Mangan là một vi khoáng quan trọng, được cơ thể chỉ sử dụng với một lượng rất nhỏ nhưng nếu thiếu nó cũng khiến cơ thể hoạt động không đúng theo chức năng vốn có của nó. Mangan đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của não bộ, hệ thần kinh và hệ thống các enzym trong cơ thể.
Mangan là một chất dinh dưỡng thiết yếu, có thể tìm thấy ở trong các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, hay với một lượng nhỏ ở đậu, quả hạch, rau xanh, trà… Dưới đây là những lợi ích vượt trội của mangan đối với cơ thể, được các chuyên gia của VHN Bio tổng hợp và chia sẻ để giúp cộng đồng tăng cường sức khỏe.
Mangan cần thiết cho sức khỏe của xương, bao gồm việc phát triển và duy trì sự chắc khỏe của hệ xương. Khi kết hợp với các chất dinh dưỡng khác như canxi, đồng, kẽm, mangan giúp làm tăng mật độ khoáng trong xương. Điều này giúp làm giảm loãng xương ở người già. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khoảng 50% phụ nữ sau độ tuổi mãn kinh và 25% nam giới từ 50 tuổi trở lên có nguy cơ loãng xương cao.
Bổ sung mangan, canxi, đồng, kẽm có thể làm giảm thoái hóa xương đốt sống ở phụ nữ lớn tuổi. Ngoài ra, một nghiên cứu kéo dài một năm ở những phụ nữ có hệ xương yếu cho thấy rằng, việc bổ sung mangan, vitamin D, magie và boron có thể cải thiện được khối lượng của xương.
> XEM THÊM:
- Vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
- Chất dinh dưỡng vi lượng là gì?
- Bổ sung sắt cho trẻ thế nào?
Mangan đóng một vai trò trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu. Theo một số nghiên cứu, sự thiếu hụt mangan có thể dẫn đến chứng không dung nạp glucose tương tự như bệnh tiểu đường. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh tiểu đường có lượng mangan trong máu thấp hơn. Các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng xác định xem mức độ mangan thấp có góp phần gây nên bệnh tiểu đường không hay tình trạng bệnh tiểu đường khiến mức độ mangan giảm xuống.
Ngoài ra, mangan tập trung nhiều trong tuyến tụy. Nó tham gia vào việc sản xuất insulin, loại bỏ đường khỏi máu của cơ thể. Do đó, mangan có thể góp phần vào việc tiết insulin thích hợp và giúp ổn định lượng đường trong máu. Những người mắc bệnh tiểu đường có nồng độ enzyme chống oxy hóa mangan superoxide dismutase (MnSOD) thấp hơn người bình thường.
Mangan giúp kích hoạt hệ thống các enzyme trong quá trình trao đổi chất, đóng vai trò quan trọng trong hàng loạt các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Mangan giúp tiêu hóa và sử dụng protein, acid amin, cũng như chuyển hóa cholesterol và carbohydrate.
Mangan giúp cơ thể sử dụng một số vitamin, chẳng hạn như choline, thiamine, vitamin C và E, đảm bảo chức năng gan. Ngoài ra, nó hoạt động như một đồng nhân tố giúp sản xuất năng lượng, phản ứng miễn dịch và điều hòa hoạt động của não.
Mangan là một phần của enzyme chống oxy hóa superoxide dismutase (SOD), đây được cho là một trong những chất chống oxy hóa quan trọng nhất trong cơ thể. Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ chống lại các gốc tự do (là những phân tử có thể gây tổn thương cho các tế bào trong cơ thể). Các gốc tự do là nguyên nhân gây ra lão hóa, bệnh tim và một số bệnh ung thư. SOD đặc biệt giúp chống lại các tác động tiêu cực của các gốc tự do bằng cách chuyển đổi superoxide - một trong những gốc tự do nguy hiểm nhất - thành các phân tử nhỏ hơn.
Trong một nghiên cứu ở 42 nam giới, các nhà nghiên cứu kết luận rằng mức độ SOD thấp và tình trạng chất chống oxy hóa kém có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim so với mức cholesterol toàn phần hoặc chất béo trung tính. Một nghiên cứu khác cho thấy SOD ít hoạt động hơn ở những người bị viêm khớp dạng thấp. Do đó, cơ thể cần hấp thụ hợp lý các chất dinh dưỡng chống oxy hóa để làm giảm sự tạo ra các gốc tự do và cải thiện tình trạng chống oxy hóa ở những người mắc bệnh. Chính vì vậy, sử dụng mangan có tác dụng làm giảm nguy cơ bệnh tật.
Mangan cần thiết giúp não của bạn phát triển khỏe mạnh, vì vậy, thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các chứng rối loạn thần kinh. Làm được điều này là nhờ đặc tính chống oxy hóa của mangan, đặc biệt là vai trò của nó trong chức năng của SOD, giúp chống lại các gốc tự do gây hại cho tế bào não.
Ngoài ra, mangan có thể kết hợp với các chất dẫn truyền thần kinh, kích thích chuyển động nhanh hơn hoặc hiệu quả hơn của các xung điện. Từ đó giúp cải thiện chức năng não.
Mặc dù vậy, nếu có quá nhiều lượng mangan trong cơ thể, có thể thể tác động tiêu cực đến não, gây nên một số triệu chứng giống bệnh Parkinson, run tay,.... Chỉ nên dung nạp khoảng 11mg/ngày.
Nhiều bằng chứng cho thấy, việc kết hợp mangan với Glucosamine và Chondroitin có thể làm giảm viêm, giảm đau nhức xương khớp.
Thoái hóa khớp là tình trạng hư tổn sụn khớp, giảm dịch nhầy giữa các khớp gây đau. Viêm bao hoạt dịch là tình trạng viêm màng bên trong khớp, là nguyên nhân dẫn đến viêm xương khớp. Một nghiên cứu trên 93 người bị viêm xương khớp, cho thấy có tới 52% người có các triệu chứng cải thiện sau 4 và 6 tháng khi bổ sung mangan, glucosamine và chondroitin.
Mangan đóng một vai trò trong việc sản xuất thyroxine. Thyroxine là một hormone quan trọng giúp đảm bảo chức năng bình thường của tuyến giáp, giúp bạn duy trì cảm giác thèm ăn. Đồng thời, tác dụng trong quá trình chuyển hóa, cân nặng và hoạt động hiệu quả của các cơ quan.
Thiếu hụt mangan có thể gây ra hoặc góp phần vào tình trạng suy giáp, làm tăng cân và mất cân bằng hormone cơ thể.
Việc chữa lành vết thương đòi hỏi phải tăng cường sản xuất collagen giúp tái tạo lại vùng tổn thương. Mangan cần thiết cho quá trình sản xuất axit amin proline, chất cần thiết cho sự hình thành collagen và chữa lành vết thương trong tế bào da của con người.
Nghiên cứu ban đầu cho thấy, bôi mangan, canxi và kẽm lên vết thương mãn tính trong 12 tuần có thể giúp cải thiện tình trạng vết thương. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu về tác dụng này của mangan trước khi đưa ra bất kỳ kết luận nào.
Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng động kinh ở người lớn trên 35 tuổi. Nguyên do là giảm lưu lượng máu đến não.
Mangan là chất giãn mạch, có tác dụng làm mở rộng các tĩnh mạch, đưa máu đến các mô như não một cách hiệu quả. Lượng mangan có trong cơ thể giúp làm tăng lưu lượng máu, giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như đột quỵ. Ngoài ra, một phần hàm lượng mangan trong cơ thể có thể được tìm thấy trong não.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng, những người bình thường có nồng độ mangan thấp hơn ở những người rối loạn co giật. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ các cơn co giật làm giảm lượng mangan hay nồng độ mangan thấp khiến người bệnh dễ co giật.
Nhiều phụ nữ bị một loạt các triệu chứng khó chịu trong chu kỳ kinh nguyệt như lo lắng, chuột rút, đau đớn, thay đổi tâm trạng và thậm chí trầm cảm… Nghiên cứu ban đầu cho thấy dùng mangan và canxi kết hợp có thể giúp cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS).
Một nghiên cứu nhỏ trên 10 phụ nữ cho thấy những người có nồng độ mangan trong máu thấp gặp nhiều đau đớn hơn và các triệu chứng liên quan đến tâm trạng trong thời kỳ tiền kinh nguyệt cho dù có cung cấp bao nhiêu canxi. Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa thể kết luận được liệu tác động này là do mangan, canxi hay sự kết hợp của cả hai.
Theo khuyến nghị, mangan cần được bổ sung khoảng 11mg/ngày cho người lớn từ 19 tuổi trở lên. Giống như kẽm, đồng, sắt, selen, mangan được coi là kim loại nặng, nếu tiêu thụ quá nhiều có thể gây nguy hiểm.
Mangan thường được sử dụng bằng được uống, hoặc ở đường tiêm tĩnh mạch (IV) cho những người thiếu chất.
Các loại thực phẩm chứa nhiều mangan như hạt, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, quả hạch, rau xanh, trà.
Mangan được coi là an toàn khi tiêu thụ một lượng vừa đủ với nhu cầu cơ thể mỗi ngày. Một người khỏe mạnh với gan thận hoạt động tốt sẽ có thể đào thải mangan dư thừa trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, những người mắc bệnh lý gan thận thì cần thận trọng.
Một số nghiên cứu cho thấy, những người bị thiếu máu do thiếu sắt có thể hấp thụ nhiều mangan hơn.
Tiêu thụ mangan dư thừa có thể gây nên nhiều tổn thương cho sức khỏe. đặc biệt là khi mangan tích tụ trong phổi, gan thận và thần kinh trung ương. Tiếp xúc lâu dài có thể gây ra nhiều triệu chứng giống như Parkinson: run, chậm vận động, cứng cơ, giữ thăng bằng kém…
Mangan đóng nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể như hỗ trợ trao đổi chất, điều chỉnh lượng đường máu, giảm viêm, giảm đau bụng tiền kinh nguyệt,… Để tăng cường sức khỏe tốt nhất, bạn hãy đảm bảo tiêu thụ các loại thực phẩm giàu mangan.
Hi vọng những kiến thức trên đây sẽ thực sự hữu ích với các bạn. Trong quá trình chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng cho bản thân và gia đình nếu có bất kỳ khó khăn hay băn khoăn gì, các bạn hãy kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website https://vhnbio.vn/. Ngoài ra, các bạn cũng có thể liên hệ qua tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp và nhận được sự tư vấn từ các Bác sĩ, Dược sĩ của VHN Bio.
Nguồn tài liệu tham khảo: Healthline.com
Khi trẻ bị ho, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn có thể giúp làm giảm triệu chứng ho, tạo điều kiện để hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn. Để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé, từ đó giảm thiểu tình trạng ho và hỗ trợ bé hồi phục nhanh ch&
Viêm phế quản là tình trạng viêm đường thở trong phổi, gây ra ho và sản xuất chất nhầy. Bệnh hay xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi, thời tiết lạnh giá này chính là cơ hội tốt để virus xâm nhập vào cơ thể bé gây bệnh. Đặc biệt, các mẹ có con nhỏ đang bị nhiễm phế quản cần lưu ý những giải pháp trị dứt điểm cũng như phòng viêm phế quản tái phát cho con nhé.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Năm 2020, tỷ lệ trẻ từ 6-59 tháng tuổi thiếu máu do thiếu sắt khoảng 19,6%, cao nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (23,4%) và Tây nguyên (26,3%). Do đó câu hỏi đặt ra là cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn cho trẻ. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng các chuyên gia VHN Bio tìm hiểu qua bài viết này.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là một vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm, thắc mắc. Trẻ chậm tăng cân có thể do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không hợp lý, tình trạng thiếu vi chất, vitamin khiến giảm khả năng hấp thu của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì, hãy cùng VHN Bio tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé