vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Nuôi con còi - Bao giờ mới hết lo ?

21/10/2019   2406 lượt xem

Chăm con là bài học vỡ lòng của hành trình làm mẹ. Cân nặng, chiều cao, sức khỏe của con là những thang điểm mà người mẹ nào cũng muốn mình đạt điểm giỏi. Nhưng bài học làm mẹ vỡ lòng không đơn giản, dù chăm con đầu lòng hay con thứ thì độ khó vẫn như nhau, mỗi “học sinh mẹ” lại được giao bài tập khó khác nhau.

 

Sau khi sinh mẹ nào cũng muốn nuôi bé khỏe lại thích bụ bẫm bởi chẳng ai muốn nghe loáng thoáng câu nói “con bạn còi quá”. Nếu bạn có một đứa con còi, thì áp lực làm mẹ của bạn tăng gấp đôi, gấp ba so với những mẹ có con “bình thường”. Tuy nhiên, liệu thực sự còi là có thể dễ nhận biết như vậy? Liệu nếu con còi thật sự thì cha mẹ nên lo lắng điều gì?

 

 

Khái niệm "CÒI" thực sự là gì?

 

 

Còi hay nhỏ con, ốm yếu là những cụm từ mà nhiều cha mẹ ám chỉ những bé có chiều cao hoặc cân nặng thấp hơn các bé khác, thậm chí 1 số bé lộ xương sườn thì nhiều bậc phụ huynh gắn thêm "còi xương" cho bé.

 

Để đánh giá sự "còi" là cần 1 quy trình đánh giá 3 tháng hoặc ít nhất là kiểm tra tỷ lệ trọng lượng trong 1 thời điểm phát triển chiều cao vượt bậc.

 

 

 

 

Dưới đây là 2 cách theo dõi diễn biến chậm tăng trưởng, trước khi gọi là "còi":

 

-  Nếu trẻ có chiều hướng giảm cân nặng trong 3 tháng gần nhất và chiều cao đứng hoặc giảm cùng với cân nặng thì có thể gọi là chậm tăng trưởng, chưa gọi là còi. Còi là giai đoạn sau của giai đoạn chậm tăng trưởng nếu kéo dài trên 6 tháng.

 

-  Nếu trẻ tăng trưởng chậm hoặc giảm trong những thời điểm có sự phát triển chiều cao vượt bậc: trước 18 tháng tuổi, trước 3 tuổi, trước 5 tuổi và dậy thì bé gái và bé trai.

 

Can thiệp dinh dưỡng trong giai đoạn chậm tăng trưởng vẫn sẽ giúp trẻ phục hồi 100%, không để lại di chứng. Trong giai đoạn Còi thì tỷ lệ phục hồi sẽ thấp hơn và khó hơn vì sẽ gắn liền với mất hứng thú thức ăn, nhưng vẫn có thể phục hồi tốt nếu kết hợp liệu pháp dinh dưỡng và tâm lý trong hành vi ăn uống.

 

 

Tâm lý của người mẹ có con còi

 

 

Đang nuôi một đứa con còi thì thực sự bạn phải tham gia vào một cuộc chiến. Vào những năm đầu tiên, bạn phải đấu tranh với bản thân: nhồi ăn thật nhiều hay là để cho con tự giác lựa chọn, uống thuốc bổ hay là để con phát triển tự nhiên, chế độ ăn nhiều dinh dưỡng hay thanh đạm để dễ hấp thu. Sau khi bạn đã yên lòng chấp nhận là con bạn rất là còi, vô phương cứu chữa và tự an ủi là con mình nhanh nhẹn, vận động tốt, có thể ăn thoải mái mà không lo béo phì hay dậy thì sớm, bạn sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến khác, với những người không thừa nhận còi là một ưu điểm. Và đứa trẻ của bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều những ánh mắt thương hại, hoặc dè bỉu, hoặc khinh thường, những lời nói dễ gây tổn thương như: Còi thế này không biết có làm được không, Mẹ ăn hết phần con rồi à, Chắc con lười ăn lắm phải không…

 

 

Nuôi con còi – Cần kiên nhẫn và khoa học

 

 

Còi không phải là một điều ghê gớm và không còn cách giải quyết. Bé sơ sinh trong 3 tháng đầu tăng cân nhanh và nhiều nhất, khoảng từ 700 gr – 1kg. Từ 6-12 tháng trẻ tăng cân chậm lại. Từ 1 tuổi đến dậy thì tăng rất chậm, mỗi năm chỉ tăng 1-2 kg. Đánh giá dinh dưỡng của bé dựa vào chiều cao và vòng đầu, không nên chỉ dựa vào cân nặng. Để xác định bé suy dinh dưỡng hay không cần theo dõi trong 1 khoảng thời gian dài cùng các chỉ số khác, chứ không thể dựa vào cân nặng trong thời điểm ngắn mà vội vàng kết luận.

 

Chế độ dinh dưỡng

 

-  Sắt: Nhu cầu sắt hàng ngày được đáp ứng thông qua chế độ ăn giàu sắt và sắt có giá trị sinh học cao. Thức ăn giàu sắt có nguồn gốc động vật như thịt bò, tiết bò, trứng gà, trứng vịt, tim lợn, gan gà...

 

-  Kẽm: Kẽm cần thiết cho sự tăng trưởng cả cân nặng và chiều cao của cơ thể. Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác. Thực phẩm nhiều kẽm là tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng...).

 

-  Canxi: Rất cần cho lứa tuổi dậy thì vì tốc độ tăng trưởng chiều cao rất nhanh, nhu cầu canxi nhiều, vì vậy, nhu cầu canxi là 1000mg/ngày. Canxi cùng với phospho để duy trì và hình thành bộ xương, răng vững chắc.

 

-  Vitamin A: Cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường, tăng cường khả năng miễn dịch, giảm tỷ lệ nhiễm trùng và tử vong. VitaminA có nhiều trong thức ăn động vật như gan, trứng, sữa...; thức ăn thực vật cung cấp nguồn caroten như rau xanh, gấc, quả màu vàng.

 

-  Vitamin C: giúp hấp thu và sử dụng sắt, canxi và axit folic. Ngoài ra, nó còn có chức năng chống dị ứng, tăng khả năng miễn dịch, kích thích tạo dịch mật, bảo vệ thành mạch. Vitamin C có nhiều trong các loại rau xanh, quả chín.

 

 

 

Cách chăm trẻ giúp tăng cân nhanh

 

Bữa chính chất lượng

 -  Chọn loại thực phẩm tươi ngon, rõ nguồn gốc

 

 -  Cho trẻ ăn chín, uống sôi. Nếu bạn đã nấu và để quá ba giờ thì phải hâm lại trước khi cho trẻ ăn. Không cho trẻ ăn thức ăn để qua đêm.

 

 -  Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, đảm bảo cung cấp năng lượng cho trẻ cao hơn bình thường, bởi khi suy dinh dưỡng, trẻ không chỉ cần năng lượng để hoạt động mà còn cần thêm dinh dưỡng để cấu thành và phát triển cơ thể: nếu bé đang giai đoạn bú mẹ cần duy trì đến khi bé được 18-24 tháng tuổi. Nếu bé được 1-2 tuổi cần cho ăn thêm bốn bữa/ngày kết hợp bú mẹ. Và trẻ từ 3-6 tuổi thì cho ăn 5-6 bữa/ngày.

 

 -  Chú ý phản ứng bé khi ăn để có thể điều chỉnh nêm nếm thức ăn sao cho hợp lý.

 

 -  Nhớ cho thêm dầu mỡ vào thức ăn để tăng thêm năng lượng, cũng như giúp hấp thu hiệu quả các vitamin tan trong dầu.

 

Thường xuyên đổi món

-  Cần thay đổi thường xuyên những món ăn để bé hấp thu dễ và không có phản ứng chán ăn, giúp bé nhận biết được các mùi vị để không bị hành thành tính kén cá chọn canh về sau này.

 

 

 

Không ép bé ăn

-  Việc ép bé ăn hết một lượng thức ăn nhất định sẽ làm bé càng muốn chống lại và càng không muốn ăn. Hãy bình tính xem xét xem bé thích ăn khẩu vị ra sao, thực phẩm như thế nào và phải luôn tạo một không khí vui tươi khi ăn. Bạn nên chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần, và đặc biệt nếu bé không ăn không được dọa nạt bé.

 

 

Con ăn ngon miệng, lớn nhanh, khỏe mạnh không phải là thành tích của mẹ mà là sự nỗ lực của cả hai mẹ con. Hãy gửi đến tất cả những người mẹ mỗi ngày hạnh phúc khi nhìn con lớn lên khỏe mạnh tăng được vài gram, cao được vài cm một lời khen ngợi và cổ vũ: Mẹ ơi! Mẹ thật giỏi!

 

Đừng so sánh sánh con mình với con nhà hàng xóm, cũng đừng so sánh bản thân mình với những người mẹ đang nuôi con “bụ” khác. Chỉ làm mẹ thôi đã quá áp lực và căng thẳng rồi, đừng thêm gì nữa cả!

 

 

Để giúp các bậc phụ huynh dễ dàng hơn trong việc chăm sóc con cái, đặc biệt giúp cho các bạn nhỏ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh và phát triển toàn diện, VHN Bio xin giới thiệu với cha mẹ sản phẩm Scumin - Scumin là công thức nâng cấp giúp bổ sung các vi chất thiết yếu và các dưỡng chất quý giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, ăn ngon miệng, tăng cường hấp thu. Scumin là dòng sản phẩm ưu việt với trẻ nhỏ, khác biệt so với các dòng sản phẩm cùng công năng khác trên thị trường:

 

- Nguồn khoáng vi lượng sinh học hữu cơ có nguồn gốc 100% thực vật.

- Khả năng hấp thu cao, sinh khả dụng cao.

- Không để lại dư thừa trong cơ thể, tự đào thải trong 10h đồng hồ.

- An toàn lành tính, không gây ra tác dụng phụ.

- Hỗ trợ và phục hồi sức khỏe thuận tự nhiên.

- Cải thiện về mùi vị giúp trẻ hứng thú hơn với việc sử dụng sản phẩm.

 

Để được hướng dẫn sử dụng Scumin đúng tình trạng với liều lượng và liệu trình phù hợp, mời các bậc phụ huynh liên hệ về Hotline 1800.6585 hoặc nhắn tin về Fanpage Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, để được các dược sĩ dày dạn kinh nghiệm tư vấn thêm.

Bài viết liên quan

11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian

Làm thế nào để cắt, giảm cơn ho cho trẻ là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm hiện nay, đặc biệt khi đang trong thời điểm giao mùa. Liệu thuốc kháng sinh có phải phương án duy nhất để mẹ lựa chọn hay bên cạnh đó còn các phương án khác? Trong bài này, mẹ hãy cùng VHN Bio tìm hiểu về 11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian.

List 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé các mẹ rủ nhau mua

Các câu hỏi đặt ra như sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé loại nào tốt luôn khiến ba mẹ đau đầu, khi hiện nay có hàng trăm loại sản phẩm và các bài viết review quảng cáo vô tội vạ. Trong bài viết này, VHN Bio sẽ gửi tới các mẹ những đánh giá chi tiết từ A-Z về TOP 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ được yêu thích và sử dụng nhiều nhất hiện nay.

[TOP 5] Thuốc tăng đề kháng cho trẻ mẹ tin dùng 2024

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm thuốc tăng đề kháng cho trẻ đến từ các thương hiệu khác nhau trên thị trường. Tuy nhiên sản phẩm nào tốt và phù hợp với các con thì không phải mẹ nào cũng rõ. Hãy cùng VHN Bio điểm qua 5 loại thuốc tăng cường sức đề kháng cho trẻ được nhiều mẹ tin dùng nhất hiện nay.

Rôm sảy - Những điều cần biết cùng chuyên gia VHN Bio

Rôm sảy thường trông giống như những vết mụn nhỏ có màu đỏ hoặc trắng ở trên da. Các bọc mụn này chứa đầy chất lỏng, xuất hiện ở bất kì nơi nào mà cơ thể đổ mồ hôi nhiều như dưới ngực, háng và mặt. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ bị rôm sảy nhất. Cùng các chuyên gia của VHN Bio tìm hiểu rõ hơn về rôm sảy ở dưới đây nhé. 

 

 

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé