vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Phân biệt viêm phế quản cấp và mãn tính để có cách phòng bệnh hiệu quả

15/10/2020   1864 lượt xem

Viêm phế quản là tình trạng viêm đường dẫn khí của cơ thể. Trong viêm phế quản, ống phế quản của đường hô hấp bị các tác nhân vi khuẩn, virus xâm nhập. Có hai dạng: viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính. Đây là một bệnh lý thường xuyên gặp phải: Mỗi năm có hàng trăm triệu người bị viêm phế quản trên toàn thế giới.

1. Những điều nên làm khi bị viêm phế quản

Viêm phế quản cấp tính có thể tự lành sau khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bị ho hoặc mệt mỏi kéo dài. Cách để cải thiện các triệu chứng là tăng cường sức đề kháng của cơ thể, bằng cách:

- Uống đủ nước, tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày.

- Ngủ đủ giấc.

- Không hút thuốc lá.

- Ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất.

- Ngăn ngừa những tác nhân gây kích thích đường hô hấp, không tiếp xúc với khói, bụi, chất tẩy rửa.

- Xông hơi có thể làm lỏng chất nhầy sót lại trong phổi và làm giảm các triệu chứng khó chịu của viêm phế quản.

 

 

> XEM THÊM:

- Cách chữa viêm đường hô hấp ở trẻ em an toàn tại nhà

- Dấu hiệu viêm đường hô hấp ở trẻ và kinh nghiệm xử lý

- Viêm phế quản biểu hiện như thế nào? Giúp mẹ nhận diện để phòng và điều trị kịp thời

 

2. Điểm danh những nguyên nhân gây viêm phế quản

Thông thường, khi thở, không khí đi vào phế quản rồi đến phế nang của phổi. Chức năng của phế nang là đảm bảo oxy không khí được hấp thụ trong cơ thể. Mặt trong của phế quản được lót bằng màng nhầy. Nếu phế quản bị nhiễm trùng, màng nhầy bắt đầu tiết ra nhiều chất nhầy hơn.

Viêm phế quản có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:

- Viêm phế quản cấp tính là hậu quả của virus gây cúm, cảm lạnh. Nhiễm trùng sẽ biến mất sau một thời gian.

- Nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như viêm amidan, đôi khi cũng dẫn đến viêm phế quản cấp tính

Hầu hết trong các trường hợp, viêm phế quản bắt nguồn do cơ thể hít phải hơi độc hại, khói bụi và những nơi không khí ô nhiễm. Nguyên nhân chính gây COPD (Viêm phế quản mãn tính) là hút thuốc lá.

 

 

3. Các triệu chứng viêm phế quản

Cả viêm phế quản cấp tính và mãn tính đều có thể nhận biết được thông qua một số triệu chứng như:

- Ho dai dẳng, tiết chất nhầy, đờm màu vàng hoặc xanh.

- Thở gấp, thở khó do không khí tắc nghẽn bởi chất nhầy.

- Đau ngực, hồi hộp, lo lắng.

- Sốt.

Viêm phế quản cấp kéo dài có thể trở thành mãn tính. Trong những trường hợp đó, các phế quản liên tục bị nhiễm trùng và kích thích. Chức năng phổi dần kém đi và trong trường hợp xấu nhất, khí phế thũng hình thành gây tổn thương các phế nang của phổi. Nguyên nhân chính gây viêm phế quản mãn tính là do hút thuốc lá. Màng nhầy sản xuất nhiều hơn bình thường khiến cơ thể ho nhiều.

Các triệu chứng của viêm phế quản mãn tính:

- Ho nhiều, đặc biệt là buổi sáng, khi nhiệt độ thay đổi hoặc khi gắng sức.

- Ho ra ít chất nhầy nhưng dai.

 

4. Sự khác biệt giữa viêm phế quản cấp tính và mãn tính

Có một vài điểm khác biệt giữa viêm phế quản mãn tính và cấp tính. Viêm phế quản cấp tính diễn tiến nhanh và thường tự khỏi trong vòng hai tuần. Ngược lại, viêm phế quản thường xuyên tái đi tái lại nhiều lần, mặc dù các triệu chứng có cải thiện nhưng các cơn ho luôn quay lại.

Với viêm phế quản cấp tính, nhiễm trùng của phế quản phát triển sau khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm. Viêm phế quản mãn tính có thể do virus, vi khuẩn nhưng phần lớn là do hút thuốc.

 

5. Viêm phế quản có lây không?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm mà viêm phế quản có hoặc không lây. Nếu viêm phế quản do ô nhiễm không khí, hít phải khói thuốc, dị ứng thì không lây do phế quản không bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Với bệnh viêm phế quản do các tác nhân như vi khuẩn, virus sẽ có cơ hội lây truyền cho người khác thông qua ho. Những người có sức đề kháng kém dễ dàng bị nhiễm và lây viêm phế quản.

 

6. Điều trị viêm phế quản

Viêm phế quản mãn tính hay COPD là một bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng cần được theo dõi y tế thường xuyên. Hãy thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ khi điều trị, đặc biệt khi bạn đau ngực, khó thở, đau khi ho hay ho ra máu, chất nhầy gỉ sắt… Các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng và chỉ định xem có cần điều trị kháng sinh hay không. Trong trường hợp lo lắng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giãn phế quản.

Lời khuyên quan trọng nhất đối với bệnh viêm phế quản là:

- Bỏ thuốc lá.

- Cải thiện môi trường sống, tránh những môi trường ẩm ướt ảnh hưởng sức đề kháng và làm bệnh nặng thêm.

- Mặc quần áo ấm.

- Thường xuyên đi ra ngoài và hít thở không khí trong lành.

- Tránh xa những khu vực ô nhiễm.

- Chú ý tư thế của bạn, đặc biệt là khi ngồi làm việc. Nằm co ro làm cản trở hô hấp ở phổi. Hãy ngồi thẳng lưng và vai về phía sau.

- Tham khảo ý kiến bác sĩ để được lời khuyên tốt nhất.

 

 

7. Lời khuyên dinh dưỡng cho bệnh viêm phế quản

Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhẹ, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, tốt nhất là những thực phẩm hữu cơ.

- Tránh các loại thực phẩm nhiều thịt và các sản phẩm từ thịt.

- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, rau xanh, rau màu cam, trái cây.

- Vitamin C  cũng rất quan trọng

- Hạn chế sử dụng các sản phẩm sữa do chúng kích thích sản xuất chất nhầy.

- Tránh uống đồ nóng và các bữa ăn nặng vào buổi tối.

 

 

Viêm phế quản là tình trạng viêm đường hô hấp thường xuyên diễn ra, ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe mỗi người. Vì vậy, hãy đảm bảo trang bị đủ kiến thức trong việc chăm sóc bản thân, nâng cao sức đề kháng của cơ thể và tránh xa các tác nhân gây bệnh. Để được hỗ trợ tư vấn và lựa chọn sản phẩm điều trị viêm phế quản an toàn, hiệu quả, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Nguồn tài liệu tham khảo từ Avogel.ca

 

Bài viết liên quan

Nguyên nhân gây đau rát họng ở trẻ là gì? Các cách cải thiện hiệu quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Đau rát họng là triệu chứng điển hình của các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Tình trạng này không nguy hiểm nhưng gây khó chịu, đặc biệt với trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây đau rát họng ở trẻ là gì và làm sao để cải thiện? Tất cả được giải đáp qua bài viết sau.

Lưu ngay các cách trị đau họng rát cổ tại nhà hiệu quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Một người có thể có các triệu chứng đau họng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy theo nguyên nhân mà có các biện pháp điều trị và cải thiện phù hợp. Bài viết này sẽ chia sẻ về nguyên nhân và các cách trị đau họng rát cổ hiệu quả ngay tại nhà.

Mẹ chú ý phòng các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên thường gặp vào giao mùa đông xuân

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là bệnh thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Trung bình một đứa trẻ khỏe mạnh mỗi năm có khoảng 6 lần mắc bệnh viêm đường hô hấp. Đặc biệt, vào thời điểm giao mùa đông xuân này, mẹ cần chú ý để phòng bệnh hiệu quả cho con.

Tất tần tật những điều cần biết về bệnh viêm hô hấp trên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lương Thảo - Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Viêm hô hấp trên là tình trạng thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn, nhất là thời điểm giao mùa thu đông, đông xuân. Cùng trang bị các kiến thức cần thiết về bệnh viêm hô hấp trên để có các cách điều trị và phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhé!

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé