vhn.bio@gmail.com

Thứ 2 - Thứ 7: 8.00 - 17.30

CSKH: 0936.653.545

Phương pháp ăn dặm truyền thống cho bé hiệu quả, con ăn ngon lớn khỏe

08/08/2020   2655 lượt xem

Ăn dặm là quá trình chuyển đổi giữa việc bú mẹ sang các loại thực phẩm khác ở trẻ để giúp cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu cho các hoạt động và sự phát triển của trẻ. Hiện nay có rất nhiều phương pháp ăn dặm khác nhau trong giới bỉm sữa, trong đó có phương pháp ăn dặm truyền thống cho bé. Mặc dù không còn được phổ biến như trước, nhưng phương  pháp này vẫn đang được rất nhiều người mẹ Việt Nam chọn lựa cho trẻ.

1. Dấu hiệu bước sang giai đoạn ăn dặm của trẻ

Trẻ có thể bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 6. Bởi theo tổ chức y tế thế giới WHO, lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển tương đối hoàn chỉnh để có thể hấp thu được các loại thực phẩm phức tạp hơn sữa mẹ. Những dấu hiệu mẹ có thể nhận thấy khi trẻ sẵn sàng ăn dặm như:

- Trẻ đói nhiều hơn, lượng bú sữa mẹ tăng lên.

- Bé mất ngủ nhiều hơn, hay quấy khóc do đói đòi ăn. Đây có thể là dấu hiệu trẻ cần được bổ sung thêm thực phẩm.

- Miệng trẻ hay chóp chép, bắt chước động tác nhai của bố mẹ.

- Trẻ đã có khả năng ngồi vững.

- Trẻ thích gặm và đưa các đồ vật lên miệng.

> XEM THÊM:

- Mẹ nên cho bé ăn gì qua các thời kỳ ăn dặm của trẻ?

- Trẻ ăn dặm sớm tác hại như thế nào?

- Bổ sung dinh dưỡng ăn dặm cho bé 1 tuổi

 

2. Ăn dặm truyền thống cho bé là gì?

Ăn dặm truyền thống là phương pháp ăn dặm mà các loại thực phẩm của trẻ sẽ được nấu và trộn chung với nhau. Các mẹ thường sử dụng nước xương ninh, thịt, cá, rau củ xay nhuyễn cho trẻ… Việc ăn dặm truyền thống không phân biệt các loại thực phẩm và độ thô theo từng giai đoạn ăn dặm như những phương pháp khác.

2.1. Ưu điểm của ăn dặm truyền thống

- Ăn dặm truyền thống giúp trẻ có khả năng ăn được số lượng lớn thực phẩm, từ một đĩa hay một bát bột. Nhờ vậy, trẻ tăng cân đều hơn.

- Ăn dặm chế biến đơn giản, tốn ít chi phí.

- Tiết kiệm thời gian và công sức cho mẹ.

 

2.2. Nhược điểm của ăn dặm truyền thống

- Ăn dặm theo phương pháp này khiến trẻ không cảm nhận được mùi vị của từng loại thực phẩm riêng, không hình thành được khẩu vị và kích thích vị giác, khứu giác. Trẻ dễ chán ăn, biếng ăn hơn.

- Thức ăn xay nhuyễn khiến trẻ giảm khả năng ăn thô, ăn nhai.

- Mẹ mất công khi cho trẻ ăn, phải dẫn trẻ đi rong, thu hút chú ý của trẻ, dùng các thiết bị điện tử cho trẻ…

- Mặc dù đảm bảo được lượng thức ăn nhưng ăn dặm truyền thống ép trẻ ăn có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, đầy bụng ở trẻ.

 

3. Một số nguyên tắc khi cho trẻ ăn dặm truyền thống

- Để trẻ ăn dặm tốt nhất, mẹ cần xác định thời điểm thích hợp để cho trẻ ăn dặm, không cho ăn quá sớm hay quá muộn.

- Cho trẻ ăn dặm từ ít tới nhiều, từ loãng tới đặc và từ đồ nhuyễn đến độ thô tăng dần.

- Thực phẩm ăn dặm cho trẻ đảm bảo đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất: đường bột – chất đạm – chất béo – vitamin và chất xơ.

- Cho trẻ ăn theo nhu cầu, không ép trẻ ăn, không dọa nạt

- Hạn chế dẫn bé đi rong, xem tivi hay thiết bị điện tử khi ăn uống

- Thay đổi đa dạng thực đơn ăn dặm và kết hợp các phương pháp ăn dặm

- Ăn  dặm là bữa ăn cung cấp thêm dinh dưỡng cho trẻ, ngoài ra bé vẫn cần bú sữa mẹ trong 2 năm đầu đời.

 

3.1. Cho trẻ ăn dặm truyền thống đúng cách

Khi cho bé ăn dặm, mẹ nên chia thành các giai đoạn:

Giai đoạn 1: Cho trẻ làm quen với thức ăn

Trong giai đoạn này, mẹ cho bé làm quen với thức ăn dặm bằng các loại thực phẩm được chế biến kỹ, lọc rây và hoặc xay nhuyễn thành hỗn hợp mềm mịn. Mẹ cũng có thể cho bé ăn các món bột nấu với các loại thịt gà, lợn, bò…. Tăng nguồn dinh dưỡng cho trẻ.

Giai đoạn 2: Từ 7 đến 9 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, mẹ nên cho trẻ ăn một bữa cháo và các bữa bột trong ngày. Cháo cần được đánh nhuyễn cho trẻ ăn. Đồng thời, cho bé ăn thêm các loại cua, cá nhằm bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Nếu trẻ mọc răng biếng ăn, mẹ không nên ép trẻ ăn.

Giai đoạn 3: Trẻ từ 9 đến 12 tháng

Bé ăn dặm từ 9 đến 12 tháng có thể cho ăn cùng gia đình. Mẹ có thể thay thế bột bằng các loại cháo hạt, kèm với các loại thức ăn xay nhuyễn.

Giai đoạn 4: Trẻ trên 1 tuổi

Giai đoạn này con đã có thể ăn hầu hết các loại thức ăn dặm. Vì vậy, mẹ nên chuyển từ các thực phẩm xay mịn sang băm, tăng dần độ thô cho trẻ ăn uống tốt hơn, tập kỹ năng nhai, nuốt.

 

3.2. Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm

Trẻ ăn dặm cần được cung cấp thêm các chất dinh dưỡng bên ngoài bởi sữa mẹ đã không còn đủ cho trẻ. Chính vì vậy, bên cạnh việc ăn dặm, mẹ cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm bảo vệ sức khỏe để đảm bảo vi chất cho con trẻ. Mẹ đặc biệt lưu ý các vi khoáng quan trọng cho trẻ trong giai đoạn này như kẽm, selen, đồng, mangan hay sắt...

Viện Dinh dưỡng VHN Bio xin giới thiệu đến các mẹ dòng sản phẩm Scumin - cung cấp dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm. Sản phẩm bổ sung các khoáng vi lượng thiết yếu có nguồn gốc 100% thực vật như kẽm, selen, đồng, mangan... hiệp đồng công dụng với các dưỡng chất quan trọng như beta – glucan, tảo xoắn Spirulina, gừng, lysine và thành phần EX-CUMIN® độc quyền... giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm tình trạng hay ốm vặt ở trẻ, kích thích vị giác một cách tự nhiên, khôi phục cảm giác thèm ăn, là cách giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Scumin là dòng sản phẩm ưu việt với trẻ nhỏ, khác biệt so với các dòng sản phẩm cùng công năng khác trên thị trường:

- Nguồn khoáng vi lượng sinh học hữu cơ có nguồn gốc 100% thực vật.

- Khả năng hấp thu cao, lên tới 95%.

- Không để lại dư thừa trong cơ thể, tự đào thải trong 10h đồng hồ. 

- An toàn lành tính, không gây ra tác dụng phụ.

- Hỗ trợ và phục hồi sức khỏe thuận tự nhiên.

- Cải thiện về mùi vị giúp trẻ hứng thú hơn với việc sử dụng sản phẩm.

 

Bố mẹ hãy trở thành những người bác sĩ thông thái trên con đường phát triển của con trẻ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong suốt quá trình ăn dặm của bé, mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn / Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.  

 

Bài viết liên quan

11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian

Làm thế nào để cắt, giảm cơn ho cho trẻ là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm hiện nay, đặc biệt khi đang trong thời điểm giao mùa. Liệu thuốc kháng sinh có phải phương án duy nhất để mẹ lựa chọn hay bên cạnh đó còn các phương án khác? Trong bài này, mẹ hãy cùng VHN Bio tìm hiểu về 11 cách trị ho cho trẻ dứt điểm, an toàn theo dân gian.

List 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé các mẹ rủ nhau mua

Các câu hỏi đặt ra như sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé loại nào tốt luôn khiến ba mẹ đau đầu, khi hiện nay có hàng trăm loại sản phẩm và các bài viết review quảng cáo vô tội vạ. Trong bài viết này, VHN Bio sẽ gửi tới các mẹ những đánh giá chi tiết từ A-Z về TOP 7 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ được yêu thích và sử dụng nhiều nhất hiện nay.

[TOP 5] Thuốc tăng đề kháng cho trẻ mẹ tin dùng 2024

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm thuốc tăng đề kháng cho trẻ đến từ các thương hiệu khác nhau trên thị trường. Tuy nhiên sản phẩm nào tốt và phù hợp với các con thì không phải mẹ nào cũng rõ. Hãy cùng VHN Bio điểm qua 5 loại thuốc tăng cường sức đề kháng cho trẻ được nhiều mẹ tin dùng nhất hiện nay.

Rôm sảy - Những điều cần biết cùng chuyên gia VHN Bio

Rôm sảy thường trông giống như những vết mụn nhỏ có màu đỏ hoặc trắng ở trên da. Các bọc mụn này chứa đầy chất lỏng, xuất hiện ở bất kì nơi nào mà cơ thể đổ mồ hôi nhiều như dưới ngực, háng và mặt. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ bị rôm sảy nhất. Cùng các chuyên gia của VHN Bio tìm hiểu rõ hơn về rôm sảy ở dưới đây nhé. 

 

 

Đăng ký tư vấn

Mẹ để lại thông tin để bác sĩ, dược sĩ VHN hỗ trợ nhé