Mấy ngày gần đây, Hà Nội chưa bao giờ lại " nghèo" nước sạch đến vậy. Người dân xôn xao vụ việc nhà máy nước sạch sông Đà nhiễm dầu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Hiện tại nước sinh hoạt của một số quận trên địa bàn Hà Nội như Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm đã có kết quả xét nghiệm cho thấy Styren cao hơn 1,3 - 3,6 lần so với mức bình thường. Vậy câu hỏi quan tâm là: “Styren là gì? Và Nước nhiễm Styren quá cao gây hại thế nào đến sức khỏe con người?”
Styren là gì và có thể tiếp xúc như thế nào?
"Styren hiện có trong nguồn nước sạch một số vùng Hà Nội là một chất lỏng không màu hoặc màu vàng nhạt. Ở dạng nguyên chất, styren có vị hơi ngọt và mùi hôi rất khó chịu. Do đó việc người dân ngửi được nước dùng có mùi xăng dầu thì có thể lượng dầu đổ vào nước tương đối nhiều, khi đó một phần lượng dầu này đã được pha trộn trong nước gây mùi khó chịu", PGS.TS Phùng Chí Sỹ - Phó chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cho biết.
Cũng theo ông Sỹ, Styren được sử dụng rộng rãi để sản xuất nhựa polystyren và nhựa. Polystyren có thể được tạo thành xốp và nhựa cứng các sản phẩm như chén, đĩa, khay, đồ dùng, bao bì, vật liệu đóng gói, vật liệu cách điện…
Ông Sỹ phân tích, hàm lượng nước ăn uống chứa hàm lượng Styren vượt quy chuẩn cho phép của Bộ Y tế nhưng tùy theo hàm lượng và thời gian tiếp xúc sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau.
Người lao động trong các ngành công nghiệp nhựa tiếp xúc với nồng độ cao nhất Styren. Bao gồm những người làm tàu thuyền, xe hơi và xe tải, xe tăng, bồn tắm, vòi hoa sen và các quầy hàng nhựa.
Những người làm việc tại nhà máy điện hạt nhân, cơ sở hóa dầu, nhà máy in, máy chế biến giấy, cơ sở sơn gỗ, trạm thu phí, hoặc lò đốt chất thải cũng phải tiếp xúc với Styren. Đối với người dân thì, nguồn tiếp xúc với Styren lớn nhất là hút thuốc lá. Việc tiếp xúc với Styren của những người hút thuốc gấp 6 lần so với người không hút thuốc.
Đối với việc Styren có trong nguồn nước sinh hoạt của một số quận ở Hà Nội, các chuyên gia cho rằng, không ai lấy Styren để đánh giá chất lượng nguồn nước, nhưng theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm thì đã có tài liệu cho thấy, hàm lượng nước đóng chai cho phép không quá 100cmg/lít Styren… Trong khi đó, hàm lượng Styren trong nước sinh hoạt của các hộ dân một số vùng Hà Nội lại đang vượt ngưỡng 1,3 - 3,6 lần mức cho phép đủ cho thấy nó độc hại như thế nào.
Styrene có thể ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?
Styren đôi khi được phát hiện trong nước ngầm, nước uống hoặc mẫu đất. Uống nước có chứa Styren hoặc tắm trong nước có chứa Styren có thể khiến bạn tiếp xúc với hóa chất này.
Ông Sỹ cho rằng, chất Styren gây độc hại dù qua bất kỳ đường tiếp xúc nào: "Các tài liệu liên quan khi nghiên cứu trên động vật và trên người đều có độc hại. Nếu so với nhóm độc của WHO thì styren thuộc nhóm độc thứ 2. Styren bay hơi ra môi trường ảnh hưởng đến hệ hô hấp, thần kinh. Hít nhiều thì váng đầu nôn mửa khó chịu. Ăn vào cơ thể thì gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa. Tiếp xúc lâu ngày có thể dẫn tới ung thư".
Nếu hít phải thì hầu hết Styren sẽ nhanh chóng đi vào cơ thể qua phổi. Còn nuốt khi có trong thức ăn hoặc nước thì nó có thể nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Nếu tiếp xúc chất lỏng có chứa Styren thì một lượng nhỏ có thể xâm nhập qua da.
Trong Báo cáo về chất gây ung thư, phát hành ngày 10/6/2011 của Chương trình Chất độc quốc gia của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ liệt kê, Styren là một loại có thể khiến con người bị ung thư. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) cũng đã xác định rằng Styren là một chất có thể gây ung thư.
Styren được liệt kê dự đoán là một chất gây ung thư vì nó có liên quan đến bệnh bạch cầu, ung thư hạch, máu và ung thư tủy xương. Nó cũng liên quan đến tổn thương di truyền và tăng nguy cơ ung thư thực quản và tuyến tụy.
Tiếp xúc nghề nghiệp với Styren có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương. Phơi nhiễm Styren có thể gây kích ứng mắt, mũi, cổ họng, và hệ thống hô hấp. Phơi nhiễm Styren còn có thể gây ra đau đầu, suy nhược, chóng mặt, lú lẫn, buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, cảm giác say rượu và thiếu tỉnh táo.
Tiếp xúc Styren cũng có thể gây buồn nôn, đau bụng, da nhạy cảm, viêm da, hen suyễn, các hiệu ứng dạ dày, trầm cảm, có vấn đề về tập trung và cân bằng.
Styren là một chất lỏng, ra môi trường bay hơi ảnh hưởng đến hệ hô hấp, thần kinh. Hít nhiều thì váng đầu nôn mửa khó chịu. Ăn vào cơ thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa. Tiếp xúc lâu ngày có thể dẫn tới ung thư.
Tiếp xúc lâu dài với Styren có thể gây ra bệnh não, tổn thương gan, tổn thương mô thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng thận, hen suyễn nghề nghiệp, thiệt hại cho hệ thần kinh trung ương, thính giác kém, mù màu, và ảnh hưởng đến sinh sản. Tiếp xúc qua da với quá nhiều Styren lỏng có thể gây bỏng.
Xử lý ra sao khi nước nhiễm Styren?
Mặc dù rất độc hại nhưng rất tiếc là việc xử lý nguồn nước nhiễm Styren hay một số chất hóa học khác trong nguồn nước vô cùng tốn kém và công nghệ xử lý nước mặt của Việt Nam hầu như không thể xử lý hoàn toàn chất độc Styren.
Ông Phùng Chí Sỹ cho rằng việc xử lý nguồn nước nhiễm Styren là bất khả thi vì: "Các nhà máy nước hiện nay ở Việt Nam không có phương tiện xử lý chất độc này. Công nghệ làm sạch nước bình thường của họ không xử lý được vì không có hệ thống hấp thụ mùi và hấp thụ độc. Tất cả các nhà máy nước hiện nay chỉ lắng độ đục sau đó khử trùng nước bằng clo.
Chỉ có thể dùng biện pháp than hoạt tính nhưng biện pháp đó rất đắt, nhà máy nước dùng phương pháp này thì lỗ mà dân lại phải mua với giá nước quá đắt. Do đó chỉ còn cách là bảo vệ nguồn nước".
Nhà máy không thể xử lý triệt để thì người dân càng phải cẩn trọng hơn với chất này. Tốt nhất không dùng nước nhiễm Styren để ăn uống, chỉ dùng để tắm giặt.
Như vậy có thể thấy, mỗi người chúng ta luôn luôn phải chủ động trong việc phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình trước những vấn đề phát sinh đột ngột.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Mamavica là sản phẩm thuận tự nhiên an toàn, lành tính tiên phong ứng dụng công nghệ sinh học Bio Organic cho các mẹ trước, trong và sau sinh, người thiếu máu. Mamavica bổ sung bộ ba dưỡng chất vàng bao gồm: Sắt, DHA và Acid Folic được kết hợp trong một công thức tối ưu cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi, mẹ bỉm, người thiếu máu.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Sự ra đời của Scumin Gold là bước cải tiến đột phá mới bắt nguồn từ thành công của sản phẩm Scumin. Với công thức hoàn hảo kết hợp thành tỷ lệ vàng đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng của trẻ nhỏ, Scumin Gold hỗ trợ giúp ăn ngon, tăng cường tiêu hóa và bổ sung các vitamin cùng khoáng chất cho sức khỏe.
Scumin Gold là thành tựu nghiên cứu tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ sinh học vào dược phẩm tại Việt Nam. Kế thừa thành công của dòng sản phẩm Scumin trước đây, phiên bản Scumin Gold là dòng cốm dinh dưỡng cung cấp các vi chất sinh học hữu cơ từ mầm đậu xanh độc quyền bao gồm kẽm, selen, đồng, mangan và đặc biệt là công thức các vitamin nhóm B, C theo tỷ lệ vàng chuẩn châu Âu.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio.
Cụm từ “trẻ biếng ăn bổ sung kẽm” luôn là một chủ đề “hot” được bàn luận rôm rả trên các diễn đàn, hội nhóm bỉm sữa. Nhiều bố mẹ đã lựa chọn kẽm sinh học cho con. Đây chính dòng kẽm mới xuất hiện trên thị trường nhưng đã sớm khẳng định được vai trò và những ưu điểm vượt trội so với các dòng kẽm trước đây. Hãy cùng VHN Bio tìm ra lý do vì sao kẽm sinh học lại đáng được yêu thích như vậy qua bài viết dưới đây.
Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé