
Thời tiết những ngày đầu tháng mười lúc nào cũng vậy, cũng giống như tính khí “ẩm ương” của thiếu nữ đang yêu. Tuy không còn cái nắng gắt của ngày hè, nhưng đang nắng trời lại đột ngột chuyển mưa lạnh cũng khiến ta đôi lúc thấy khó chịu. Cũng vì vậy mà tiết trời những ngày nay, chúng ta hay mắc các bệnh đường hô hấp, đặc biệt là trẻ nhỏ. Không khí thay đổi, kèm theo vấn nạn ô nhiễm bụi mịn, sức đề kháng của bé mà yếu là viêm amidan cứ tái đi tái lại không thôi. Nếu muốn giảm nguy cơ trẻ bị viêm amidan nhiều lần, mẹ hãy chú ý áp dụng những nguyên tắc cơ bản trong bài viết sau đây nhé!
1. Chế độ ăn uống của trẻ nên thanh đạm và dễ tiêu hóa
Nếu bé nhà bạn vốn dễ bị viêm amidan tái phát thì bình thường mẹ nên tập cho trẻ uống nước nhiều hơn và ăn uống những thức ăn dễ tiêu hóa. Những loại rau xanh, trái cây và sản phẩm chế biến từ đậu chính là lựa chọn tương đối lý tưởng.
Mẹ không nên để trẻ ăn nhiều thức ăn cay nóng và có tính kích thích mạnh, bởi vì thông qua quá trình ăn uống, những loại thức ăn này cũng dễ gây tổn thương cho các cơ quan bên trong, bao gồm cả amidan, gây ra tình trạng viêm lặp đi lặp lại. Ngoài ra, thức ăn nhiều dầu mỡ cũng nên hạn chế cho trẻ ăn.
2. Tạo cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh
Viêm amidan thường tái phát chủ yếu chính là do viêm nhiễm vi khuẩn gây ra. Chính vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, mẹ nên tập cho trẻ thói quen biết giữ gìn vệ sinh trong sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt là chú ý vấn đề vệ sinh răng miệng, tay chân v.v…
Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh tùy tiện cho trẻ để tránh tình trạng kháng thuốc và làm mất các vi khuẩn có lợi của đường ruột. Điều này càng dễ trẻ bị viêm amidan thường xuyên hơn và quá trình điều trị cũng khó khăn hơn.
3. Dạy trẻ biết ngủ nghỉ có quy luật
Một trong những thói quen tốt mà mẹ cần rèn cho trẻ từ sớm đó chính là ngủ sớm, dậy sớm. Bởi vì khi trẻ thức khuya hoặc giấc ngủ không sâu, không đủ giấc sẽ khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, thể chất trẻ trở nên yếu ớt tạo điều kiện cho vi khuẩn, độc bệnh càng dễ xâm nhập.
4. Cắt amidan cho trẻ trong trường hợp cần thiết
Bởi vì amidan là một cơ quan có chức năng phòng vệ, cản trở vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể con người. Nếu bộ phận amidan của trẻ phì đại, chứng viêm tái phát nhiều lần, thậm chí chỉ cần trẻ có chút cảm sốt hoặc nội nhiệt đều dễ kéo theo viêm amidan, sốt cao khó điều trị. Những tình huống này nên đưa trẻ đến bệnh viện.
Các bác sĩ cần có những xét nghiệm, chẩn đoán cụ thể tình trạng viêm amidan của trẻ để quyết định có tiến hành phẫu thuật cắt amidan hay không. Vì nếu trường hợp của trẻ có xu hướng nghiêm trọng và quá trình điều trị dài ngày vẫn không hiệu quả thì cắt amidan là điều cần thiết.
5. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ
- Bổ sung các chất tăng cường sức đề kháng trực tiếp
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng bộ môn Nhi Đại học Y Hà Nội – Phó trưởng khoa Miễn dịch dị ứng Bệnh viện Nhi TW cho biết " Việc bổ sung các chất tăng cường sức đề kháng là bổ sung các chất tác động trực tiếp lên hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Trong nhóm này, Beta-glucan được coi là nhóm chất có hiệu quả tăng cường sức đề kháng mạnh hiện nay. Beta-glucan vào cơ thể sẽ tạo ra 2 hiệu ứng: làm gia tăng nhanh chóng số lượng của các tế bào miễn dịch đặc biệt và kích hoạt hệ thống kháng thể, đảm bảo cho chúng hoạt động tốt."
- Ăn nhiều hoa quả
William Sears - tác giả của cuốn sách Dinh dưỡng gia đình cho biết, các chất dinh dưỡng thực vật có thể làm tăng sự sản sinh ra các tế bào bạch cầu và chống nhiễm trùng của cơ thể. Cà rốt, đậu xanh, cam, dây tây… đều là các thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng cường đề kháng như vitamin C.
- Không tự ý dùng kháng sinh cho trẻ
Kháng sinh là loại thuốc chống lại tác động của vi khuẩn, nhưng không thể bảo vệ trẻ khỏi virus gây bệnh. Hơn thế nữa, việc tự ý dùng kháng sinh hoặc dùng kháng sinh tùy tiện có thể “tiêu diệt” hoặc phá vỡ sự cân bằng vi sinh vật trong đường ruột, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển.
Và mẹ có biết vi vật có lợi trong hệ tiêu hóa của trẻ chiếm khoảng 70% trong hệ miễn dịch của trẻ. Vì vậy bảo vệ hệ tiêu hóa đồng nghĩa với việc tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ ăn khỏe mạnh và lớn nhanh.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Năm 2020, tỷ lệ trẻ từ 6-59 tháng tuổi thiếu máu do thiếu sắt khoảng 19,6%, cao nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc (23,4%) và Tây nguyên (26,3%). Do đó câu hỏi đặt ra là cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả nhưng vẫn an toàn cho trẻ. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng các chuyên gia VHN Bio tìm hiểu qua bài viết này.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là một vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm, thắc mắc. Trẻ chậm tăng cân có thể do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không hợp lý, tình trạng thiếu vi chất, vitamin khiến giảm khả năng hấp thu của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì, hãy cùng VHN Bio tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Hiện nay, dưới thời tiết nắng gắt của mùa hè đa số các bà mẹ lựa chọn cho con nằm trong phòng điều hòa để giúp con tránh khỏi đổ mồ hôi gây khó chịu và rôm sảy cho bé. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sử dụng điều hòa không đúng cách khiến trẻ hay gặp nhiều vấn đề về hô hấp như ho, nghẹt mũi, viêm mũi,...Vì vậy, trước thực trạng đó các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio đã tổng hợp chi tiết những nguyên tắc để trẻ nằm điều hòa không bị ốm thông qua bài viết dưới đây.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Sắt là nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều mẹ trăn trở rằng liệu bổ sung sắt cho trẻ từ những năm tháng đầu đời có ảnh hưởng gì xấu tới con hay không và nên bổ sung như thế nào là hiệu quả, an toàn nhất? Vậy “ Có nên bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh?’’ hãy cùng các chuyên gia của Viện dinh dưỡng VHN Bio tìm hiểu và giải đáp câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây.
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé