm giảm khả năng di chuyển arginine trong cơ thể.

Lysine cũng có thể tương tác với một nhóm thuốc kháng sinh được gọi là aminoglycoside, có khả năng gây tổn thương thận. Các bác sĩ thường cho những loại thuốc kháng sinh này, bao gồm streptomycin và neomycin, bằng đường tiêm để điều trị nhiễm trùng nghiêm trọng.

Đồng thời, lysine làm tăng sự hấp thụ canxi, nên bạn cần theo dõi lượng canxi nạp vào khi sử dụng chất bổ sung lysine.

 

8. Rủi ro khi sử dụng lysine

- Các bác sĩ không khuyến nghị bổ sung lysine liều cao cho trẻ em hoặc phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú.
- Những người dùng chất bổ sung lysine nên theo dõi mức cholesterol do mối liên hệ tiềm ẩn của lysine với việc tăng cholesterol.
- Bất kỳ ai có vấn đề về thận hoặc gan nên tránh tự ý bổ sung lysine.

Lysine là một axit amin thiết yếu của cơ thể, giúp cấu tạo nên protein và cần thiết cho sức khỏe của con người. Cơ thể không tự tạo ra lysine, nhưng hầu hết mọi người đều hấp thụ đủ qua chế độ ăn uống để đáp ứng nhu cầu sức khỏe cơ bản.

Nếu bố mẹ đang băn khoăn không biết có nên bổ sung lysine cho con hay không, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Nguồn tài liệu tham khảo: What are the health benefits of lysine? từ Medicalnewstoday

 

Bài viết liên quan

Trẻ Con Bị Ho Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Trẻ Nhỏ

Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&

MÁCH MẸ 05 GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM VIÊM PHẾ QUẢN CHO BÉ

Viêm phế quản là tình trạng viêm đường thở trong phổi, gây ra ho và sản xuất chất nhầy. Bệnh hay xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi,  thời tiết lạnh giá này chính là cơ hội tốt để virus xâm nhập vào cơ thể bé gây bệnh. Đặc biệt, các mẹ có con nhỏ đang bị nhiễm phế quản cần lưu ý những giải pháp trị dứt điểm cũng như phòng viêm phế quản tái phát  cho con nhé.

 

Chuyên gia hướng dẫn: Cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Năm 2020, tỷ lệ trẻ từ 6-59 tháng tuổi thiếu máu do thiếu sắt khoảng 19,6%, cao nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (23,4%) và Tây nguyên (26,3%). Do đó câu hỏi đặt ra là cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn cho trẻ. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng các chuyên gia VHN Bio tìm hiểu qua bài viết này.

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là một vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm, thắc mắc. Trẻ chậm tăng cân có thể do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không hợp lý, tình trạng thiếu vi chất, vitamin khiến giảm khả năng hấp thu của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì, hãy cùng VHN Bio tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé